Thượng đỉnh trực tuyến EU-Trung Quốc tiếp tục nóng với các chủ đề gai góc
Các lãnh đạo hàng đầu của Liên minh châu Âu gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cùng bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu – EU sẽ có cuộc họp Thượng đỉnh trực tuyến trong ngày 14/9 với lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là Chủ tịch Tập Cận Bình.
Đây là cuộc họp Thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 2 trong năm nay, sau cuộc họp lần đầu vào cuối tháng 6. Trước đó, theo kế hoạch ban đầu, cuộc họp Thượng đỉnh tháng 9 dự định tổ chức trong 3 ngày ở thành phố Leipzig của Đức nhưng do đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành ở châu Âu, cộng thêm căng thẳng trong quan hệ song phương, chính phủ Đức đã quyết định hủy Thượng đỉnh trực tiếp và tổ chức dưới hình thức trực tuyến và chỉ diễn ra trong 1 ngày.
Cuộc họp lần này được xem là một trong những hoạt động đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của Đức và được cho là sẽ đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng hơn cho mối quan hệ chiến lược có tính sống còn nhưng đang căng thẳng giữa EU và Trung Quốc.
Một loạt các chủ đề gai góc sẽ tiếp tục được hai bên bàn luận, trong đó có những hồ sơ mà trước đây Liên minh châu Âu thường né tránh như vấn đề người Hồi giáo ở Tân Cương, đạo luật an ninh quốc gia Hong Kong. Tuy nhiên, khác với mức độ căng thẳng của cuộc họp cuối tháng 6/2020, hai bên có thể sẽ tìm cách dung hòa các bất đồng trong cuộc họp Thượng đỉnh lần này.
Thương mại-đầu tư sẽ là một trong những trọng tâm thảo luận. Để chuẩn bị cho cuộc họp Thượng đỉnh lần này, cuối tháng 8/2020, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị đã có chuyến thăm đến một loạt các nước châu Âu như Pháp, Đức, Italy và đã hứa hẹn việc EU-Trung Quốc có thể hoàn tất Hiệp định về đầu tư trước cuối năm 2020. Hiệp định này đã được hai bên đàm phán từ 6 năm qua nhưng chưa thể kết thúc do phía châu Âu gia tăng sự cảnh giác đối với đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, đồng thời yêu cầu Trung Quốc phải thực hiện nguyên tắc có đi-có lại, tức mở cửa thị trường nội địa Trung Quốc nhiều hơn cho các doanh nghiệp châu Âu.
Giới quan sát đánh giá, trong bối cảnh căng thẳng và đối đầu với Mỹ gia tăng trên mọi lĩnh vực, Trung Quốc đã hạ nhiệt với châu Âu, cố gắng lôi kéo châu lục này và do đó có thể sẽ đưa ra các nhượng bộ kinh tế. Về phần mình, sau khi đã tỏ thái độ hết sức cứng rắn với Trung Quốc trong thời gian qua, EU cũng muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế nhằm giảm thiểu các tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Điều này thể hiện rõ qua phát biểu của Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel, khi cho rằng, do mối quan hệ thương mại khổng lồ giữa hai bên, EU và Trung Quốc càng cần phải đối thoại thẳng thắn.
“Liên minh châu Âu và Trung Quốc là hai trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trao đổi thương mại giữa hai bên là 1 tỷ euro mỗi ngày. Đó là con số khổng lồ và cho thấy quan hệ hai bên về kinh tế-thương mại mạnh đến thế nào. Vì thế, chúng tôi muốn thiết lập sự đối thoại và quan hệ đối tác với Trung Quốc dựa trên nguyên tắc có đi-có lại, minh bạch cũng như ý thức về một sự hợp tác mà hai bên cùng có lợi", ông Michel nói.
Ngoài vấn đề đầu tư-thương mại, các lãnh đạo EU và Trung Quốc cũng có thể sẽ thảo luận về vấn đề an ninh, cũng như công nghệ, trong đó có hồ sơ liên quan đến tập đoàn Huawei của Trung Quốc cũng như các dự án xây dựng mạng viễn thông 5G của tập đoàn này tại các nước châu Âu./.
Tin liên quan
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
08:57 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK