Facebook Twitter youtube Tiktok

Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế để đạt mục tiêu “kép” trong năm 2021

(HQ Online) - Để Việt Nam có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép” là phòng chống dịch bệnh hiệu quả và nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2021, đại biểu Quốc hội Ngô Sách Thực (Bắc Giang), Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, điểm mấu chốt trước tiên là cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế.
Gói kích thích kinh tế lần 2: Đề xuất tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội: Tiếp tục tập trung ổn định kinh tế vĩ mô
Tái cơ cấu nền kinh tế - 5 năm nhìn lại
5 mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế 2016-2020 vượt xa so với kế hoạch
Đại biểu Quốc hội Ngô Sách Thực (Bắc Giang), Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Ngô Sách Thực (Bắc Giang), Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2020 của Việt Nam đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 - 3%. Ông đánh giá như thế nào về kết quả phát triển kinh tế-xã hội đã đạt được, đặc biệt trong bối cảnh nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19?

- Trong bối cảnh dịch Covid-19, kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm, kết quả đạt được trong năm 2020 là rất đáng trân trọng. Đó là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt, kịp thời của Đảng và Nhà nước. Sự lắng nghe, cầu thị, vào cuộc của các cấp, các ngành, nhân dân tin tưởng, tích cực hưởng ứng với tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên, là cơ sở vững chắc để chúng ta tin tưởng sẽ vượt qua thách thức hiện nay.

Trong năm 2021, Việt Nam hướng tới thực hiện mục tiêu “kép” là phòng chống dịch bệnh hiệu quả và nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện thắng lợi điều này, yếu tố cải thiện môi trường đầu tư cũng như cơ cấu lại nền kinh tế rất quan trọng. Quan điểm của ông như thế nào?

Chính phủ trình Quốc hội 12 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 như sau: GDP tăng khoảng 6%; CPI bình quân khoảng 4%; TFP vào tăng trưởng khoảng 45 - 47%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khoảng 91%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1 - 1,5 điểm phần trăm; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 42%...

- Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép”, vấn đề đầu tiên nhắc tới đúng là về cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế. Tôi cho rằng, cần tiếp tục thực hiện kiên quyết và thực chất việc cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, khắc phục chỉ định thầu và đấu thầu hình thức, quy định rõ và thực hiện nghiêm trách nhiệm phản hồi những dự án của các tỉnh, thành phố, xin ý kiến của các bộ, ngành trung ương và Chính phủ.

Thời gian vừa qua, nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả tích cực, là “trụ đỡ” cho nền kinh tế lúc khó khăn do dịch Covid-19, tăng trưởng ở mức cao. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, XK đạt khá và bảo đảm nguồn cung về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, người nông dân cũng còn gặp nhiều khó khăn, cần sự trợ giúp. Nông thôn mới, bên cạnh những thành tựu là trên 60% số xã nông thôn mới nhưng nhiều nơi chưa thật bền vững, nhiều nơi còn nợ tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí về môi trường.

Tôi đồng tình với nhiều giải pháp đã đề ra, có hai việc cần phải quan tâm hơn và đề ra đã lâu nhưng chưa có nội dung cụ thể.

Thứ nhất là, thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp còn rất thấp và rất cần có một cơ chế để khuyến khích, chia sẻ rủi ro.

Thứ hai là, kết nối giao thông đến các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhiều nơi còn hạn chế. Ví dụ như ở Bắc Giang, quốc lộ 31 với chiều dài trên 100km từ Bắc Giang đi Quảng Ninh qua vùng cây ăn quả lớn trên 5 vạn ha đã hình thành trên 30 năm nay, đường đã cũ và xuống cấp trầm trọng, rất khó khăn cho việc thông thương và giảm chi phí, rất cần có sự đầu tư công.

Tài chính, ngân sách được đánh giá là một trong những điểm sáng trong “bức tranh” phát triển kinh tế-xã hội năm 2020. Ở góc độ tài chính, ngân sách, theo ông cần triển khai các giáp pháp nào để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép” đặt ra trong năm 2021?

- Về tài chính, ngân sách và đầu tư công, thời gian qua, nền tài chính quốc gia đã đạt nhiều kết quả tích cực, tiến bộ hơn giai đoạn trước cả về thể chế, chính sách, pháp luật và các mục tiêu thu chi, cơ cấu lại nợ công; 9/12 chỉ tiêu của Chính phủ đã đạt. Chính sách tài khóa tiền tệ là cơ sở quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ và tăng dự trữ ngoại hối.

Trong bối cảnh các DN gặp nhiều khó khăn phải thực hiện các gói hỗ trợ, giãn chậm nộp nên một số khoản thu ngân sách gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi thấy cần phải rà soát lại một số nguồn thu hiện nay như bán hàng qua mạng (chiếm trên 25%) nhưng việc thu thuế qua mạng như thế nào thì chưa rõ. Biển số xe máy, xe ô tô nếu có chính sách đấu giá và quản lý tốt cũng là một nguồn thu không nhỏ. Chống thất thu qua chuyển giá cũng là một chuyên đề cần chuyên sâu, chỉ đạo sâu sát.

Về chi ngân sách, Chính phủ cần thiết ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn tới. Số chi thường xuyên hiện nay vẫn chiếm 63,4% và không đạt được chỉ tiêu giảm chi thường xuyên xuống còn 61%. Cần giảm một số nội dung chi và nội dung chi không cần thiết nhưng cũng không nên có giảm bình quân. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay rất cần các biện pháp kích cầu, trong đó tăng chi cho đầu tư công kết hợp các biện pháp phòng, chống lãng phí, tham nhũng, đưa nhanh các công trình vào sử dụng là một giải pháp rất cơ bản.

Muốn đạt mục tiêu “kép”, câu chuyện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới hiệu quả là vấn đề không thể không nhắc tới trong giai đoạn tới. Ở góc độ này, quan điểm của ông như thế nào?

- Giai đoạn vừa qua, việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đều vượt mục tiêu. Tôi đồng tình với việc đề ra 3 chương trình giai đoạn tới là xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi dân tộc thiểu số. Các chương trình bước đầu đã đề ra được mục tiêu và nguồn lực. Ví dụ như chương trình kinh tế - xã hội miền núi đề ra 10 chương trình và dự kiến 137.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên các nguồn lực này cần phải có sự cân đối thêm. Để các chương trình sớm đưa vào thực hiện cho hiệu quả, đề nghị cần sớm hoàn thiện tiêu chí phân bổ, phê duyệt dự án, chỉ đạo hướng dẫn cách làm có hiệu quả và tạo sự chủ động của địa phương, nâng cao trách nhiệm của các chủ chương trình, dự án và sự tham gia tích cực của người dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Ngoài các nội dung trên, ông đã từng chia sẻ, muốn thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép”, việc xã hội hóa dịch vụ công, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập một cách thực chất đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới. Ông có thể phân tích rõ hơn đâu là giải pháp hữu hiệu trong giải quyết vấn đề này?

- Về xã hội hóa dịch vụ công và đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, trong báo cáo Chính phủ nêu còn nhiều bất cập, thực tế còn lỗ hổng do cơ chế và có sự trục lợi giữa công và tư, chưa có sự phân minh. Theo tôi cần phải có đánh giá sâu và tổng kết nội dung này vì đây là một chủ trương, chính sách rất quan trọng đã được đề ra từ Đại hội VII của Đảng và tiếp tục được khẳng định và làm rõ qua các kỳ đại hội Đảng.

Đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý các mặt tích cực của cơ chế thị trường, nhưng Nhà nước phải tiếp tục đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa, văn nghệ, thể thao, đặc biệt là giúp người nghèo, người yếu thế và thực hiện các mục tiêu vì con người. Đẩy mạnh xã hội hóa là để nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân trên cơ sở các chuẩn hóa và như vậy cần có sự hoàn thiện các tiêu chuẩn, trong đó có sự kiểm định, kiểm tra và giám sát tốt hơn để chất lượng dịch vụ công ngày càng cao và có hiệu quả hơn.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội

Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội

Theo WB, trong năm 2024, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á-Thái Bình Dương nhờ sự phục hồi xuất khẩu và nhu cầu nội địa.
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động

Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động

(HQ Online) - Trong năm 2025, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển thị trường tài chính, bất động sản toàn cầu, Việt Nam với độ mở kinh tế lớn nên nền kinh tế cũng như thị trường tài chính sẽ không thể nằm ngoài vòng tác động từ những biến động không ngừng của môi trường quốc tế.
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

(HQ Online) - Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá về kinh tế 2020 và nhận định về tăng trưởng kinh tế 2021.
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

(HQ Online) - Năm 2020, việc thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều kết quả rất tích cực, dù nền kinh tế trong nước đứng trước nhiều thách thức. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Thu Trang (ảnh), Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều việc để triển khai thực thi hiệu quả FTA, còn các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực để cải thiện năng lực cạnh tranh một cách chắc chắn để không thua trên “sân nhà”.
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

(HQ Online) - Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế quốc dân, kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, kết quả như trên sẽ đạt được nếu Việt Nam có những đột phá chiến lược, vượt trội hơn nhiều quốc gia khác.
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

(HQ Online) - TPHCM dự kiến triển khai gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% hỗ trợ cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang bị tác động bởi dịch Covid-19. Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) xung quanh gói hỗ trợ này.
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

(HQ Online) - Nhận định về năm 2021, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, sức mua thị trường năm 2021 vẫn sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự tăng trưởng đột phá nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu  sang Trung Quốc

Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 8/12, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về XK thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc tại cuộc họp trực tuyến giữa hai bên. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, với việc mở cửa được thị trường Trung Quốc, XK "cây trăm tỷ" của Việt Nam sẽ tốt hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân.
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

(HQ Online) - Liên quan đến Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, đang được người dân trong cả nước quan tâm, tìm hiểu. Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an vừa có buổi trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Ngân hàng cung cấp thông tin  cho cơ quan Thuế:  Hiểu đúng, hiểu đủ  để tránh hoang mang

Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang

(HQ Online) - Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại phải cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế. Điều này dấy lên những lo ngại về việc bảo mật thông tin khách hàng. Tuy nhiên, khi trao đổi với Phóng viên Báo Hải quan, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu (ảnh), pháp luật đã có quy định rất rõ ràng, những ai vi phạm đều sẽ bị xử lý.
Nên công khai những người sử dụng bằng giả

Nên công khai những người sử dụng bằng giả

(HQ Online) - Xung quanh việc cấp và sử dụng bằng giả xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng.
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

(HQ Online) - Trước nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là dịp cao điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tăng cao, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh đã trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về các biện pháp của lực lượng Hải quan sẽ triển khai trong thời gian tới.
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

(HQ Online) - Trước thềm hội nghị đối thoại của Bộ Tài chính với DN về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2020, diễn ra ngày 24/11 tại Hà Nội và 27/11 tại TP Hồ Chí Minh, Báo Hải quan có cuộc trao đổi với ông Kim Long Biên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan các nội dung liên quan hội nghị này.
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan  đã tăng lên nhiều lần

Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần

(HQ Online) - Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, mối quan hệ đối tác giữa Hải quan với doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong thương mại, gia tăng uy tín của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

(HQ Online) - Các quy định về quản lý thuế doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Việt Nam đã đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đó là khẳng định của ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khi nói về những nội dung của Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/11/2020.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
vinamil
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông năm 2024 tăng trưởng 2 con số, thị trường này lọt vào top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.

Báo động tai nạn tự chế pháo nổ

Chỉ trong 2 tuần qua, Khoa Bỏng- Chỉnh hình của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận 3 bệnh nhi liên quan đến tự chế pháo nổ.
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Việc sửa đổi nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục một số bất cập phát sinh trong thực
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Từ một thập kỷ trước, việc nguồn vốn tư nhân dồn dập đổ vào những nền kinh tế đang phát triển khiến Chính phủ và các tổ chức phát triển đã nhìn thấy cơ hội để thúc đẩy tiến độ xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu phát triển khác.
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

Kỳ 1 tháng 12 (1-15/12/2024) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31,48 tỷ USD, giảm 3,5%.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động