Tranh thủ "thời gian vàng" để hút nguồn vốn FDI từ EU
Khu công nghệ cao TPHCM thu hút vốn FDI đạt trên 10 tỷ USD | |
Đón chờ dòng vốn FDI mới từ Hoa Kỳ vào Việt Nam |
Việt Nam có nhiều cơ hội "hiếm có khó tìm" trong bối cảnh thế giới đầy biến động như hiện tại. Ảnh: TTXVN |
Nhiều cơ hội “hiếm có khó tìm”
Theo số liệu tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án FDI của EU vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Các doanh nghiệp EU đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân vào Việt Nam. Trong đó, 3 lĩnh vực được quan tâm đầu tư nhiều chính là: công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản. Gần đây, các doanh nghiệp EU có xu hướng quan tâm tới các ngành dịch vụ như logistics, bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ, năng lượng sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao…
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu: Những hạn chế trong thu hút FDI từ EU hiện nay cũng chính là những vấn đề đã đặt ra từ hơn 10 năm trước. Bức tranh thu hút FDI từ EU không có nhiều thay đổi trong khi chúng ta đặt ra nhiều kỳ vọng rất lớn sẽ có bước đột phá từ việc thi hành hai hiệp định EVFTA và EVIPA. Nhưng quy mô các dự án của EU đầu tư vẫn còn nhỏ. Chất lượng các dự án FDI của EU vào Việt Nam hiện còn thấp. Tuy nhiên, chúng ta kỳ vọng nhiều vào khả năng thu hút đầu tư chất lượng cao, công nghệ nguồn từ những nước phát triển nhưng hiện chỉ có duy nhất Hà Lan lọt vào top 10 quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Vì vậy cần làm rõ vì sao có đặc điểm này, do yếu tố văn hóa đầu tư hay do yêu cầu cao của các nhà đầu tư EU về thể chế, môi trường kinh doanh mà Việt Nam chưa đáp ứng được? Xuân Thảo (ghi) |
Đánh giá về những lợi thế Việt Nam có được trong thu hút vốn FDI từ EU khi thực thi EVFTA và EVIPA, TS. Nguyễn Thị Thanh Mai, giảng viên Đại học Swinburne Việt Nam cho rằng, EVFTA và EVIPA được đàm phán giữa bối cảnh quan hệ song phương ngày càng phát triển tốt đẹp, thực chất và sâu sắc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Hai Hiệp định này được kỳ vọng trở thành cú huých đối với cả thương mại và đầu tư của Việt Nam, qua đó mở rộng cơ hội trở thành trung tâm sản xuất tại khu vực.
Cũng theo TS. Nguyễn Thị Thanh Mai, Việt Nam có được 6 cơ hội lớn nhờ EVFTA và EVIPA.
Thứ nhất, những cam kết thương mại trong EVFTA sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng quy mô FDI từ các quốc gia nội khối và FDI nói chung do những cam kết về cắt giảm thuế quan.
Thứ hai, EVFTA sẽ giúp tăng quy mô FDI của EU vào Việt Nam do Hiệp định này giúp cho doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường Việt Nam cũng như thị trường ASEAN rộng lớn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ ba, việc sớm ký FTA với EU mang lại lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong việc thu hút FDI của khối 27 thành viên.
Thứ tư, về môi trường đầu tư, việc thực hiện EVFTA cùng với những cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và việc thực thi EVIPA sẽ tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực mà EU có tiềm năng và thế mạnh.
Thứ năm, EVFTA có thể góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư của EU vào Việt Nam.
Thứ sáu, việc thực thi 2 hiệp định này sẽ là động lực và yêu cầu để Việt Nam cải cách thể chế và khung pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện đầu tư thuận lợi và an toàn hơn cho các nhà đầu tư. "Có thể thấy, Việt Nam có nhiều cơ hội 'hiếm có khó tìm' trong bối cảnh thế giới đầy biến động như hiện tại", bà Mai nhấn mạnh.
Chưa tương xứng với tiềm năng
Mặc dù là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, nhưng những năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam vẫn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Tính đến tháng 8/2022, có 25 quốc gia thuộc EU27 tham gia đầu tư vào Việt Nam, với tổng số dự án là 2.378 dự án với tổng giá trị vốn đăng ký là 27,59 tỷ USD. Điều đó có nghĩa, xét về vốn, FDI của EU vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng chưa tới 6,41% tổng số vốn Việt Nam thu hút được. Còn xét về mặt dự án, chỉ chiếm khoảng 6,69%. Đây là một tỷ lệ rất nhỏ so với tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và EU. Đặc biệt, tính toán theo số liệu thống kê của Eurostat và Tổng cục Thống kê, tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam chỉ dao động từ 2-5% so với tổng số vốn FDI mà EU phân bổ trên thế giới.
Lý giải về nguyên nhân FDI từ châu Âu vào Việt Nam không như kỳ vọng, bà Hoàng Thị Hồng Vân, Trưởng phòng Đối ngoại, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam chia sẻ, chi phí logistics thực sự là một vấn đề lớn mà Việt Nam đang đương đầu. Việt Nam đã phát triển hạ tầng rất tốt, tuy nhiên chi phí vận tải còn rất cao. Một ví dụ nhỏ nhưng rất đáng lưu tâm đó là chi phí vận chuyển hàng hóa từ TPHCM ra Hà Nội tương đương với chi phí từ Singapore về EU, thực tế này giải thích tại sao nhà đầu tư rót tiền vào Singapore hoặc một số nước ASEAN khác nhiều hơn Việt Nam là bởi vì khi đặt lên bàn cân của doanh nghiệp thì họ cũng phải tính toán đến chi phí logistics ảnh hưởng rất lớn đến chi phí kinh doanh.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8/2022, có 25 quốc gia thuộc EU tham gia đầu tư vào Việt Nam, với tổng số dự án là 2.378 dự án với tổng giá trị vốn đăng ký là 27,59 tỷ USD. Trong đó, Hà Lan, Pháp, Luxembourge, Đức, Đan Mạch và Bỉ chiếm tới hơn 91% tổng vốn FDI của EU vào Việt Nam. Luỹ kế đến tháng 8/2022, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với 401 dự án; 13,6 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư của EU vào Việt Nam, Pháp đứng ở vị trí thứ 2 với 658 dự án, 3,71 tỷ USD chiếm 13,5% tổng vốn dầu tư. |
Ngoài ra cũng phải thừa nhận tuy Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp châu Âu không quá quan tâm về nhân lực giá rẻ mà họ đặt sự quan tâm vào nguồn nhân lực chất lượng có kỹ năng trình độ tay nghề cao – điều mà Việt Nam chưa có.
TS. Nguyễn Thị Vũ Hà tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, những lợi thế mà EVFTA mang lại cho Việt Nam chỉ là ngắn hạn khi các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Indonesia cũng đang tích cực đàm phán FTA với EU, nên Việt Nam cần tranh thủ "thời gian vàng" đi trước để hút nguồn vốn FDI từ EU. Ngoài ra, việc thực thi hiệp định còn dẫn tới những áp lực và chi phí liên quan tới cải cách thế chế, chính sách, hay thậm chí làm giảm "dòng chảy" FDI vào Việt Nam nhất là trong bối cảnh FDI toàn cầu đang suy giảm và có tính chọn lọc hơn.
Bên cạnh đó, do EVFTA và EVIPA chỉ là một trong những điều kiện để thu hút nhà đầu tư EU vào Việt Nam, rủi ro từ bối cảnh mới có thể làm suy yếu tâm lý kinh doanh của các nhà đầu tư toàn cầu nói chung và các nhà đầu tư từ EU. Không chỉ thế, các FTA thế hệ mới như EVFTA và EVIPA đặt ra những thách thức lớn đòi hỏi Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, đúng trình tự thủ tục nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài và giải quyết có hiệu quả những tranh chấp này, đồng thời cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế cảnh báo sớm để phòng ngừa tranh chấp.
Để cải thiện và tận dụng cơ hội thu hút FDI từ EU, giải quyết những thách thức trên, VERP cho rằng Việt Nam cần coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng và đẩy mạnh cải cách thể chế trên các lĩnh vực như: bảo đảm quyền tài sản, điều kiện kinh doanh, sửa các quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng. Đặc biệt, cần lưu ý, các lợi thế hiện nay như lao động rẻ và ưu đãi thuế sẽ không còn là thế mạnh trong tương lai.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics