Tín hiệu xấu đối với tiến trình hòa bình Trung Đông
Ngày 15/2, Tổng thống Trump đã từ bỏ cam kết của Mỹ đối với giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel-Palestines, một nền tảng từ lâu trong chính sách Trung Đông của Mỹ, dù ông đã kêu gọi Thủ tướng Netanyahu hạn chế việc xây dựng các khu tái định cư. Trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo sau khi ông Trump đắc cử tổng thống năm 2016, ông Trump đã từ bỏ nỗ lực đưa Palestines trở thành một nhà nước độc lập, đi ngược lại quan điểm của các chính quyền Mỹ trước đó và của cộng đồng thế giới. Ông Trump cam kết làm việc để đưa đến một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestines nhưng đòi hỏi sự thỏa hiệp từ cả hai bên. Điều này đồng nghĩa hai bên phải tự đàm phán về các điều khoản của thỏa thuận. Song ông cũng không đưa ra chỉ thị mới nào về việc hoàn tất thỏa thuận. Bên cạnh đó, sự tức giận của Palestines về việc ông từ bỏ mục tiêu hai nhà nước có thể dập tắt khả năng thuyết phục họ trở lại bàn đàm phán.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã cảnh báo nguy cơ từ bỏ ý tưởng về giải pháp hai nhà nước và nói rằng sẽ “không có giải pháp thay thế”. Trong khi đó, truyền thông phương Tây đưa ra một số giải pháp có thể thay thế cho giải pháp hai nhà nước, bao gồm:
Giải pháp một nhà nước: Đây là mục tiêu của PLO trong nhiều năm qua, và đối với nhiều người Palestines, đó thực sự là lựa chọn mà họ mong muốn: một nhà nước dân chủ duy nhất, chứ không phải của riêng người Do Thái hay người Arab, trên vùng đất Palestines từng là thuộc địa của Anh. Vấn đề ở đây là Israel gần như không thể trao quyền hoàn toàn cho người Palestines ở vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bởi rõ ràng sẽ chấm dứt giấc mơ về một nhà nước Do Thái. Đây là lý do tại sao Israel chưa bao giờ thôn tính Bờ Tây và tại sao ngày càng nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc cấp tiến ủng hộ việc phân chia hai bên, dù dựa trên những điều khoản mà người Palestines có thể sẽ không đồng ý.
Thỏa thuận tạm thời: Nhiều người Israel cho rằng thỏa thuận hòa bình cuối cùng với Palestines là bất khả thi bởi phía Palestines đang đặt ra một yêu cầu khó khăn liên quan đến vấn đề “nhân khẩu học”. Về lý thuyết, phía Palestines đòi hỏi phải “trao quyền được trở về Israel” cho hàng triệu hậu duệ của những người tị nạn Palestines sống trong khu vực và trên thế giới, điều mà đa số người Israel bác bỏ. Tuy nhiên, một thỏa thuận tạm thời có thể sẽ được thực thi, bởi qua đó Palestines sẽ không phải từ bỏ các mục tiêu trong tương lai và có thể được tiếp cận hoặc thiết lập một chế độ mới ở thành cổ Jerusalem. Việc thuyết phục hai bên nhất trí về thỏa thuận tạm thời này đòi hỏi sức ép lớn từ thế giới Arab cũng như toàn thế giới, và có nguy cơ kích động xung đột nội bộ ở Palestines.
Giữ nguyên trạng: Khi mà giải pháp tốt nhất chỉ là sự lựa chọn ít gây tổn hại nhất, thì việc giữ nguyên trạng được một số người nhắc đến. Tuy nhiên, Israel vẫn đang tiếp tục thay đổi bối cảnh khu vực này với việc đưa thêm người định cư tới Bờ Tây, vốn đã có khoảng 350.000 người Israel, và Đông Jerusalem, vốn đã có khoảng 250.000 người. Giải pháp này sẽ làm xói mòn uy tín dân chủ của Israel bởi nó khiến hàng triệu người không có quyền bỏ phiếu lựa chọn chính phủ. Về phía Palestines, trong quá khứ họ đã tiến hành các cuộc nổi dậy trong nhiều năm hồi cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 2000, hay các vụ bạo lực hồi cuối năm 2015 và đầu năm 2016. Và nguy cơ này rất có khả năng xảy ra lần nữa.
Tin liên quan
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
6 sự kiện nổi bật của Hải quan Việt Nam năm 2024
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
Hải quan triển khai cải cách công tác quản lý trị giá hải quan
SHB được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
Hải quan Đồng Tháp đạt nhiều kết quả đột phá trong năm 2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics