Thực thi gói hỗ trợ: Chú ý diễn biến thị trường để có biện pháp quản trị rủi ro
Cần thiết phải phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Ảnh: Internet |
Chương trình hỗ trợ khôi phục nền kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/NQ-QH15 đang được triển khai có tổng quy mô lên tới gần 350 nghìn tỷ đồng, trong đó, tổng quy mô của giải pháp tài khóa lên tới 291 ngàn tỷ đồng, chiếm 83% tổng giá trị của Chương trình.
Cộng đồng DN và người dân đang rất trông đợi các giải pháp chính sách hỗ trợ sớm được triển khai và triển khai có hiệu quả, đảm bảo đúng đối tượng, không bị thất thoát, lãng phí.
Chia sẻ về vấn đề này, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho biết, kỳ vọng lớn của thị trường, của doanh nghiệp, người dân đối với các cấu phần khác nhau của Chương trình hỗ trợ rất lớn. Đứng trước kỳ vọng như vậy, trách nhiệm của các cơ quan thực hiện, đặc biệt là các bộ, ngành và địa phương sẽ rất nặng nề.
“Do vậy, sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt, với tinh thần trách nhiệm cao của các bộ, ngành, địa phương ngay từ những ngày đầu tiên sau khi Nghị quyết 11/NQ-CP được ban hành sẽ đóng vai trò quan trọng để phát huy hiệu quả của Chương trình”, TS Lê Duy Bình nhấn mạnh.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, các cấu phần của chương trình gần như đều có các địa chỉ rất rõ ràng, về cả góc độ bộ, ngành, địa phương đề xuất hay chịu trách nhiệm thực hiện, triển khai. Việc giám sát về trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương do vậy cũng dễ dàng hơn.
Hiệu quả của việc thực hiện Chương trình, bao gồm cả hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường và hiệu quả sử dụng nguồn lực, không bị thất thoát có thể dễ dàng được đánh giá, và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương cũng có thể dễ dàng được nhận biết và truy vết. Công tác giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, người dân sẽ được tăng cường và góp phần nâng cao tính hiệu quả của Chương trình.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, chuyên gia Lê Duy Bình cũng cho rằng, không thể không nhắc đến những rủi ro về góc độ kinh tế vĩ mô tiềm ẩn trong quá trình thực hiện Chương trình.
Trong Chương trình, một số cấu phần có chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn về nguy cơ lạm phát hay tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng hay sức ép đối với bội chi ngân sách. Quá trình thực hiện cần chú ý tới các diễn biến của thị trường, của nền kinh tế, các biểu hiện rủi ro phát sinh và từ đó có các biện pháp quản trị rủi ro và điều chỉnh kịp thời”, ông Lê Duy Bình lưu ý.
Cùng với đó, đại diện Economica Vietnam cũng cho biết, Chương trình có bóng dáng đậm nét của các giải pháp tài khóa, nhưng như vậy không có nghĩa là vai trò của các chính sách tiền tệ sẽ thấp hơn.
Trái lại, các chính sách điều hành về lãi suất, tỷ giá, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ có những tác động lớn tới quá trình phục hồi và tăng trưởng trong những năm tới. Điều này cho thấy yêu cầu rất cần thiết của quá trình phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Vai trò lớn của chính sách tài khóa đồng nghĩa với trách nhiệm lớn hơn của các giải pháp này trong quá trình triển khai và thực thi. Các giải pháp tài khóa cũng phải chủ động phối hợp với các giải pháp về tiền tệ, không gây áp lực quá lớn lên lạm phát, lên hệ thống các ngân hàng thương mại hay làm ảnh hưởng tới các nguyên tắc hoạt động thương mại lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Ở chiều ngược lại, TS. Lê Duy Bình cho rằng, các chính sách tiền tệ sẽ hỗ trợ cho quá trình giải ngân một nguồn vốn lớn vào nền kinh tế, song sẽ không ảnh hưởng lớn tới lạm phát hay mặt bằng lãi suất cho vay của các doanh nghiệp. Tương tự như vậy, sự phối hợp chặt chẽ chính sách và thực thi các giải pháp cũng cần được thực hiện hiệu quả giữa các bộ ngành khác và đặc biệt là với các địa phương.
Trước đó, chia sẻ về sự chuẩn bị của Bộ Tài chính cho việc triển khai gói hỗ trợ khôi phục nền kinh tế, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho rằng Chương trình này đòi hỏi rất lớn cả về quy mô và thời gian để thực hiện.
Về nguồn lực để triển khai Chương trình, đại diện Vụ Ngân sách nhà nước thông tin, tổng thể gói hỗ trợ sẽ đến từ ba nguồn, gồm: nguồn tăng bội chi ngân sách nhà nước; nguồn tăng thu tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2021; nguồn thứ 3 thực chất là giao thoa giữa chính sách tín dụng và chính sách tài khóa, tức là tăng bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội và ngân sách nhà nước sẽ cấp bù lãi suất cũng như chi phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện.
Tin liên quan
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
20:30 | 08/11/2024 An ninh XNK
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics