Tổng cục Hải quan phản hồi về một văn bản bị nghi ngờ là giả
Tổng cục Hải quan phản hồi về phân loại mặt hàng “Cần trục bánh lốp” | |
Tổng cục Hải quan phản hồi về việc phân loại mặt hàng loa kéo di động |
Là văn bản chuẩn, đúng quy định pháp luật
Ngày 3/5/2019, Bộ Tài chính có Công văn hỏa tốc số 5048/BTC-TCHQ gửi TAND thành phố Đà Nẵng về việc xác định mã số hàng hóa. Đây là công văn hồi đáp 2 công văn số 55/CV-TA ngày 30/11/2018 và công văn số 02/CV-TA ngày 16/01/2019 của TAND thành phố Đà Nẵng gửi Bộ Tài chính.
Nội dung công văn số 5048/BTC-TCHQ có nêu: “Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hoá, phân tích để phân loại hàng hoá, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam; Tham khảo Chú giải chi tiết HS; tham khảo Tuyển tập ý kiến phân loại Tổ chức Hải quan thế giới năm 2017; các mặt hàng móc cẩu, mắt nối xích, vòng xích chủ và móc thu ngắn xích bằng sắt hoặc bằng thép, được chi tiết từ mục 8 đến 42 tờ khai hải quan là các phụ kiện của xích, phù hợp phân loại thuộc nhóm 73.26 “Các sản phẩm khác bằng sắt hoặc thép”, phân nhóm 7326.90 “- loại khác”, phân nhóm “- - loại khác”, phân nhóm 7326.90.99 “--- Loại khác”.
Một số ý kiến cho rằng, tên cơ quan ban hành là Bộ Tài chính và nội dung trình bày đều lấy danh là Bộ Tài chính và dấu đóng của Bộ Tài chính. Tuy nhiên phần ghi thủ trưởng cơ quan ban hành lại ghi TL. BỘ TRƯỞNG; KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN, còn người ký lại là “PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG – Nguyễn Dương Thái”. Nếu đây là văn bản thật thì hoàn toàn sai về thể thức, sai về thẩm quyền, sai về nội dung và trái với các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành về việc phân loại nhóm mã hàng hóa HS.
Phản hồi về nội dung này, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết: đây là văn bản đúng quy định về thẩm quyền ban hành văn bản, vì khoản 4 Điều 10 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan tổ chức”.
Mặt khác, tại điểm c Khoản 4 Điều 36 Quyết định 469/QĐ-BTC ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế làm việc của Bộ Tài chính quy định: “Thủ trưởng đơn vị ký thừa lệnh Bộ trưởng và đóng dấu Bộ đối với các văn bản trả lời, giải thích chính sách, chế độ có nội dung chưa được phân cấp cho đơn vị, thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ sau khi được lãnh đạo Bộ duyệt và giao đơn vị xử lý và ký ban hành văn bản”.
Bên cạnh đó, tại điểm b Khoản 2 Điều 14 Quyết định 1616/QĐ-BTC ngày 19/7/2016 về việc ban hành Quy chế công tác văn thư của Bộ Tài chính quy định: “Đối với trường hợp ký thừa lệnh (TL.): Thủ trưởng đơn vị ký thừa lệnh Bộ trưởng và đóng dấu Bộ đối với các văn bản trả lời, giải thích chính sách, chế độ có nội dung chưa được phân cấp cho đơn vị, thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ sau khi được lãnh đạo Bộ duyệt và giao Thủ trưởng đơn vị xử lý và ký ban hành văn bản. Chánh Văn phòng Bộ ký thừa lệnh và đóng dấu Bộ đối với các văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ, văn bản phân công, đôn đốc các đơn vị triển khai nhiệm vụ theo yêu cầu của Bộ và một số văn bản khi được giao”.
Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết thêm, lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo giao Tổng cục Hải quan ký công văn về nội dung này.
Về việc Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái ký văn bản trên, Tổng cục Hải quan khẳng định là đúng quy định. Bởi tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 8/2/2010) quy định: ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật”.
Cũng tại điểm a Khoản 2 Điều 15 Quyết định 1268/QĐ-TCHQ ngày 14/4/2017 ban hành Quy chế công tác văn thư của Tổng cục Hải quan quy định: “Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền ký tất cả các văn bản thuộc thẩm quyền và ký một số loại văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính khi được ủy quyền. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thể giao cho các Phó Tổng cục trưởng ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và các văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Tổng cục trưởng ký thay chịu trách nhiệm trước trước pháp luật, trước Tổng cục trưởng về các nội dung văn bản mà mình đã ký".
