Vùng Cảnh sát biển 4: Quyết chặn đứng hành vi vận chuyển xăng dầu trái phép trên biển
Bắt giữ và xử lý gần 1,8 triệu lít dầu DO
Theo nhận định của đại diện Cục Nghiệp vụ và pháp luật (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển), thời gian qua, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp trở lại, nhất là mặt hàng xăng dầu. Các đối tượng đã lôi kéo, hình thành nhiều đường dây, tổ chức hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu có quy mô lớn.
Từ quá trình điều tra các vụ việc đã bắt giữ, lực lượng Cảnh sát biển nhận thấy, hiện tại, giá nhiên liệu mua bán bất hợp pháp trên biển thấp hơn nhiên liệu hợp pháp ở đất liền từ 3.000-4.500 đồng/lít (dầu DO) và 5.000-6.500 đồng/lít (xăng). Nếu một chuyến vận chuyển trót lọt 200.000 lít, các đối tượng thu lợi khoảng 600-900 triệu đồng với dầu DO và 1-1,3 tỷ đồng với xăng.
Cũng qua công tác đấu tranh, lực lượng Cảnh sát biển nhận thấy, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, thay đổi liên tục, khiến cho công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Thời gian gần đây, xuất hiện một số đối tượng trong nước móc nối với đối tượng nước ngoài, thu mua xăng dầu với giá rẻ hơn về bán lại để thu lợi nhuận chênh lệch. Trước tiên, các đối tượng ở Việt Nam giao dịch với đầu nậu ở Thái Lan, Campuchia… thỏa thuận xong về giá, địa điểm, thời gian, phương thức giao nhận và thanh toán, sau đó sử dụng các tàu cải hoán, núp bóng với danh nghĩa đi đánh cá để đến nhận dầu tại các tọa độ hẹn trước, rồi mang về bán lại cho tàu cá Việt Nam, đại diện Cục Nghiệp vụ và pháp luật cho biết thêm.
Lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 niêm phong hàng hóa vi phạm trên tàu. Ảnh: BTL Vùng Cảnh sát biển 4 |
Đặc biệt, thời gian qua, khu vực biển, đảo Tây Nam thường xuyên xảy ra hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là vào những tháng cuối năm hoặc thời điểm giá các mặt hàng trong nước có sự chênh lệch cao so với thế giới. Trong đó, mặt hàng được các đối tượng thực hiện vận chuyển trái phép chủ yếu là dầu DO.
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã tập trung triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó tăng cường lực lượng mật, lực lượng trinh sát hoạt động trên biển để phát hiện, đấu tranh ngăn chặn vi phạm, tội phạm. Theo đó, thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện, xử lý 25 trường hợp; xử phạt và tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền xử vi phạm hành chính với số tiền gần 2 tỷ đồng, tịch thu gần 1,8 triệu lít dầu DO, bán nộp ngân sách nhà nước trên 36 tỷ đồng.
Điển hình, đêm ngày 17/10, trong quá trình tuần tra, kiểm soát trên vùng biển cách Tây Bắc quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang khoảng 16 hải lý, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện tàu cá mang số hiệu TG 90108 TS có nhiều dấu hiệu nghi vấn nên đã ra tín hiệu dừng tàu để kiểm tra theo quy định.
Tại thời điểm kiểm tra, trên tàu có 4 thuyền viên do ông Lê Việt Chương, sinh năm 1967, trú tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang làm thuyền trưởng; tàu không có kết nối với thiết bị giám sát hành trình (VMS). Theo lời khai của thuyền trưởng, tàu đang vận chuyển khoảng hơn 40.000 lít dầu DO không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Trước đó, ngày 26/9, tại vùng biển cách Nam Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau khoảng 130 hải lý, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 đã kiểm tra tàu cá TG 93698 TS khi tàu này đang vận chuyển khoảng 80.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc.
Tích cực tuyên truyền cho ngư dân
Trung tá Lê Văn Khánh, Trưởng phòng Trinh sát Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho rằng, những hành vi vi phạm pháp luật về mua bán, vận chuyển, sang mạn trái phép xăng, dầu DO trên vùng biển Tây Nam không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xăng dầu hợp pháp của các thương nhân, làm thất thu lớn nguồn NSNN từ việc trốn các loại thuế, phí; các hành vi vi phạm này còn trực tiếp tiếp tay cho nhiều tàu cá Việt Nam vi phạm về khai thác bất hợp pháp thủy hải sản trên biển (IUU), nhất là hành vi sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
Vì vậy, việc quyết liệt đấu tranh ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển, sang mạn trái phép xăng, dầu DO trên vùng biển Tây Nam không những góp phần giữ vững ổn định về an ninh năng lượng, làm tăng thu NSNN mà còn góp phần quan trọng trong việc gỡ “thẻ vàng” do Ủy ban Châu âu (EC) áp đặt đối với ngành thủy sản của Việt Nam. Trong đó, giải pháp tích cực tuyên truyền cho ngư dân nắm rõ các chính sách, pháp luật, các quy định hiện hành khi hoạt động, khai thác nguồn lợi trên biển là vô cùng cần thiết, Trung tá Lê Văn Khánh nhấn mạnh.
Trước thực trạng vi phạm về vận chuyển xăng dầu trên biển ngày càng gia tăng, theo Đại tá Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là tại các vùng biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã chỉ đạo các Vùng Cảnh sát biển triển khai các biện pháp ngăn chặn, đồng thời áp dụng triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, kể cả trên các tàu thuyền của ngư dân đang đánh bắt xa bờ.
Đại tá Vũ Trung Kiên cho biết, tại Điều 9 Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã quy định rõ khi thực thi nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát biển có quyền tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan... Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
Theo đó, để tăng cường hơn nữa hiệu quả trong công tác đấu tranh với hành vi vi phạm trên vùng biển Tây Nam, Vùng Cảnh sát biển 4 đã và đang thường xuyên phát tờ rơi, tuyên truyền về phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng, tác hại của các hành vi vi phạm do đối tượng gây ra đến nền kinh tế, đời sống người dân.
Ngoài ra, thông qua các hệ thống chính trị cơ sở, cấp ủy chính quyền các địa phương, đặc biệt là các đoàn thể để tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân, tuyên truyền trong các trường học… để cùng chung tay đấu tranh ngăn chặn tình trạng này. Đặc biệt, tiếp tục tuyên truyền các nội dung tại Luật Cảnh sát biển Việt Nam đến ngư dân đi biển nắm bắt rõ các chính sách, pháp luật, các quy định hiện hành khi hoạt động, khai thác nguồn lợi trên biển.
Tin liên quan
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi vận chuyển trái phép đá quý qua đường hàng không
09:45 | 15/01/2025 An ninh XNK
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
11:28 | 21/01/2025 An ninh XNK
(PHOTO) Bắt đối tượng mang theo súng, đạn khi nhập cảnh qua cửa khẩu La Lay
10:57 | 20/01/2025 Photos
Qua soi chiếu, Hải quan bắt đối tượng mang theo 2 khẩu súng, 92 viên đạn khi nhập cảnh
10:56 | 20/01/2025 An ninh XNK
Gia cố hầm, vách trên ô tô để giấu ma túy
14:19 | 16/01/2025 An ninh XNK
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô cực lớn
20:31 | 14/01/2025 An ninh XNK
Hải đội 3 phối hợp bắt giữ nhiều vụ vận chuyển hàng lậu
14:58 | 14/01/2025 An ninh XNK
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
21:09 | 12/01/2025 An ninh XNK
(PHOTO): Hải quan Quảng Trị chủ trì bắt lô rượu, thuốc lá ngoại trị giá nửa tỷ đồng
07:14 | 12/01/2025 Photos
Đón bắt xe khách vận chuyển lô rượu, thuốc lá ngoại nửa tỷ đồng
16:25 | 10/01/2025 An ninh XNK
Hải quan Nam Giang phối hợp bắt đối tượng vận chuyển pháo lậu
20:46 | 09/01/2025 An ninh XNK
10 dấu ấn về phòng, chống ma túy năm 2024
12:52 | 08/01/2025 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
15:03 | 07/01/2025 An ninh XNK
Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
09:56 | 05/01/2025 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics