Facebook Twitter youtube Tiktok

Thuế quan, rủi ro thương mại khiến xuất khẩu thủy sản tăng chậm

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2025 vẫn tăng trưởng 2 con số, nhưng mức tăng trưởng đã chậm lại trong tháng 5.
Tín dụng lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản đã được triển khai mạnh mẽ. 	Ảnh: T.H
Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H

Thuế quan tạo ra làn sóng điều chỉnh trong ngắn hạn

Theo bà Lê Hằng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau những tháng đầu năm 2025 tăng trưởng ấn tượng, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 5/2025 đã có dấu hiệu chững lại khi chỉ đạt 851 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái – mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm.

Tuy vậy, lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch vẫn đạt 4,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ 2024 – phản ánh nỗ lực vượt khó của toàn ngành trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, đặc biệt là ảnh hưởng từ chính sách thuế đối ứng mới của Hoa Kỳ.

Bà Lê Hằng đánh giá, thuế quan Hoa Kỳ tạo ra làn sóng điều chỉnh trong ngắn hạn.

Từ tháng 4/2025, sau khi Chính phủ Hoa Kỳ công bố kế hoạch áp mức thuế tạm thời 10% với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có thủy sản, ngành xuất khẩu đã nhanh chóng phản ứng.

Các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng sang Mỹ trong tháng 4 và đầu tháng 5 nhằm tránh rủi ro bị áp thuế cao hơn (có thể lên đến 46%) sau ngày 9/7 – thời điểm kết thúc giai đoạn 90 ngày áp thuế tạm thời.

Kết quả là kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 5 vẫn đạt gần 160 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, hoạt động giao hàng đã giảm dần từ sau ngày 20/5 để đề phòng rủi ro thương mại. Áp lực về chi phí, biến động thị trường và sự thiếu chắc chắn về chính sách khiến hoạt động giao dịch chậm lại, gây ảnh hưởng đến tổng kim ngạch trong tháng.

Về cơ cấu mặt hàng, nhóm tôm vẫn là điểm sáng khi đạt 363 triệu USD trong tháng 5, tăng mạnh 12,4% và chiếm hơn 42% tổng kim ngạch. Tính chung 5 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt hơn 1,66 tỷ USD, tăng 28,3% – phản ánh xu hướng phục hồi rõ rệt của thị trường và nhu cầu tốt từ Mỹ, Nhật Bản và các nước CPTPP.

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra lại giảm 17,3% trong tháng 5, chỉ đạt 138 triệu USD – mức sụt giảm mạnh nhất trong các nhóm chủ lực.

Nguyên nhân chính đến từ việc các doanh nghiệp tạm thời điều chỉnh lịch xuất hàng sang Mỹ – thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất – nhằm tránh mức thuế cao, đồng thời chủ động tái cơ cấu thị trường.

Một số doanh nghiệp như Caseamex cho biết đang tích cực chuyển hướng sang thị trường EU và châu Á, nơi có yêu cầu kỹ thuật cao nhưng ít rủi ro về thuế quan.

Xuất khẩu cá ngừ cũng giảm 23,2% trong tháng 5, đạt 65 triệu USD – cho thấy khó khăn từ chi phí logistics và cạnh tranh với các nguồn cung thay thế từ Mỹ Latinh.

Lối thoát trong bối cảnh rủi ro thương mại gia tăng

Theo bà Lê Hằng, trước bất ổn từ chính sách thuế Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã xác định lại chiến lược thị trường theo hướng đa dạng hóa và tăng cường chế biến sâu.

Xuất khẩu sang các thị trường CPTPP như Nhật Bản, Canada, Mexico tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, đạt 224 triệu USD trong tháng 5 (tăng 7,9%) và hơn 1,15 tỷ USD trong 5 tháng (tăng 24,3%).

Đáng chú ý, thị trường Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 5 lên 836 triệu USD – mức tăng tới 546% so với cùng kỳ – cho thấy khả năng đẩy mạnh tiêu thụ thông qua đơn hàng lớn và ưu đãi thuế quan.

Thị trường Trung Quốc và Hong Kong cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng, đạt gần 185 triệu USD trong tháng 5 và hơn 900 triệu USD trong 5 tháng, tăng lần lượt 22,3% và 48,6%. Đây là tín hiệu tích cực cho nỗ lực tái cấu trúc thị trường, đồng thời cho thấy sức hút từ các sản phẩm phù hợp khẩu vị, giá cả và chuỗi cung ứng thuận tiện.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản đang tích cực triển khai các dòng sản phẩm chế biến sâu như cá viên, cá tẩm gia vị, cá hộp, collagen từ phụ phẩm nhằm thâm nhập thị trường ngách và đáp ứng xu hướng tiêu dùng tiện lợi – đặc biệt tại các đô thị lớn ở châu Á.

Từ nay đến tháng 7 – thời điểm Mỹ sẽ quyết định mức thuế chính thức áp với một số sản phẩm từ Việt Nam – dự kiến hoạt động xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục thận trọng.

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần tính toán thời điểm giao hàng hợp lý để vừa tránh rủi ro về thuế, vừa không mất đơn hàng. Trong kịch bản thuế vẫn ở mức 10%, ngành có thể duy trì xuất khẩu ổn định. Tuy nhiên, nếu mức thuế 46% được áp dụng, hoạt động xuất khẩu sẽ sụt giảm đáng kể và buộc phải tái cơ cấu thị trường quyết liệt hơn.

Về dài hạn, ngành cần tranh thủ các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA, UKVFTA để mở rộng thị trường, đồng thời nâng cấp hạ tầng, giảm chi phí logistics và tăng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Chính phủ cũng cần có chính sách tín dụng, hỗ trợ vùng nuôi và đầu tư chế biến để tăng năng lực cạnh tranh toàn ngành.

Lê Thu

Tin liên quan

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Dù đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, thủy sản Việt vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiêu thụ trong nước. VASEP vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp, đề nghị phối hợp các bộ ngành rà soát, điều chỉnh những quy định còn chưa thống nhất, đồng thời sẵn sàng cung cấp thông tin thực tiễn để góp phần hoàn thiện chính sách, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành.
Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tại các đơn vị trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực III đạt 56,11 tỷ USD, theo Chi cục Hải quan khu vực III.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu với 47,69 tỷ USD, tăng 40%.
Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Hàng trăm tấn thanh long, đậu, bắp... đang tồn kho vì chưa được cấp chứng thư theo yêu cầu mới từ phía châu Âu. Trong khi doanh nghiệp đứng ngồi không yên vì nguy cơ thiệt hại hàng tỷ đồng...
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Việt Nam đang khẳng định vị thế là cường quốc xuất khẩu sắn thứ ba thế giới, với những con số tăng trưởng ấn tượng về khối lượng trong nửa đầu năm 2025. Tuy nhiên, đằng sau bức tranh tươi sáng của kim ngạch tỷ đô là thách thức về canh tác bền vững, đòi hỏi ngành sắn phải chuyển mình mạnh mẽ theo hướng xanh và tuần hoàn.
Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Lạng Sơn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch cảng cạn tại khu trung chuyển hàng hóa thuộc KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.
Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Giữa những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, ngành gỗ Việt Nam không chỉ giữ vững ngôi đầu trong nhóm nông sản xuất siêu mà còn từng bước tái định vị mình trên bản đồ xuất khẩu. Đặc biệt, với gần 6,7 tỷ USD thặng dư trong 6 tháng đầu năm, ngành đang cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ và chiến lược phát triển vượt khỏi "công xưởng gia công" đơn thuần.
Sức ép lớn đặt doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào thế khó

Sức ép lớn đặt doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào thế khó

Trung Quốc sẽ chỉ công nhận sữa tiệt trùng được sản xuất hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu. Quy định mới này khiến nhiều doanh nghiệp Việt – vốn sử dụng sữa hoàn nguyên làm nguyên liệu, buộc phải điều chỉnh công nghệ, thay đổi ghi nhãn và mã HS nếu không muốn bị loại khỏi thị trường gần 1,5 tỷ dân.
10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tháng 6/2025

10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tháng 6/2025

Trong 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 6, có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Xuất khẩu hóa chất của Việt Nam sang Lào đã tăng trưởng đột phá trong nửa đầu năm 2025, đạt hơn 309 triệu USD – cao nhất trong các mặt hàng và vượt xa con số 3,8 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên nhóm hàng này vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng nổi bật trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần, đạt gần 150 tỷ USD vào năm 2024 – minh chứng cho mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng.
Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Tại Quyết định số 977/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã tạo cơ sở quản lý, thu hút, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế Hà Tĩnh. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Hà Tĩnh sẽ có 13 bến cảng gồm 36 - 44 cầu cảng.
Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Văn hóa đang dịch chuyển từ bản sắc sang kinh tế, với mục tiêu xuất khẩu rõ nét. Việc thành lập Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Việt Nam mở đường cho chiến lược thương mại hóa sáng tạo.
Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Với mức đầu tư khoảng 2 tỷ đồng mỗi hecta, nhưng có thể tạo ra doanh thu tới 3 tỷ đồng, mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên mặt đất đang trở thành điểm sáng của ngành Thủy sản Việt Nam. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, mô hình này còn mở ra hướng đi bền vững và đột phá cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn tới.
Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Trong bức tranh hồi phục của ngành hàng mực, bạch tuộc nửa đầu năm 2025, Hàn Quốc tiếp tục giữ vai trò thị trường nhập khẩu lớn nhất, đóng góp hơn 100 triệu USD kim ngạch, chiếm 36% tổng giá trị xuất khẩu. Đây không chỉ là điểm tựa ổn định mà còn là cánh cửa chiến lược giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam giữ vững vị thế trên bản đồ xuất khẩu.
Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?

Ngành rau quả Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với nhiều thử thách, chứng kiến kim ngạch xuất khẩu giảm 7% so với cùng kỳ năm 2024 và chuỗi 5 tháng sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực đã xuất hiện vào tháng 6, kéo tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng vọt 31% so với tháng trước, đạt 807 triệu USD và tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính

Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc trả lời kiến nghị phát sinh trong quá trình triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Việc Hà Nội đưa sản phẩm OCOP lên sàn không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn tạo áp lực để các chủ thể cải tiến bao bì, truy xuất nguồn gốc...
Hải quan nâng cao hiệu quả phối hợp và hợp tác quốc tế trong phòng chống ma túy

Hải quan nâng cao hiệu quả phối hợp và hợp tác quốc tế trong phòng chống ma túy

Đáng chú ý, tổng lượng tang vật thu giữ được khoảng 2 tấn ma tuý các loại, tăng 94,7 % so với tổng số ma túy thu giữ cùng kỳ năm 2024.
Cưỡng chế 2 doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu

Cưỡng chế 2 doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu

Hai doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu chây ỳ đã bị Chi cục Hải quan khu vực II áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm thu hồi nợ cho ngân sách nhà nước.
Hải quan khu vực III tích cực tham gia các hoạt động của ABAC III

Hải quan khu vực III tích cực tham gia các hoạt động của ABAC III

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực III Trần Mạnh Cường tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới”.
Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2025, trong đó đặc biệt tập trung vào thương mại điện tử và chuyển đổi số.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phiên bản di động