Trên cơ sở của quy định pháp luật hiện hành, Quy chế làm việc của Bộ Tài chính, Quy chế công tác văn thư của Tổng cục Hải quan thì việc Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái ký thay Tổng cục trưởng theo thừa lệnh của Bộ trưởng Bộ Tài chính là phù hợp với quy định của pháp luật.
Về việc này, được biết Văn phòng Bộ Tài chính cũng đã khẳng định, công văn số 5048/BTC-TCHQ ngày 3/5/2019 do Bộ Tài chính cấp số và thực hiện đóng dấu sau khi kiểm tra văn bản đã đáp ứng đúng quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, có chữ ký của Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái thừa lệnh Bộ trưởng, ký thay Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Cơ sở phân loại hàng hóa là rõ ràng
Có ý kiến cho rằng, hướng dẫn xác định mã hàng hóa tại công văn số 5048/BTC-TCHQ ngày 3/5/2019 rất chung chung, không ghi rõ căn cứ vào điểm nào, mục nào, điều nào của Thông tư số 14 và 103 của Bộ Tài chính; Không nói rõ căn cứ vào dòng nào, trang nào của Chú giải chi tiết HS và tuyển tập phân loại của Tổ chức Hải quan thế giới năm 2017.
Về vấn đề này, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết nội dung công văn số 5048/BTC-TCHQ là dựa trên cơ sở phân loại quy định tại Điều 4 và khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 3/1/2015 của Bộ Tài chính; Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam. Đồng thời sử dụng chú giải chi tiết HS các nhóm có liên quan tới mặt hàng và sử dụng tuyển tập ý kiến phân loại của Tổ chức Hải quan thế giới năm 2017…
Căn cứ vào các quy định trên, Tổng cục Hải quan đã xác định: các mặt hàng móc cẩu, mắt nối xích, vòng xích chủ và móc thu ngắn xích bằng sắt hoặc thép, được chi tiết từ mục 08 đến 42 tờ khai là các phụ kiện của xích, phù hợp phân loại thuộc nhóm 73.26 “các sản phẩm khác bằng sắt hoặc thép”, phân nhóm 7326.90 “- Loại khác”, phân nhóm “- - Loại khác”, mã số 7326.90.99 “- - - Loại khác”.
Mã số HS trên C/O không phải là căn cứ phân loại
Liên quan đến mã số HS ghi trên giấy chứng nhận xuất xứ C/O, phía DN có quan điểm sử dụng mã số trên Giấy chứng nhận nguồn gốc số L 17599595 ngày 12/5/2017 của Cộng hòa liên bang Đức, hóa đơn thương mại và danh sách hàng hóa, theo đó, DN phân loại mặt hàng mắt nối xích, vòng xích chủ các loại, móc cẩu các loại vào mã số 7315.90.00.
Có ý kiến cho rằng công văn 5048/BTC-TCHQ nêu trên chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại điểm d mục 2 phần III Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK thì: “Thực hiện công nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa NK từ quốc gia, khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand và của những nhà sản xuất với các nhãn hiệu nổi tiếng đã được quốc tế thừa nhận để giảm tải cho cơ quan kiểm tra".
Tuy nhiên theo phân tích của Tổng cục Hải quan, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan thì "kiểm tra chuyên ngành là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định về kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hàng hóa do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế hoặc các quy định pháp luật có liên quan để kiểm tra, xác định hàng hóa đủ điều kiện XK, NK theo quy định của pháp luật có liên quan”. Nội dung Quyết định 2026/QĐ-TTg là nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động XK, NK. Tuy nhiên, vụ việc của DN Minh Giang là vướng mắc về phân loại, xác định mã số hàng hóa, không phải hoạt động liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.
Tổng cục Hải quan phân tích theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì: "việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phẩm, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa XK, NK.”
Cụ thể hơn, tại Điều 4 Thông tư 14/2015/TT-BTC quy định: “Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Khi phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải tuân thủ Điều 26 Luật Hải quan 2014 và Điều 16 Nghị định số 08 năm 2015 về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan; Các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này. Đồng thời căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2015/TT-BTC: Trường hợp thực hiện phân loại hàng hóa theo quy định tại Điều 4 Thông tư này nhưng chưa xác định được mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì sử dụng các tài liệu sau: Chú giải chi tiết Danh mục HS; Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO; Chú giải bổ sung Danh mục AHTN; Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Vì vậy, đại diện Tổng cục Hải quan khẳng định, mã số ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ C/O không phải là căn cứ để cơ quan Hải quan thực hiện phân loại hàng hóa.
Tin liên quan
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Chơn Thành: Phân loại, áp dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp chế xuất
06:21 | 23/07/2023 Hải quan
Chiêu sinh lớp Phân loại hàng hóa dành cho doanh nghiệp
08:20 | 05/10/2022 Hải quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics