Facebook Twitter youtube Tiktok

Xây dựng chính sách quản lý kích thích phát triển thương mại điện tử qua biên giới

(HQ Online) - Ngày 8/1, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo Nghị định quản lý hoạt động thương mại điện tử qua biên giới trong lĩnh vực hải quan. Hội thảo có sự tham gia của đại diện một số bộ, ngành và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
xay dung chinh sach quan ly kich thich phat trien thuong mai dien tu qua bien gioi Giải pháp chống lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
xay dung chinh sach quan ly kich thich phat trien thuong mai dien tu qua bien gioi Amazon hợp tác với T&T và SHB thúc đẩy phát triển thương mại điện tử
xay dung chinh sach quan ly kich thich phat trien thuong mai dien tu qua bien gioi Quản lý thuế thương mại điện tử: Khó chồng khó
xay dung chinh sach quan ly kich thich phat trien thuong mai dien tu qua bien gioi
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành phát biểu tại buổi hội thảo.

Tại hội thảo, hai nội dung chính được đưa ra tham vấn doanh nghiệp và các chuyên gia xung quanh nội dung Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XK, NK và dự thảo Nghị định quản lý hoạt động thương mại điện tử qua biên giới trong lĩnh vực hải quan.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, việc xây dựng chính sách liên quan đến hoạt động thương mại điện tử qua biên giới trong lĩnh vực hải quan trên cơ sở tạo thuận lợi thương mại. Khi doanh nghiệp khai báo thông tin đầy đủ, kịp thời thì cơ quan Hải quan sẽ có cơ chế để tạo thuận lợi, thông quan hàng hóa nhanh chóng.

Chính vì vậy, Phó Tổng cục trưởng đề nghị các bên tham gia hội thảo đóng góp ý kiến cụ thể trên tinh thần đó để ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu và hoàn thiện dự thảo trước khi trình các cấp.

Theo ban soạn thảo việc xây dựng cơ chế chính sách đối với hoạt động thương mại điện tử qua biên giới trong lĩnh vực hải quan là cần thiết, xuất phát từ bối cảnh thực tiễn.

Số liệu công bố của Statista (Hãng nghiên cứu thị trường của Đức), năm 2018, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt 2,269 tỷ USD và nằm trong top 6 nền thương mại điện tử có tốc độ phát triển cao nhất năm 2018. Theo đánh giá của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tại báo cáo về Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2018 thì tốc độ tăng trưởng trung bình năm của Việt Nam từ 25% đển 30%. Nếu Việt Nam vẫn duy trì mức độ tăng trưởng này thì quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan.

Cùng với đó, Sách trắng về thương mại điện tử do Bộ Công thương công bố cho thấy có đến 92% người dân sử dụng điện thoại di động để truy cập internet, tăng 3% so với 2017, trong khi đó chỉ có 75% sử dụng máy tính để truy cập internet. Thời gian truy cập internet trung bình mỗi ngày phổ biến từ 3-5 tiếng với tỷ lệ 30%. Đáng chú ý tỷ lệ trên 9 tiếng tăng vọt lên 24% so với 15% năm 2017.

Trên thực tế, di động là công cụ để đặt hàng trực tuyến phố biển nhất với 81%, cộng với đó chủ yếu người dân vẫn sử dụng website thương mại điện tử (TMĐT) để mua sắm 74%, tiếp theo là mạng xã hội với 36%, giảm so với 51% năm 2017, đặc biệt tín hiệu từ thiết bị di động tăng hơn 10% lên 52% so với năm 2017.

Điều này cho thấy việc phát triển TMĐT trên nền tảng di động được coi là “mảnh đất” màu mỡ, đầy tiềm năng. Theo Báo cáo "Kinh tế Internet Đông Nam Á 2018" do Google - Temasek thực hiện và công bố, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 được dự báo ở mức 43%, đưa Việt Nam trở thành nước có nền TMĐT tăng trường nhanh nhất khu vực. TMĐT đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều giá trị sản xuất và tiêu dùng mới, là động lực phát triển và lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số trong thời gian tới.

Từ thực tế đó, thương mai điện tử phát triển là tất yếu, vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần có các quy định cụ thể để tạo khuôn khổ pháp lý cho các bên tham gia hoat động giao dịch thương mại điện tử được thực hiện đúng quy định, nhanh chóng, thuận lợi.

Hiện nay, chính sách quản lý hoạt động giao dịch TMĐT đã có, tuy nhiên, các quy định còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại điện tử trong thời đại 4.0.

Theo ban soạn thảo, qua nghiên cứu về thực trạng của việc quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XK, NK tại Việt Nam cho thấy hệ thống pháp luật quy định riêng cho hàng hóa XK, NK giao dịch qua TMĐT chưa có, do đó, hoạt động này đang còn gặp nhiều khó khăn đối với các bên tham gia hoạt động thương mại điện tử cũng như đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý, xây dựng khung pháp lý cho hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XK, NK là cần thiết, cấp bách trong thời điểm hiện nay.

Trên cơ sở thực tiễn, tại dự thảo Đề án cũng như Nghị định, ban soạn thảo đã đưa ra các điều khoản cụ thể liên quan đến đối tượng điều chính; mô hình, phương thức quản lý; giải pháp quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XK, NK và tổ chức thực hiện…

Tại hội thảo các bên tham gia đã đóng góp ý kiến tập trung vào dự thảo Nghị định quản lý hoạt động thương mại điện tử qua biên giới trong lĩnh vực hải quan về các vấn đề: Hệ thống đối với hàng hóa XK, NK giao dịch qua thương mại điện tử; cung cấp thông tin về hàng hóa XK, NK; vấn đề miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền nộp thừa, ấn định thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa XK, NK giao dịch qua thương mại điện tử; kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK.

Các ý kiến tham gia đã được ban soạn thảo ghi nhận và tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo, đảm bảo tính phù hợp, kích thích sự phát triển của hoạt động TMĐT đối với hàng hóa XK, NK đồng thời cũng đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan.

N.Linh

Tin liên quan

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Giai đoạn 2020-2025, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25%/năm, dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Với nền tảng đó, TMĐT Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đạt quy mô 30 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Hàng nhập được giải phóng theo quy định có được lưu thông ra thị trường?

Hàng nhập được giải phóng theo quy định có được lưu thông ra thị trường?

Đó là thắc mắc của Công ty TNHH Vòi chữa cháy Quảng Châu liên quan đến việc giải phóng hàng hóa NK.
Mô hình "tam giác phối hợp": cần thiết trong kiến tạo chính sách

Mô hình "tam giác phối hợp": cần thiết trong kiến tạo chính sách

Các hiệp hội cần nâng cao năng lực nghiên cứu, phản biện chính sách để bổ trợ thêm cho doanh nghiệp; đồng thời, báo chí giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phản biện, là cầu nối hiệu quả với hiệp hội, doanh nghiệp trong kiến tạo chính sách.
Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Thực hiện chỉ đạo của Cục Hải quan về việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, Chi cục Hải quan khu vực XII tiến hành rà soát, tổng hợp thực tiễn thi hành và báo cáo đề xuất cụ thể, phù hợp với yêu cầu quản lý hiện nay.
Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Nhờ tự nguyện tuân thủ tốt pháp luật hải quan, nhiều doanh nghiệp được ưu tiên xử lý trước các thủ tục hành chính và được cơ quan Hải quan hỗ trợ, hướng dẫn về các biện pháp giảm thiểu hậu quả các lỗi, vi phạm trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, nhất là phòng tránh rủi ro trong chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu.
Hải quan Việt Nam tăng cường hợp tác với Hải quan Trung Quốc

Hải quan Việt Nam tăng cường hợp tác với Hải quan Trung Quốc

Ngày 22/7/2025, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Trần Đức Hùng đã tiếp xã giao đoàn đại biểu Hải quan Trung Quốc do ông Lâm Kiến Điền, Cục trưởng Cục Quản lý doanh nghiệp và Kiểm tra sau thông quan làm trưởng đoàn.
Hải quan khu vực III cải cách giảm thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Hải quan khu vực III cải cách giảm thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Trong phong trào thi đua của ngành Hải quan, một trong những nội dung trọng tâm được các đơn vị chú trọng thực hiện là cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và hoạt động thương mại. Những giải pháp được Chi cục Hải quan khu vực III triển khai là một trong số đó.
Hải quan Phú Yên về đích thu ngân sách sớm

Hải quan Phú Yên về đích thu ngân sách sớm

Dù mới trải qua hơn ½ chặng đường của năm 2025, nhưng với sự nỗ lực không ngừng, vượt khó của tập thể Hải quan Phú Yên (Chi cục Hải quan Khu vực XIV), đến nay đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nước cho cả năm 2025.
Hải quan Trảng Bàng: Bứt phá trong nửa đầu năm 2025

Hải quan Trảng Bàng: Bứt phá trong nửa đầu năm 2025

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức về địa bàn quản lý rộng và khối lượng công việc ngày càng tăng, Hải quan khu công nghiệp Trảng Bàng (Chi cục Hải quan khu vực XVII) đã đạt được những kết quả ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Hải quan La Lay đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu

Hải quan La Lay đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu

Hải quan cửa khẩu quốc tế La Lay (Chi cục Hải quan khu vực IX) đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần thu hút đầu tư qua địa bàn.
Cửa khẩu Chi Ma chuyển mình

Cửa khẩu Chi Ma chuyển mình

Từng là cửa khẩu nhỏ ít được nhắc đến, Chi Ma (Lạng Sơn) nay đang chuyển mình mạnh mẽ. Hạ tầng giao thông được mở rộng, doanh nghiệp đổ vốn đầu tư kho bãi hiện đại, quy trình thông quan nhịp nhàng – tất cả đang góp phần đưa Chi Ma trở thành điểm giao thương sôi động bậc nhất miền biên viễn.
Hải quan khu vực IV chủ động ứng trực phòng, chống bão số 3

Hải quan khu vực IV chủ động ứng trực phòng, chống bão số 3

Địa bàn do Chi cục Hải quan khu vực IV là Hưng Yên và Ninh Bình được dự báo là nơi cơn bão số 3 đổ bộ.
Hải quan khu vực I chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3

Hải quan khu vực I chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3

Để ứng phó với bão số 3 (bão WIPHA), Chi cục Hải quan khu vực I yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, phòng, chống bão số 3 tại đơn vị; chủ động các phương án ứng phó trước diễn biến của bão.
Hải quan khu vực VIII chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3

Hải quan khu vực VIII chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3

Chi cục Hải quan khu vực VIII (quản lý địa bàn Quảng Ninh) đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bão số 3 và những tác động của bão số 3 theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, “từ xa, từ sớm, từ cơ sở", tuyệt đối không lơ là chủ quan, mất cảnh giác cả trước, trong và sau khi có bão.
Hải quan khu vực VI tích cực triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 3

Hải quan khu vực VI tích cực triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 3

Để ứng phó với bão số 3 (bão WIPHA), Chi cục Hải quan khu vực VI đã thực hiện kiểm tra công tác phòng chống bão tại các đơn vị hải quan cửa khẩu. Đồng thời, chủ động phối hợp với các DN kho bãi tại các cửa khẩu triển khai các giải pháp, bố trí khu vực an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa của các DN XNK.
Hải quan khu vực X phân công lãnh đạo trực ban 24/24 giờ để ứng phó bão số 3

Hải quan khu vực X phân công lãnh đạo trực ban 24/24 giờ để ứng phó bão số 3

Lãnh đạo Chi cục Hải quan khu vực X yêu cầu các đơn vị phân công lãnh đạo trực ban nghiêm túc 24/24 giờ để ứng phó bão số 3.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Một số cửa khẩu đường bộ đã có phạm vi địa bàn hoạt động hải quan được xác định theo ranh giới, tuy nhiên lại chưa được quy định tọa độ địa lý cụ thể như cửa khẩu Nam Giang, cửa khẩu Tây Giang…
Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Nhiều doanh nghiệp cũng ý thức rất rõ việc tuân thủ tốt pháp luật hải quan mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Cưỡng chế doanh nghiệp nợ thuế trên 1.800 tỷ đồng

Cưỡng chế doanh nghiệp nợ thuế trên 1.800 tỷ đồng

Số nợ thuế của Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil tăng lên trên 1.800 tỷ đồng và tiếp tục bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
Kiến nghị mở rộng và tăng khung hình phạt đối với hành vi tiếp tay cho hàng giả

Kiến nghị mở rộng và tăng khung hình phạt đối với hành vi tiếp tay cho hàng giả

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Hình sự theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng và tăng khung hình phạt; bổ sung mức xử phạt nặng đối với hành vi tiếp tay, bao che cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng gian
Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế

Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế

Dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế không chỉ điều chỉnh chính sách thuế mà còn đề xuất loạt cải cách quy trình khấu trừ, kê khai, nộp thuế.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của Thuế tỉnh Phú Thọ.
(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

Các thông tin liên quan của Chi cục Hải quan khu vực VII.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Phiên bản di động