Thuế nhập khẩu giảm theo cam kết: Lo cho sản xuất ô tô trong nước
![]() |
Sản xuất trong nước liệu có hụt hơi khi lượng ô tô nhập khẩu với lợi thế giảm giá đang ngày một gia tăng? Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Hyundai Thành Công. Ảnh: ANH VINH. |
Xe nhập khẩu tăng do thuế giảm
Hiệp định ATIGA có hiệu lực, thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực ASEAN xuống 0%. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2018, hoạt động nhập khẩu ô tô vào Việt Nam gần như chững lại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghịch lý này. Trước tiên, hầu hết doanh nghiệp nhập khẩu chưa đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 (NĐ 116), cụ thể là chưa được cấp giấy phép nhập khẩu hoặc chưa có Giấy chứng nhận kiểu loại (VTA). Bản thân các doanh nghiệp cũng thận trọng chưa đặt hàng để dành thời gian nghiên cứu chính sách mới, nhất là quy định về VTA. Trong khi đó thời gian chờ sản xuất từ khi đặt hàng đến khi có hàng mất khoảng 4-5 tháng (chưa kể thời gian vận chuyển về Việt Nam-PV).
Mặt khác một số doanh nghiệp trong nước, trong đó đặc biệt là Hyundai Thành Công (TC Motor) đã chuyển mạnh sang sản xuất trong nước, không nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc.
Song nửa cuối năm 2018, các doanh nghiệp đều đã giải quyết được vướng mắc liên quan đến NĐ 116, lượng ô tô nhập khẩu lập tức gia tăng nhanh chóng, trung bình mỗi tháng đạt 12.570 xe (tăng cao so với trung bình 8.000 xe/tháng của năm 2017).
Không còn vướng mắc về thủ tục, lợi thế thuế giảm khiến lượng xe nhập khẩu tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong năm 2019 khi lượng ô tô trung bình hàng tháng luôn đạt trên 11.000 xe, cao điểm có tháng lên tới 14-15.000 xe. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã có 75.438 xe ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam, đạt trị giá 1,68 tỷ USD.
Số liệu cập nhật mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng số ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 8/2019 đạt 96.000 chiếc, trị giá 2,1 tỷ USD, tăng 229% về lượng và tăng 205,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Phân tích kỹ hơn sẽ thấy chiếm phần lớn lượng ô tô nhập khẩu là xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi (72,8%, tăng 652 % so với cùng kỳ) và chủ yếu là xe đến từ các nước trong khu vực ASEAN (được hưởng thuế nhập khẩu 0%), trong đó có Thái Lan và Indonesia. Số liệu thống kê cũng cho thấy, hết tháng 7 cả nước nhập 52.526 ô tô nguyên chiếc các loại từ Thái Lan (tổng trị giá 1,046 tỷ USD), chiếm 67,8% lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam (tăng rất nhiều so với 39,4% của năm 2017). Cũng tương tự như vậy, 7 tháng năm 2019, Việt Nam nhập 24.155 ô tô nguyên chiếc các loại từ Indonesia (tổng kim ngạch đạt 342,3 triệu USD), chiếm 21% thị phần ô tô cả nước.
Như vậy sau khi thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0% (đầu năm 2018), nhập khẩu ô tô từ khu vực thị trường này tăng mạnh, hiện chiếm đến 88,8% tổng lượng ô tô nhập khẩu trong cả nước.
Đe dọa sản xuất trong nước
Có thể khẳng định thời gian gần đây các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước đã có sự nỗ lực cao trong việc đầu tư cũng như nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tung ra nhiều sản phẩm mới để cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Đánh giá của cơ quan chức năng cho rằng, sản xuất trong nước đã bước đầu khẳng định được vai trò, vị trí đối với thị trường ô tô trong nước và có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Tuy nhiên ưu thế của xe sản xuất lắp ráp trong nước sẽ không giữ được lâu nếu các doanh nghiệp không nỗ lực tăng cường chất lượng, hạ giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh, nhất là việc cạnh tranh đối với xe nhập khẩu từ thị trường ASEAN do được hưởng ưu đãi về thuế.
Thực tế so với Thái Lan và Indonesia, sản lượng ô tô của Việt Nam đang rất thấp. Thái Lan có sản lượng khoảng 2 triệu xe/năm, Indonesia có sản lượng khoảng 1,3 triệu xe/năm, trong khi đó Việt Nam có sản lượng hơn 200.000 xe/năm. Tỷ lệ nội địa hóa ô tô của Thái Lan từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ 60-80%, Indonesia từ 45-70%, trong khi đó của Việt Nam chủ yếu dưới 20%, có một số ít mẫu đạt từ 37-40%.
Điều này dẫn tới chi phí sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam vẫn đang khá cao, vì vậy dù có nỗ lực, các DN cũng khó cạnh tranh ngang ngửa với xe nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi đó, theo Bộ Công Thương, với tốc độ nhập khẩu như các tháng vừa qua, lượng ô tô nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh, duy trì ở mức cao trong những năm tới.
Đặc biệt, cơ quan này đã đưa ra một thực tế tương quan về sản lượng giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu đang thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2017, sản lượng xe sản xuất trong nước cao gấp 2,5 lần xe nhập và năm 2018 cao gấp 3,72 lần thì trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ còn cao gấp 1,74 lần so với cùng kỳ.
Tiếp tục “trợ lực” cho sản xuất
Để tiếp tục “trợ lực” cho sản xuất trong nước, Bộ Công Thương vừa đề xuất lên Chính phủ hàng loạt giải pháp, trong đó ngoài giải pháp liên quan đến đơn giản hóa thủ tục, chính sách, còn có giải pháp quan trọng liên quan đến thuế và thu ngân sách.
Điểm đáng chú ý là, Bộ Công Thương kiến nghị không áp dụng thuế TTĐB với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đối với sản xuất, lắp ráp ô tô và điều chỉnh “nâng thuế TTĐB đối với một số dòng xe áp dụng ở mức hợp lý”.
Nếu kiến nghị được thông qua, thời gian tới thuế suất thuế TTĐB với ô tô có thể được nâng lên. Hiện thuế suất thuế TTĐB với ô tô có dung tích xi lanh từ 1.500cm3 trở xuống là 35%, từ 1.500-2.000cm3 là 40%, từ 2.000-2.500cm3 là 50%, từ 2.500-3.000cm3 là 60% và từ 3.000cm3 trở lên là 90-150%.
Một doanh nghiệp sản xuất ô tô tính toán, với đề xuất tăng các mức thuế TTĐB chung lên cao hơn hiện nay và miễn khoản thuế này cho phần linh kiện mua trong nước, ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước mới có khả năng cạnh tranh được với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Ngoài ra, Bộ Công Thương còn đề nghị ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ô tô. Cùng với đó là một loạt ưu đãi đối với những dự án sản xuất, lắp ráp xe dưới 9 chỗ có quy mô từ 50 nghìn xe/năm trở lên, có sản phẩm xuất khẩu trong 5 năm, làm chủ công nghệ sản xuất động cơ - hộp số,... được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ; hỗ trợ tín dụng đầu tư lãi suất thấp...
Việc thực hiện Hiệp định ATIGA và tới đây Hiệp định Thương mại tự do EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư-IPA (có hiệu lực sau 9-10 năm nữa), ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức. Nếu không có chính sách khuyến khích phát triển đồng bộ, ô tô trong nước khó cạnh tranh để giữ được thị trường. Tuy nhiên đây cũng được xem là cơ hội cho các doanh nghiệp khi Chính phủ đã và đang có nhiều giải pháp quyết liệt, cụ thể để hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất trong nước.
Thị trường ô tô Việt Nam sẽ đạt quy mô trên 500.000 xe/năm vào sau 2020 và đạt 1 triệu xe/năm sau 2025. Thu nhập của người dân tăng cao và giai đoạn ô tô hóa đang tới. Thị trường tiềm năng này rất có thể thuộc về xe nhập khẩu khi hiện Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia xuất khẩu ô tô sang Việt Nam nhiều nhất. Nếu không có chính sách khuyến khích phát triển đồng bộ, ô tô trong nước khó cạnh tranh giữ được thị trường. |
Tin liên quan

Hoa Kỳ tăng thuế đối ứng 46%, thương mại điện tử Việt Nam đối diện thách thức
16:30 | 04/04/2025 Thương mại điện tử

Nhiều doanh nghiệp gỗ Việt chịu ảnh hưởng nặng trước mức thuế 46% của Mỹ
16:25 | 03/04/2025 Thuế

Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Đối thoại

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới
11:43 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm
20:01 | 05/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài
17:29 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường

WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới
16:24 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xây dựng thương hiệu quốc gia để xuất khẩu tôm sang EU
13:46 | 02/05/2025 Nhịp sống thị trường

Việt Nam đứng vị trí nào trong chiến lược mới của doanh nghiệp Đức?
09:44 | 01/05/2025 Nhịp sống thị trường

Giá căn hộ tại Hà Nội diễn biến trái chiều
14:49 | 28/04/2025 Nhịp sống thị trường

Hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ tại Việt Nam
15:49 | 24/04/2025 Nhịp sống thị trường
Tin mới

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics