Tổng thư ký OPEC bảo vệ quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ
Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais phát biểu trong cuộc họp ở Caracas, Venezuela ngày 14/9/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 6/2, Tổng thư ký Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Haitham Al Ghais khẳng định quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô hồi tháng 10/2022 là đúng đắn, đồng thời nêu bật vai trò của Các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đối tác (OPEC+) trong việc hỗ trợ bình ổn thị trường.
Phát biểu với báo giới bên lề Hội nghị Tuần lễ Năng lượng Ấn Độ, Tổng thư ký Haitham Al Ghais cho rằng cần công nhận nỗ lực và vai trò tích cực của OPEC+ trong thực hiện mục tiêu ổn định thị trường trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.
Ông Al Ghais cho biết, tại cuộc họp của Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) ngày 1/2, JMMC đã xem xét các dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất dầu thô trong tháng 11-12/2022 và đưa ra kết luận rằng "quyết định hồi tháng 10/2022 là hợp lý."
Sau buổi nhóm họp hôm 1/2, OPEC+ cũng thống nhất duy trì chiến lược sản lượng hiện tại đến cuối năm 2023.
Bên cạnh đó, ông Al Ghais cũng tái khẳng định cam kết giám sát thị trường chặt chẽ của OPEC, kể cả với những thay đổi trong nhu cầu đối với dầu mỏ, đặc biệt khi việc Trung Quốc mở cửa trở lại được dự báo sẽ khiến nhu cầu trên toàn cầu đạt kỷ lục trong năm nay.
Ông Al Ghais cho rằng OPEC+ vẫn giữ được sự tín nhiệm của thế giới và hoàn toàn đủ tự tin để đưa ra những quyết sách phù hợp, cũng như đủ khả năng ứng phó kịp thời trong một lĩnh vực thường xuyên xảy ra biến động.
Hôm 4/2, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arbia - Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết sẽ rất thận trọng trong việc đưa ra quyết định tăng sản lượng dầu.
Tại cuộc họp ngày 5/10/2022, OPEC+, liên minh gồm 23 quốc gia sản xuất dầu mỏ, đã quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022 cho đến cuối năm 2023, do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Quyết định của OPEC+ đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn, đặc biệt là Mỹ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá đây là chiến lược khôn ngoan khi thực tế đã giúp giá dầu hạ nhiệt, từ mức kỷ lục trong 14 năm là gần 140 USD/thùng vào tháng 3/2022, hiện xuống khoảng 80-85 USD/thùng.
Giá dầu mỏ đã biến động mạnh kể từ khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Sau khi tăng lên mức cao nhất trong 14 năm là gần 140 USD/thùng vào tháng 3 năm ngoái, giá dầu Brent hiện đang giao dịch trong khoảng 80-85 USD/thùng.
Các hoạt động thăm dò dầu khí cũng đã được thúc đẩy trong năm ngoái sau thời gian đình hoãn do đại dịch COVID-19./.
Tin liên quan
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cảnh báo hậu quả của cuộc chiến quy mô lớn ở Trung Đông
08:50 | 12/10/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics