Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm: Củng cố niềm tin đối với các nhà đầu tư
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng được tăng cường. Ảnh: ST |
Sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng được tăng cường
Đầu tháng 9/2022, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service đã chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng Ổn định. Trước đó, vào cuối tháng 5/2022, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”.
Việc tổ chức Moody’s và S&P Global Ratings nâng định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động và thách thức là hết sức tích cực, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về các nỗ lực chỉ đạo, điều hành của Nhà nước Việt Nam để ổn định và phục hồi kinh tế vĩ mô, củng cố nền tảng chính trị - xã hội, nỗ lực của Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan trong việc truyền tải các chính sách, thành tựu của Việt Nam đến các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và tổ chức quốc tế.
Sở dĩ Moody’s nâng hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên mức Ba2 là do tổ chức này đánh giá sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng được tăng cường và khả năng chống chịu của Việt Nam trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài được ghi nhận là tốt hơn so với các nước cùng mức xếp hạng tín nhiệm, thể hiện hiệu quả chính sách được cải thiện. Moody’s đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, đa dạng hóa xuất khẩu và khả năng tiếp tục thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo.
Theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), có hai yếu tố quan trọng trong việc Moody’s nâng hạng cho Việt Nam từ Ba3 lên Ba2 là sức mạnh kinh tế và nền tảng chính sách tài khóa. Trong đó, sức mạnh kinh tế được thể hiện ở khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, khả năng chống chọi của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài của Việt Nam giai đoạn vừa qua tốt hơn hẳn các nước đồng hạng. Về nền tảng chính sách tài khóa, Việt Nam đã thực hiện chính sách tài khóa thận trọng. Lạm phát, bội chi được hạn chế và giảm xuống, nợ công được quản lý, kiểm soát chặt chẽ và tái cơ cấu rất hiệu quả, chi phí đi vay của Việt Nam đang thấp xuống và đang chuyển dần từ vay nước ngoài sang vay trong nước là chính.
Đánh giá về yếu tố tác động tới việc nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trong thời gian qua, cán cân kinh tế đối ngoại của Việt Nam tương đối ổn định, chúng ta vẫn giữ được xuất siêu trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu tăng cao, suy thoái kinh tế được dự báo là sẽ xảy ra từ giữa năm cho đến cuối năm, đặc biệt là đối với các quốc gia là bạn hàng lớn của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, từ sản xuất cho đến thương mại, đặc biệt là kinh tế đối ngoại, XK của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt.
Điều quan trọng nữa là chúng ta đã có những nỗ lực để giữ được ổn định tỷ giá. Điều này vừa hỗ trợ cho thúc đẩy XK của Việt Nam vừa tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào Việt Nam.
“Cùng với việc giữ ổn định tỷ giá, chúng ta duy trì kiềm chế được lạm phát. Tôi cho rằng điều đó tạo ra niềm tin của các nhà đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp đối với quốc gia Việt Nam”, TS. Nguyễn Quốc Việt nhấn mạnh.
Nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vốn vào Việt Nam nhiều hơn
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, các tổ chức tín nhiệm đã có sự phân tích đánh giá dựa trên những yếu tố cụ thể về việc đảm bảo nợ Chính phủ, xử lý quyết liệt những rủi ro trên một số thị trường trái phiếu có thể dẫn đến rủi ro tài chính, việc thực hiện các chính sách đảm bảo trần tín dụng và một loạt những chính sách nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính…
Trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp dẫn đến hơn 30 lượt hạ bậc tín nhiệm trên thế giới trong 8 tháng đầu năm thì Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và là một trong 4 quốc gia trên toàn thế giới được Moody’s nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.
Theo ông Trương Hùng Long, việc nâng hạng tín nhiệm sẽ có tác động tốt tới việc thu hút dòng vốn đầu tư trong thời gian tới. Khi các quốc gia đánh giá mức độ tín nhiệm cao hơn đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vốn vào Việt Nam nhiều hơn, với niềm tin lớn hơn khi mà khả năng mất vốn thấp đi với chi phí sẵn sàng sẽ rẻ hơn. Việc nâng hạng đồng nghĩa với việc họ đánh giá khả năng trả nợ của Việt Nam tốt hơn so với trước đây, vì vậy chi phí đi vay sẽ giảm đi bao gồm cả khu vực nhà nước cũng như khu vực DN khi bước chân vào thị trường. Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm sẽ giúp cho việc huy động các nguồn vốn từ khu vực bên ngoài vào trong nước tốt hơn. Đối với khu vực Nhà nước, việc nâng hạng đồng nghĩa với việc huy động vốn bên ngoài sẽ rẻ hơn giúp các doanh nghiệp dựa trên mức sàn của Chính phủ sẽ huy động vốn rẻ hơn và các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các khu vực của nền kinh tế nhiều hơn.
“Với các tiêu chí của Moody’s thì chúng ta còn có 2 bậc nữa, với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) thì còn 1 bậc và Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings là còn 2 bậc để lên được mức Đầu tư. Từ nay đến năm 2030, Chính phủ Việt Nam đã chủ động có đề án để từng bước tiến tới xếp hạng Đầu tư vào năm 2030. Tôi nghĩ rằng với nền tảng về kinh tế, với quyết tâm về chính trị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như với với các bước đi đã được định hình, cùng sự quyết tâm bền bỉ, kiên trì, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu xếp hạng lên mức Đầu tư vào năm 2030”, ông Trương Hùng Long nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, để Việt Nam có thể đạt được những bước nâng hạng tiếp theo, đạt mức Đầu tư vào năm 2030, đại diện Cục Quản lý nợ cho rằng, Việt Nam cần quan tâm tới sức mạnh về thể chế thể hiện ở tính hiệu lực, hiệu quả của các chính sách và thực thi chính sách và quản trị thể hiện ở việc công bố công khai, kịp thời và đầy đủ các chỉ số về quản trị. Cùng với đó là cải cách khu vực ngân hàng và khu vực DNNN để giảm thiểu các rủi ro có thể có.
|
Tin liên quan
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024
10:20 | 31/12/2024 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics