Facebook Twitter youtube Tiktok

Việt Nam tăng tốc nhập khẩu than khi nhu cầu đạt đỉnh vào 2030

(HQ Online) - Để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất, dự kiến Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khoảng 50-83 triệu tấn vào giai đoạn 2025-2035 và giảm dần còn khoảng 32-35 triệu tấn vào năm 2045.
Muốn nhập cả trăm triệu tấn than, Việt Nam hướng mạnh tới Nam Phi
Việt Nam cần nhập khẩu tối đa 25 triệu tấn than năm 2022
3505-z2090271489301-ffed02a6b7f1e07bb63d7848c6967171
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh

Bộ Công Thương mới đây đã đưa ra dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam. Hiện nay, ngành than gồm 2 đơn vị sản xuất than chính là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc, chiếm khoảng 95% tổng sản lượng than toàn ngành.

Số liệu cho thấy, than tiêu thụ trong nước tăng nhanh từ 27,8 triệu tấn năm 2011 lên 38,77% triệu tấn năm 2015 và khoảng 53,52 triệu tấn năm 2021. Như vậy, khối lượng than tiêu thụ hiện nay tăng gấp trên 2 lần so với năm 2011; trong đó, chủ yếu là than cho sản xuất điện có tốc độ tăng trưởng lớn, gần 4 lần và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các hộ tiêu thụ than.

Việt Nam là nước đang phát triển, do đó nhu cầu năng lượng sơ cấp, trong đó có than thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao, đạt đỉnh vào giai đoạn năm 2030-2035. Sau đó, nhu cầu sẽ giảm dần do nhiều nhà máy nhiệt điện than sẽ dừng hoạt động sau năm 2035. Điều này phù hợp với lộ trình phát triển ngành năng lượng.

Dự báo, nhu cầu sử dụng than của Việt Nam sẽ khoảng từ 94-97 triệu tấn vào năm 2025 và tăng lên đạt đỉnh khoảng 125-127 triệu tấn vào năm 2030. Như vậy, giai đoạn 2025-2035, nhu cầu than sẽ ngày càng tăng cao khoảng 94-127 triệu tấn/năm, chủ yếu do sự gia tăng nhu cầu cho sản xuất điện và các ngành kinh tế như xi măng, luyện kim, hóa chất. Giai đoạn sau đó, nhu cầu than sẽ giảm dần, còn khoảng 73-76 triệu tấn vào năm 2045.

Trong khi đó, than thương phẩm sản xuất trong nước chỉ duy trì khoảng 45-47 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2025-2035 và giảm dần còn 42-44 triệu tấn/năm vào 2045.

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất, dự kiến Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khoảng 50-83 triệu tấn vào giai đoạn 2025-2035 và giảm dần còn khoảng 32-35 triệu tấn vào năm 2045.

Bộ Công Thương nhận định, tiềm năng tài nguyên than là có hạn. Mức độ thăm dò hạn chế, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn do khai thác xuống sâu, đi xa hơn dẫn đến chi phí sản xuất than và giá thành sản phẩm than tăng cao.

Bên cạnh đó, ngành than không thể gia tăng đột biến sản lượng khai thác và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Các doanh nghiệp ngành mỏ cũng phải đối mặt với việc thiếu hụt lao động do môi trường nặng nhọc, ảnh hưởng sức khỏe. Đồng thời, xu thế chuyển dịch năng lượng ngành than cũng đòi hỏi cắt giảm sản lượng khai thác hoặc chuyển sang chế biến các sản phẩm ít phát thải hơn.

Để đảm bảo phát triển ngành than, về cơ chế chính sách, dự thảo nêu rõ: Nhà nước tổ chức điều tra, đánh giá đối với bể than sông Hồng và một số bể than khác thuộc vùng thềm lục địa Việt Nam để đảm bảo yêu cầu cho thăm dò, phát triển các dự án khai thác than; ban hành cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia đầu tư thăm dò và khai thác than ở nước ngoài; tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn than nhập khẩu về Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước.

Các địa phương có tài nguyên than ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị ngành than trong giải phóng mặt bằng, tái định cư để thăm dò, khai thác.

Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ chỉ đạo, điều hành giá bán than sản xuất trong nước theo cơ chế thị trường, đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế và có mức lợi nhuận hợp lý để phát triển bền vững doanh nghiệp sản xuất kinh doanh than; ban hành chỉ số giá than trong giao dịch than nhập khẩu phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế...

Về thị trường than giai đoạn đến 2030, hầu hết than trong nước sẽ được ưu tiên cấp cho sản xuất điện để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chiếm khoảng 85-90% (tương ứng 39-42 triệu tấn) tổng sản lượng than thương phẩm khai thác. Việt Nam phải nhập khẩu than nhiều nhất khoảng 80 triệu tấn vào năm 2030. Trong giai đoạn này, Việt Nam từng bước hình thành thị trường than với nhiều người bán và nhiều người mua, đa dạng hóa nguồn than và các đầu mối cung cấp than.
Thanh Nguyễn

Tin liên quan

TKV đề xuất đầu tư 2 dự án kho bãi nhập khẩu than tại Quảng Trị

TKV đề xuất đầu tư 2 dự án kho bãi nhập khẩu than tại Quảng Trị

(HQ Online) - Theo thông tin từ báo Quảng Trị, chiều ngày 14/11/2024, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tới Quảng Trị khảo sát đầu tư 2 dự án kho bãi phục vụ nhu cầu nhập khẩu than qua tỉnh này.
Nhập khẩu gần 30 triệu tấn than đá trong 7 tháng

Nhập khẩu gần 30 triệu tấn than đá trong 7 tháng

(HQ Online) - Australia, Indonesia, Nga là 3 thị trường nhập khẩu than đá lớn nhất của Việt Nam, theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Vinacomin “kêu” thiệt thòi trong cấp than cho điện khi 5 năm giữ nguyên giá

Vinacomin “kêu” thiệt thòi trong cấp than cho điện khi 5 năm giữ nguyên giá

(HQ Online) - Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho rằng đang phải chịu thiệt thòi khi giá bán than cho các hộ tiêu thụ chưa tương xứng theo giá thành sản xuất, nhất là than cho sản xuất điện.
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (1-15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD.
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may… có đóng góp nhiều nhất vào tăng trường kim ngạch xuất khẩu.
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, Trung Quốc tiếp tục là thì trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất.
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Malaysia đạt gần 12 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Đông Nam Á.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

(HQ Online) - Đến giữa tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, bằng cả năm 2023.
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

(HQ Online) - Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu.
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(HQ Online) - Tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt xấp xỉ 70 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng 3,4 tỷ USD so với tháng trước, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

(HQ Online) - Nước ta chủ yếu nhập khẩu sắt thép từ các thị trường châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

(HQ Online) - Đó là một trong những chủ đề được quan tâm tại họp báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) diễn ra ngày 19/11.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục duy trì là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhât của nước ta.
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt hơn 6 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề môi giới bất động sản có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thị trường BĐS đang khó khăn, thiếu minh bạch.
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung đối với quản lý hàng hóa loại hình hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất sẽ có nhiều điểm mới
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng

Một trong những vấn đề được chú ý tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) là các quy định liên quan đến ưu đãi thuế.
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Đại diện Sở Tư pháp và Công an TP HCM đã phổ biến, giải đáp nhiều thắc mắc của kiều bào.
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

“Hiểu hàng Thật - Tránh hàng giả” là chủ đề xuyên suốt của sự kiện nhằm hưởng ứng có hiệu quả Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên bản di động