Trái khoáy xuất khẩu khoáng sản
![]() |
Hầu hết lý do các DN xin XK quặng đưa ra là bởi trong nước không có nhu cầu Ảnh: S.T |
Ùn ùn xin xuất khẩu
Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương cho phép một DN ở tỉnh này XK quặng bô xít tồn kho khai thác trên địa bàn. Lý do là DN không tiêu thụ được trong nước, nên phải xin XK. Dẫn Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và XK khoáng sản cũng như một loạt thông tư của Bộ, Bộ Công Thương cho rằng quặng bô xít không nằm trong danh mục khoáng sản XK. Vì vậy, Bộ này chưa cho phép XK mà yêu cầu DN tiêu thụ trong nước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính): Năm 2017, số quặng sắt XK là 3,4 triệu tấn với mức giá XK bình quân là 21,2 USD/tấn. Năm 2018, con số XK là 1,25 triệu tấn. 9 tháng đầu năm 2019, con số XK sơ bộ là 1,36 triệu tấn với đơn giá XK trung bình là 33,6 USD/tấn. Chủng loại quặng sắt XK từ Việt Nam hầu hết là quặng sắt limonit. Loại quặng sắt này có giá XK không cao. Các loại quặng XK đi qua cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) và cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn). Nguồn gốc của số quặng sắt XK sang Trung Quốc từ 2017 đến nay chủ yếu là của mỏ sắt Quý Xa (Lào Cai) của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung - một công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam với đối tác Trung Quốc. Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), quặng sắt mỏ Quý Xa của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung khai thác với công suất 3 triệu tấn/năm. Sau khi trừ đi nhu cầu sử dụng cho nhà máy, còn dư thừa khoảng 2,2-2,3 triệu tấn/năm. |
Với quặng bô xít là vậy, nhưng với quặng sắt, Bộ Công Thương lại có cách hành xử khác. Do quặng sắt tồn kho, không tiêu thụ được trong nước nên từ năm 2017 đến nay, Bộ Công Thương đã cấp phép XK cho hàng triệu tấn quặng sắt. Cụ thể, năm 2017, Bộ này cấp 8 giấy phép với gần 3 triệu tấn; năm 2018 cấp 4 giấy phép; 5 tháng năm 2019 cấp 7 giấy phép.
Thực tế, từ đầu năm đến nay, rất nhiều DN mua quặng sắt của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) được cấp phép XK quặng sắt. Các lý do xin XK được những DN này đưa ra đều là do trong nước không có nhu cầu. Như trong tháng 1, Bộ Công Thương chấp thuận để 3 DN (Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh Đức, Công ty TNHH Xây dựng Lan Anh và Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lan) được XK tổng cộng 340.000 tấn quặng sắt limonit có nguồn gốc từ mỏ Quý Xa. Cùng thời điểm đó, Bộ Công Thương cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát; Công ty Cổ phần Vương Anh XK 140.000 tấn quặng sắt limonit mỏ Quý Xa.
Tiếp đó, ngày 25/2 và ngày 30/3, Công ty TNHH Xây dựng Lan Anh và Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh Đức lần lượt đề nghị Bộ Công Thương cho phép XK quặng sắt limonit có nguồn gốc từ mỏ Quý Xa do đã mua năm 2018 nhưng không tiêu thụ được trong nước. Đến tháng 5, Bộ Công Thương đồng ý để hai DN trên XK 130.000 tấn quặng sắt limonit mỏ Quý Xa.
Trong những văn bản cho phép các DN XK, Bộ Công Thương luôn nhấn mạnh: “DN phải ưu tiên bán trong nước khi các DN trong nước có nhu cầu”.
Việt Nam có chủ trương hạn chế XK khoáng sản thô, song các DN lại ùn ùn xin XK, vấn đề đặt ra là liệu chủ trương hạn chế XK các loại khoáng sản thô có còn phù hợp?
Chia sẻ về điều này, một doanh nhân làm khoáng sản, người có sự am hiểu sâu sắc với ngành này trong nhiều năm cho hay: “Đặt bài toán có nên XK khoáng sản thô hay không, phải nhất quán, phải hiểu, phải rạch ròi, thế nào gọi là khoáng sản thô, thế nào là bán thô, thế nào là chế biến sâu và chế biến sâu thì sâu đến đâu”.
Vị này đánh giá, Việt Nam có nhiều loại khoáng sản như đồng, vàng, sắt, kẽm, bô xít… Tuy nhiên, chỉ có than, bô xít, đồng, đất hiếm… là có trữ lượng khá lớn nên quy hoạch thành ngành kinh tế đột phá mũi nhọn, không cho XK thô. Còn những loại khoáng sản trữ lượng thấp, đòi hỏi công nghệ chế biến hiện đại, đắt đỏ thì nên cho XK. Để lại các loại này cũng không làm gì, XK đi còn có thể đem ngoại tệ về.
“Để lại một tý thì làm gì cũng dính vào Luật Khoáng sản. Ví dụ, muốn làm gì trên đất mà đất lại có ít khoáng sản như apatit, đồng, chì, kẽm, thiếc… lại vướng. Đương nhiên, XK đi thì phải có cơ chế quản như thế nào, chính sách minh bạch ra sao nhằm thu được thuế, tránh tình trạng xuất lậu trốn thuế”, vị lãnh đạo DN này lưu ý.
Có còn cần giấy phép?
Trên thực tế, hiện nay với những khoáng sản không thuộc danh mục khoáng sản XK, DN vẫn được XK nhưng phải có giấy phép. Muốn có giấy phép, khoáng sản đó phải đáp ứng yêu cầu của Bộ Công Thương tại Thông tư 12/2016/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư 41/2012/TT-BCT quy định về XK khoáng sản. Thông tư này đưa ra một số trường hợp cá biệt được XK như: Khoáng sản tồn kho của các mỏ có giấy phép khai thác nhưng đã hết hiệu lực; khoáng sản không thuộc danh mục được XK, nhưng trong nước không có nhu cầu tiêu thụ hoặc không tiêu thụ hết... Đối với các trường hợp nêu trên, nếu DN có nhu cầu XK khoáng sản thì phải báo cáo UBND cấp tỉnh (nơi khoáng sản đó được khai thác, chế biến) để UBND tổ chức kiểm tra, xác nhận và có văn bản đề nghị Bộ Công Thương xem xét, giải quyết. Trên cơ sở văn bản đề nghị của UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.
Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thị trường nên vị đại diện DN có nhiều năm kinh nghiệm làm khoáng sản kể trên cho rằng, tồn tại giấy phép XK là khá vô lý. “Cái gì thị trường cần, mình có mình bán, cái gì thị trường có mình cần mình mua. Thế giới có mấy chợ khoáng sản là London (Anh), Thượng Hải (Trung Quốc), một phần chợ Singapore, Brazil và Australia... Cứ mang hết ra chợ, thế mới gọi là thị trường. Nhiều khi muốn bán nhưng đợi DN chạy giấy phép, đến lúc được bán khách hàng họ lại không còn nhu cầu mua”, vị này nhấn mạnh.
Một số chuyên gia khác cũng bày tỏ quan điểm, nên bỏ tư tưởng “không quản được thì cấm”. Giấy phép đó làm cho môi trường kinh doanh bất định nên không đơn vị nào dám đầu tư dài hạn. Nếu ổn định, DN sẽ khai thác sâu hơn, đầu tư máy móc để thu cả quặng nghèo. Tuy nhiên nếu biến động, DN chỉ đầu tư ít, khai thác chỗ dễ, phần khó bỏ lại. Giấy phép nên bỏ đi, mấu chốt là quản làm sao để XK khoáng sản mà Nhà nước không để thất thu thuế.
Tin liên quan

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử
20:32 | 26/04/2025 Multimedia

Bưởi của Việt Nam chính thức vào siêu thị Hàn Quốc
15:30 | 15/04/2025 Xu hướng

Diễn biến mới từ thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam
16:08 | 14/04/2025 Xu hướng

Hoa Kỳ kết luận điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp pin năng lượng mặt trời nhập khẩu
11:09 | 29/04/2025 Xu hướng

Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới
16:28 | 28/04/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả lao dốc
16:18 | 28/04/2025 Xu hướng

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép từ Việt Nam
16:12 | 28/04/2025 Xu hướng

Chính thức vận hành cầu cảng gần 1.000 tỷ đồng tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh)
16:01 | 28/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương
21:37 | 25/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
10:26 | 24/04/2025 Xu hướng

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu
20:21 | 23/04/2025 Xu hướng

Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều
20:06 | 23/04/2025 Xu hướng

Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD
16:13 | 23/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Hạt gạo xứ Thanh chính danh “xuất ngoại”
14:37 | 23/04/2025 Xu hướng

Chuyên gia kinh tế nói gì trước việc Bộ Công Thương thu hồi C/O, CNM, REX của VCCI?
14:17 | 23/04/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hướng dẫn khai báo tên người xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong hộp thực phẩm chức năng

Đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế mới

Lạng Sơn: Triệt phá xưởng lắp ráp điện thoại lậu “khủng”

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

Đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế mới

Chi cục Thuế khu vực XII: hỗ trợ người nộp thuế thực hiện chính sách thuế mới

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

5 hoạt động phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: 100% cửa hàng xăng dầu áp dụng HĐĐT kết nối cơ quan thuế

Chi cục Thuế khu vực I: thu ngân sách từ hộ, cá nhân kinh doanh tăng cao

Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong hộp thực phẩm chức năng

Lạng Sơn: Triệt phá xưởng lắp ráp điện thoại lậu “khủng”

Hải quan khu vực III tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm giả

Cảnh sát biển bắt giữ 70.000 lít dầu và 700 m3 cát nhiễm mặn

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng

Hướng dẫn khai báo tên người xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu

Hộ, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Áp thuế là công cụ hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Sớm triển khai thông báo tạm hoãn xuất cảnh điện tử do nợ thuế

Hướng dẫn thủ tục miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

Samsung hiện thực hóa mục tiêu sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất

Giá căn hộ tại Hà Nội diễn biến trái chiều

Khởi động dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025
