Facebook Twitter youtube Tiktok

Vai trò đầu mối của Hải quan trong quy trình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

(HQ Online) - Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, xây dựng để cụ thể hóa 7 mục tiêu cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành tại Quyết định 38/QĐ-TTg. Một số bộ, ngành còn có ý kiến chưa nhất trí với dự thảo Nghị định, trong đó có vấn đề giao thẩm quyền cho cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Kiểm tra chuyên ngành từ doanh nghiệp sang mặt hàng sẽ tháo gỡ những bất cập hiện nay
Thay đổi cơ chế quản lý, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm tác động tích cực toàn diện
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô (Cục Hải quan Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa xuất khẩu. 	Ảnh: Q.H
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô (Cục Hải quan Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa xuất khẩu. Ảnh: Q.H

Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan phù hợp quy định và chủ trương cải cách

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Quá trình cải cách kiểm tra chuyên ngành không chỉ hướng tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước trong công tác kiểm tra chuyên ngành mà còn xuất phát từ lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ giảm đầu mối, giảm thời gian, giảm chi phí, giảm rủi ro cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Cụ thể các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp cho rằng, việc Chính phủ giao cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu là không phù hợp với các Luật: Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; Thú y; Trồng trọt; Chăn nuôi; Thủy sản; Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; An toàn thực phẩm.

Trường hợp quy định cơ quan Hải quan thực hiện 3 phương thức kiểm tra giảm, thông thường, chặt cần xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Liên quan đến nội dung này, Bộ Tài chính đã báo cáo xin ý kiến Chính phủ. Theo cơ quan soạn thảo, tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (khoản 1, 5 Điều 68) và Luật An toàn thực phẩm (khoản 1 Điều 61, Điều 72) giao Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm; quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Như vậy, việc quy định cơ quan thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu là thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Ngoài chỉ đạo tại các Nghị quyết số 99/NQ-CP và 02/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc giao cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu cũng đã được quy định tại các văn bản như: Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP) quy định cơ quan Hải quan căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành để thực hiện việc kiểm tra theo quy định của pháp luật; Quyết định 65/2015/QĐ-TTg giao Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện công tác phân tích, kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của các Bộ hoặc phân công của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo phương thức kiểm tra giảm.

Đối với 3 phương thức kiểm tra (giảm, thông thường, chặt) quy định tại dự thảo Nghị định, cơ quan Hải quan chỉ thực hiện một số nhiệm vụ trong từng phương thức. Cụ thể, đối với phương thức kiểm tra chặt gồm: thử nghiệm, kiểm nghiệm hàng hóa; kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra, trong đó: việc thử nghiệm, kiểm nghiệm hàng hóa do tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm do doanh nghiệp lựa chọn; cơ quan Hải quan chỉ thực hiện kiểm tra hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký.

Đối với phương thức kiểm tra thông thường chỉ gồm kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm (đối chiếu sự phù hợp giữa các chứng từ). Cơ quan Hải quan chỉ thực hiện kiểm tra theo phương thức này trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký.

Đối với phương thức kiểm tra giảm là việc kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong năm. Doanh nghiệp chỉ khai mã số đăng ký bản công bố hợp quy, mã số tự công bố sản phẩm trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu. Cơ quan Hải quan kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm/hồ sơ tự công bố sản phẩm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia với hồ sơ hải quan để xác định hàng hóa nhập khẩu phù hợp với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy/mã số tự công bố sản phẩm.

Như vậy, dự thảo Nghị định quy định cơ quan Hải quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu là phù hợp với quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, với chủ trương, chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu.

Nghị định cụ thể hóa 7 nội dung cải cách

Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu gồm 5 chương, 41 Điều và thể chế hóa 7 nội dung cải cách tại Quyết định số 38/QĐ-TTg.

Thứ nhất, cụ thể hóa vai trò đầu mối của cơ quan Hải quan trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu thông qua việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng, vận hành NSW để tự động: tiếp nhận hồ sơ; quyết định phương thức kiểm tra trên cơ sở thu thập, phân tích đánh giá rủi ro, xử lý các dữ liệu về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Thứ hai, áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra gồm: chặt, thông thường, giảm trên cơ sở kế thừa những nội dung ưu việt đã được thực tiễn chứng minh tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; các phương thức kiểm tra được áp dụng dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, được công khai trên NSW để doanh nghiệp tra cứu, chủ động thực hiện.

Thứ ba, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Thứ tư, thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục công bố hợp quy, tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm lần đầu nhập khẩu. NSW tự động cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy, mã số tự công bố sản phẩm và mã số đăng ký bản công bố sản phẩm. Các lần nhập khẩu sau được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, giảm hoặc miễn kiểm tra. Việc áp dụng và chuyển đổi phương thức kiểm tra được áp dụng đối với hàng hóa, không phân biệt nhà nhập khẩu và được công khai trên NSW.

Thứ năm, áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp. Thực hiện kiểm tra theo mặt hàng, không phân biệt nhà nhập khẩu. Quy định rõ cơ chế đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp dựa trên phân loại mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. NSW tự động xác định phương thức kiểm tra trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại mức độ rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ sáu, mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Dự thảo Nghị định quy định 24 trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, trong đó kế thừa đầy đủ các trường hợp miễn kiểm tra theo quy định hiện hành và bổ sung 12 trường hợp miễn kiểm tra được Bộ Tài chính tổng hợp từ kiến nghị của doanh nghiệp phát sinh trong thực tiễn kinh doanh và quá trình thực hiện công tác quản lý về hải quan.

Thứ bảy, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới. Tất cả thủ tục hành chính tại dự thảo Nghị định được quy định phải thực hiện trên NSW; NSW tự động cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy, mã số tự công bố sản phẩm; tự động xác nhận hoàn thành việc kiểm tra trong trường hợp sau 2 giờ làm việc nếu cơ quan kiểm tra chưa có kết quả kiểm tra.

Các thông tin được công khai, chia sẻ trên NSW để doanh nghiệp nhập khẩu chủ động tra cứu, khai thác và thực hiện các thủ tục kiểm tra, cũng như phục vụ công tác giải quyết các thủ tục hành chính, áp dụng phương thức kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý. Thủ tục kiểm tra được liên thông, kết nối với thủ tục hải quan để đơn giản trình tự, thủ tục kiểm tra.

Việc ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính sẽ đơn giản hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm tra; cắt giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp; tăng cường vai trò quản lý nhà nước; minh bạch hóa, công khai hóa thông tin xử lý của các cơ quan, tổ chức nhằm hạn chế phiền hà, sách nhiễu trong quá trình thực hiện.

CHÂU ANH

Tin liên quan

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Có 46 khoản phí, lệ phí trong nhiều lĩnh vực được giảm 50% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Quy định này được áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Việc trao quyền cho Bộ Tài chính phê duyệt hồ sơ cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (APA) theo Nghị định số 122/2025/NĐ-CP (Nghị định 122) không chỉ thay đổi về mặt quy trình, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong đàm phán thuế quốc tế, tiến tới phê duyệt và ký kết hồ sơ APA.
Đề xuất khấu trừ thuế TNCN ngay thời điểm nhận cổ tức bằng chứng khoán

Đề xuất khấu trừ thuế TNCN ngay thời điểm nhận cổ tức bằng chứng khoán

Theo Bộ Tài chính, để hạn chế lợi dụng chính sách, kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ khai và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), cần phải quy định rõ thời điểm khấu trừ, thời điểm khai thuế đối với thu nhập từ cổ tức, từ trả thưởng bằng chứng khoán.
Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Câu chuyện sắp xếp, tinh gọn bộ máy là chủ đề đang được quan tâm rất nhiều. Tại các đơn vị hải quan cũng vậy, sau khi tinh gọn, đầu mối đã giảm đi đáng kể, như Chi cục Hải quan khu vực XIV hiện đang phụ trách 5 tỉnh Tây Nguyên.
Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Chi cục Hải quan khu vực IV đã triển khai các quyết định về công tác cán bộ, tổ chức bộ máy và vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

6 tháng đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng đạt 55% so với chỉ tiêu pháp lệnh (13.800 tỷ đồng) và bằng 114% so với cùng kỳ năm trước.
Hải quan khu vực V công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Hải quan khu vực V công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Ngày 3/7/2025, Chi cục Hải quan khu vực V tổ chức Hội nghị Công bố các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng thuộc Chi cục.
Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Sự chủ động hỗ trợ của Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả (Chi cục Hải quan khu vực VIII) đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần tạo nền tảng pháp lý và điều kiện thực tế thuận lợi cho hoạt động XNK, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phát sinh sai phạm.
Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

Chi cục Hải quan khu vực III vừa tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng, thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống thông quan điện tử phiên bản 6 (Ecus6) nhằm nâng cao năng lực công chức để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng

6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng

Thống kê từ Cục Hải quan, tính đến ngày 30/6/2025, toàn ngành Hải quan thu nộp NSNN đạt 222.749 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

6 tháng đầu năm 2025, Đội Phúc tập và Kiểm tra sau thông quan (Chi cục Hải quan khu vực VIII) đã thực hiện 16 cuộc kiểm tra sau thông quan với tỷ lệ phát hiện vi phạm 88% và tổng số thu nộp ngân sách hơn 5,329 tỷ đồng.
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Trong ngày đầu hoạt động theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (ngày 1/7/2025), toàn ngành Hải quan đã giải quyết thủ tục cho 50.300 tờ khai.
Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực XVI tổ chức Hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và tương đương thuộc Chi cục.
Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực VI tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị.
Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Ngày 1/7/2025, được ủy quyền của Cục trưởng Cục Hải quan, Bí thư Đảng ủy, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II Nguyễn Hoàng Tuấn đã chủ trì Hội nghị triển khai các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và công bố các Quyết định về công tác cán bộ của đơn vị.
Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Ngày 1/7, Chi cục Hải quan khu vực III tổ chức Hội nghị triển khai quyết về định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị và công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Câu chuyện sắp xếp, tinh gọn bộ máy là chủ đề đang được quan tâm rất nhiều. Tại các đơn vị hải quan cũng vậy, sau khi tinh gọn, đầu mối đã giảm đi đáng kể, như Chi cục Hải quan khu vực XIV hiện đang phụ trách 5 tỉnh Tây Nguyên.
Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Công an các đơn vị, địa phương đã khởi tố 124 vụ/297 bị can; xử lý hành chính 944 vụ/968 đối tượng, xử phạt gần 15 tỷ đồng, thu giữ hàng hóa vi phạm giá trị gần 64 tỷ đồng.
Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam

Ngày 3/7/2025, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) chính thức công bố hợp tác với OPPO ra mắt dòng smartphone OPPO Reno14 Series tại thị trường Việt Nam, đánh dấu bước đi mới trong lộ trình phổ cập 5G.
Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Với mẫu mã và chất lượng đảm bảo, hơn 95% hàng hóa của Việt Nam được hiện diện tại hệ thống phân phối hiện đại Central Retail Việt Nam
Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Mối tương quan giữa năng lực tài chính và hiện diện truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập niềm tin và thu hút dòng vốn dài hạn.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động