Vượt rào cản kỹ thuật để giữ vững thị trường xuất khẩu
Hiểu rõ tiêu chuẩn để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Các doanh nghiệp cần hỗ trợ thông tin thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu Vượt qua những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu lương thực, thực phẩm |
Dự báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2023 sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ảnh: N.Thanh |
Tuân thủ, áp dụng các hệ thống chất lượng phù hợp
Theo Cục Thủy sản, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nuôi tôm và chế biến các sản phẩm từ tôm, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm 95% sản lượng tôm và cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến tôm. Năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Việt Nam là nước đứng thứ 3 thế giới (sau Ấn Độ và Ecuador) về xuất khẩu tôm. Trung bình 5 năm qua xuất khẩu tôm của nước ta tăng trưởng 5% mỗi năm. Các thị trường chính của tôm Việt Nam vẫn là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc. Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, ngành chế biến thủy sản đang phải đối mặt với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế đối với thuỷ sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đáp ứng tất cả các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đồng thời phải đáp ứng những yêu cầu về trách nhiệm xã hội (đặc biệt là các trách nhiệm đối với người lao động).
Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú cho biết, hiện trên thế giới, tôm Ecuador có nhiều ưu điểm vượt trội như được nuôi gần như là quảng canh với hệ số thức ăn rất thấp (gần như không cần cho tôm ăn), vì vậy chi phí nuôi cũng rất thấp. Hơn nữa, khi so sánh với tôm nuôi thâm canh, siêu thâm canh thì tôm Ecuador ngon hơn nhiều, vị tôm rất ngọt. Vì vậy, các nhà nhập khẩu và tiêu dùng nước ngoài đặc biệt chuộng tôm có xuất xứ Ecuador. Về màu sắc, tôm của Ecuador cũng có màu rất đẹp, đạt yêu cầu về màu sắc sản phẩm. Ngoài ra, Ecuador gần như không dùng hóa chất, kháng sinh nên không phải lo lắng về vấn đề dư lượng hóa chất, kháng sinh. Đặc biệt là, phần lớn tôm nuôi ở Ecuador đều đạt chứng nhận, chứng chỉ quốc tế, nên rất được các thị trường nhập khẩu ưa chuộng.
Trong khi đó, mặt trái của tôm nuôi thâm canh, siêu thâm canh lại khá nhiều. Cụ thể, chi phí đầu vào cao, dẫn tới giá thành sản phẩm cao, khiến tôm nuôi thâm canh, siêu thâm canh không có được lợi thế cạnh tranh về giá như tôm Ecuador. Mặt khác, tôm được nuôi với mật độ cao nên dễ bị stress, tăng trưởng chậm, dễ mắc bệnh, phải sử dụng thuốc. Hệ lụy là, việc lạm dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh không những làm tăng nguy cơ dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng cho phép, mà còn phá hủy môi trường. Cùng với đó, thức ăn dư thừa cũng khiến môi trường nước bị ô nhiễm, tôm bị giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh.
Chính vì vậy để nâng cao giá trị xuất khẩu, theo các chuyên gia, một trong những vấn đề quan trọng khi xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản ra thị trường thế giới, doanh nghiệp nên tuân thủ, áp dụng các hệ thống chất lượng phù hợp, thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm… để sản phẩm đủ sức cạnh tranh tại các thị trường khó tính, không nên tính toán cách đối phó.
Cơ hội nâng cao sức cạnh tranh
Về rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm nông lâm thuỷ sản hiện nay, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng, mức dư lượng cho phép thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; yêu cầu ghi nhãn và đóng gói, truy xuất nguồn gốc... là những yêu cầu mà các quốc gia nhập khẩu đặt ra. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ và EU cũng đặt ra các biện pháp kỹ thuật (TBT) đối với xuất khẩu nông lâm thuỷ sản là bảo vệ an ninh quốc gia, môi trường, cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ sức khỏe…
Hiện các rào cản kỹ thuật của EU với trái cây nhập khẩu tập trung phần lớn vào các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm (biện pháp SPS) bên cạnh đó, cũng có một số quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc (biện pháp TBT). Trong đó, các biện pháp SPS gồm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất; kiểm dịch thực vật và đánh giá sự phù hợp. Và các biện pháp TBT gồm quy định về dán nhãn và tiêu chuẩn tiếp thị. EU yêu cầu các doanh nghiệp thực phẩm nước ngoài phải tuân thủ nguyên tắc Phân tích các mối nguy hiểm và điểm kiểm soát quan trọng (the Hazard Analysis and Critical Control Point- HACCP). Do vậy, muốn thuyết phục nhà nhập khẩu EU thì doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị cung cấp chứng nhận HACCP với trái cây qua chế biến và Global GAP với trái cây tươi. Yêu cầu áp dụng HACCP với hàng nhập khẩu của EU là chặt chẽ hơn nhiều thị trường khác Việc tuân theo các nguyên tắc và yêu cầu của các hệ thống này vẫn là một thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt từ các nước kém phát triển và đang phát triển như Việt Nam.
Bên cạnh đó, EU cũng có quy định về mức độ dư lượng tối đa (MRL) cho thuốc bảo vệ thực vật đối với các sản phẩm thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường tại Quy định EC số 396/20051. Tất cả sản phẩm thực phẩm nhập khẩu sẽ bị trục xuất khỏi thị trường EU nếu chúng có chứa thuốc bảo vệ thực vật bất hợp pháp hoặc lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư cao hơn so với giới hạn mà quy định đặt ra. So với các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam, mức MRL mặc định của EU rất thấp và số lượng những loại thuốc bảo vệ thực vật được chấp thuận bởi EU lại ít. Hệ thống quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của EU còn phức tạp vì được cập nhật thường xuyên. Mỗi năm, Quy định 396/2005 được sửa đổi nhiều lần. Tiêu chuẩn MRL của một số loại thuốc bảo vệ thực vật được xem xét sửa đổi liên tục, khiến các nhà xuất khẩu nước ngoài khó cập nhập và tuân thủ theo.
Thêm vào đó, mức MRL EU áp dụng với một số sản phẩm cụ thể rất khác với mức mà Codex hay các quốc gia khác áp dụng. Vì các sản phẩm không chỉ xuất khẩu vào thị trường EU mà còn vào nhiều thị trường khác, sự khác nhau trong tiêu chuẩn của từng thị trường có thể khiến các nhà xuất khẩu nhầm lẫn và khó tuân thủ hơn. Chẳng hạn, xoài Việt Nam xuất khẩu sang EU, Mỹ và Nhật Bản phải tuân thủ các mức MRL khác nhau với một số loại thuốc bảo vệ thực vật, trong đó hầu hết MRL của EU chặt chẽ hơn so với các nước khác.
Mặc dù khi đáp ứng các biện pháp kỹ thuật của các thị trường khó tính sẽ khiến tăng cao chi phí; thị trường tiếp cận bị hạn chế, gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vì chi phí cho việc áp dụng biện pháp kỹ thuật có thể tăng lên, nhưng nếu đáp ứng được các biện pháp kỹ thuật sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh; doanh nghiệp xuất khẩu ý thức hơn về việc đoàn kết, phát huy sức mạnh để vượt qua hàng rào phi thuế quan…
Tin liên quan
Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 384 nghìn tỷ đồng, hoàn thành dự toán cả năm
15:46 | 11/12/2024 Hải quan
Xuất nhập khẩu tháng 11 đạt hơn 66 tỷ USD
14:43 | 11/12/2024 Xuất nhập khẩu
Gần 100 doanh nghiệp lương thực thực phẩm quảng bá sản phẩm đến đối tác xuất khẩu
14:18 | 11/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 120 đối tác nước ngoài tìm hiểu, giao thương tại VIBS 2024
14:19 | 11/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản cán đích sớm?
08:10 | 11/12/2024 Kinh tế
Huy động chậm hơn tín dụng có thể gây áp lực lên mặt bằng lãi suất
20:38 | 10/12/2024 Kinh tế
Vĩnh Phúc ký kết hợp tác và cấp chứng nhận đầu tư gần 640 triệu USD
17:31 | 10/12/2024 Kinh tế
Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer
16:19 | 10/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:44 | 10/12/2024 Kinh tế
Gần 31,4 tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam trong 11 tháng
14:42 | 10/12/2024 Kinh tế
Vĩnh Phúc xanh hoá các khu công nghiệp, sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới
17:24 | 09/12/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam: Chinh phục khách ngoại trên hệ thống siêu thị
15:00 | 08/12/2024 Kinh tế
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư hàng tỷ USD
21:44 | 07/12/2024 Kinh tế
Tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15%, còn có thể cao hơn nếu không có bão số 3
20:52 | 07/12/2024 Kinh tế
CPI 11 tháng tăng 3,69%
15:17 | 07/12/2024 Kinh tế
11 tháng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng đạt 715,55 tỷ USD
15:17 | 07/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
OceanBank đổi tên thành MBV và có lãnh đạo mới từ MB
Nhiều doanh nghiệp FDI bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với thương mại điện tử
Thiết kế và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xanh
Thực thi FTA: Nguồn thu đối diện khó khăn ngắn hạn nhưng sẽ bền vững hơn
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia