Xây dựng chính sách về xuất xứ hàng hóa nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N.Linh |
Chính sách phù hợp với thực tiễn
Vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch Covid-19, với nhiều nội dung quy định nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh có ảnh hưởng nặng nề trên toàn thế giới. Chẳng hạn như gia hạn thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (doanh nghiệp được nộp C/O trong thời gian 1 năm kể từ ngày cấp); chấp nhận C/O sử dụng chữ ký, con dấu điện tử hoặc bản chụp/ bản scan C/O để nộp cơ quan hải quan.
Hiện nay Tổng cục Hải quan đang tiếp tục ghi nhận các ý kiến góp ý của các cục hải quan tỉnh, thành phố, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan có liên quan để hoàn thiện dự thảo trình Bộ Tài chính ban hành. Qua đó góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, cũng như đảm bảo ưu đãi cho doanh nghiệp khi thực thi các Hiệp định Thương mại tự do. |
Năm 2021, Tổng cục Hải quan cũng báo cáo Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 07/2021/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Thông tư cũng kịp thời đưa ra chính sách giúp doanh nghiệp thuận lợi áp dụng chính sách ưu đãi.
Nhằm tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn thương mại và các cam kết quốc tế trong các FTA thế hệ mới, hiện nay Tổng cục Hải quan dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2018/TT-BTC; Thông tư 47/2020/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus Corona và Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Theo đó, dự thảo Thông tư sẽ quy định cụ thể hồ sơ, kiểm tra xác định trước xuất xứ; khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục, nội dung kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
C/O đóng vai trò quan trọng để hưởng thuế ưu đãi
Theo Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Đào Duy Tám, tại thời điểm Thông tư 38/2018/TT-BTC được ban hành, các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,...) chưa được ký kết để triển khai nên chưa có hướng dẫn tại thông tư này. Bên cạnh đó, cần pháp lý hoá một số hướng dẫn của Bộ Tài chính như về thời điểm nộp C/O, trừ lùi C/O cho hàng hóa gửi kho ngoại quan đang ở dạng công văn hướng dẫn. Do đó, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính để ban hành thông tư hợp nhất các Thông tư nêu trên.
Góp ý về xây dựng thông tư mới, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, Hiệp định RCEP có ý nghĩa rất lớn với ngành dệt may, để được hưởng thuế suất ưu đãi thì việc cấp C/O hết sức quan trọng. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhiều ý kiến của doanh nghiệp đã được ban soạn thảo tiếp thu. Tuy nhiên, trong nội dung của dự thảo Thông tư dẫn chiếu nhiều lần đến Thông tư 38/2018/TT-BTC, vì đây là Thông tư thay thế cần hạn chế dẫn chiếu các điều khoản cũ. Ngoài ra, khi Thông tư được ban hành và có hiệu lực cần có sự thống nhất trong cách hiểu và cách thực thi của các cục hải quan tỉnh, thành phố.
Thường xuyên tham gia cùng cơ quan Hải quan xây dựng chính sách, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá cao những nỗ lực của cơ quan Hải quan trong việc tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn thương mại, đồng thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tham gia cụ thể vào nội dung dự thảo, EuroCham đã đóng góp nhiều ý kiến về các quy định đối với C/O không ưu đãi; các trường hợp khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ; trường hợp được coi là vận tải trực tiếp... tại dự thảo Thông tư thay thế các thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm Thông tư 38/2018/TT-BTC, Thông tư 62/2019/TT-BTC, Thông tư 47/2020/TT0BTC và Thông tư 07/2021/TT-BTC.
Chẳng hạn dự thảo quy định các trường hợp khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ còn trường hợp có khác biệt về tên và số chuyến của phương tiện vận chuyển do thay đổi phương tiện vận chuyển (không thay đổi xuất xứ của hàng hóa và tính hợp lệ của chứng từ). Do đó, EuroCham đề nghị bổ sung thêm trường hợp cơ quan Hải quan có thể chấp nhận khác biệt trên chứng từ xuất xứ hàng hóa.
Bên cạnh đó, EuroCham cũng cho rằng dự thảo đang quy định các trường hợp được coi là vận tải trực tiếp, những chưa bao gồm trường hợp “Hàng hóa giữ nguyên chứng từ vận tải, cùng số vận đơn, số phương tiện vận tải, số seal của hãng vận chuyển”. Do đó, EuroCham đề nghị ban soạn thảo bổ sung vào dự thảo Thông tư.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan tập huấn tổ chức Đại hội Đảng các cấp
22:37 | 30/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK