Thay đổi lớn trên bàn cờ năng lượng thế giới
Bản đồ năng lượng thế giới được vẽ lại sau 4 tháng xung đột ở Ukraine | |
Từ 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh | |
Các nước trên thế giới bình ổn giá xăng dầu như thế nào? |
EU đang tích cực tìm kiếm các nguồn LNG khác ở Trung Á, châu Phi và thậm chí là Đông Nam Á |
Trung Quốc hưởng lợi khi mua khí đốt của Nga với giá rẻ và bán lại cho châu Âu theo giá thị trường. Đó là 3 thay đổi lớn trên bàn cờ năng lượng thế giới do xung đột tại Ukraine tạo ra.
Trên bản đồ thế giới, Qatar cùng với Mỹ và Australia là 3 nhà cung cấp LNG quan trọng nhất. Cho đến gần đây, khách hàng chính của 3 nguồn cung cấp này là châu Á, chính xác hơn và theo thứ tự là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Châu Âu cho đến tháng 2/2022 đã đánh cược vào dầu và khí đốt của Nga, ít quan tâm đến LNG. Thời điểm bùng phát xung đột tại Ukraine, 55% khí đốt của Đức do một mình nước Nga cung cấp. Bất chấp bị trừng phạt, đến cuối tháng 7, Nga vẫn đảm bảo 1/3 năng lượng cho cỗ máy công nghiệp lớn nhất EU. Nhưng Nga càng lúc càng khóa chặt các đường ống dẫn dầu và khí đốt vào châu Âu, đặt toàn khối này trước nguy cơ thiếu điện vào mùa Đông năm nay. Thị trường LNG “căng” thêm nữa trong bối cảnh Hàn Quốc - khách hàng lớn thứ 2 trên thế giới - sẽ phải đổ đầy 90% kho dự trữ từ nay đến cuối tháng 10. Nhật Bản lo xa đã đạt chỉ tiêu từ lâu nay. Riêng với Trung Quốc, nhu cầu về LNG vẫn còn là một ẩn số: EU chưa biết có phải cạnh tranh với Trung Quốc để tranh giành LNG của các nhà cung cấp hay không.
Kể từ đầu xung đột Nga–Ukraine, các tàu chở LNG tấp nập qua lại giữa 2 bờ Đại Tây Dương. EU nhập khẩu thêm 60% LNG của Mỹ, trong khi đó theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu đang từ 40-45% trước xung đột tại Ukraine đã rơi xuống còn 9%. Điều đó không ngăn cản hóa đơn thanh toán năng lượng của EU cho các nhà cung cấp Nga tăng vọt: trong 9 tháng đầu năm 2022, bất chấp lệnh cấm vận, EU đã rót 158 tỷ USD vào các tập đoàn dầu khí của Nga. Để bù đắp cho khoảng trống hơn 155 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm, EU đã đánh cược vào khí đốt của Mỹ. Từ năm 2016 nhờ công nghệ khai thác dầu, khí đá phiến, Mỹ đã nhanh chóng trở thành một nhà cung cấp lớn của thế giới. Trong lĩnh vực LNG, Mỹ thậm chí đã qua mặt cả Qatar.
Thống kê của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy 70% LNG xuất khẩu trong năm 2022 dành để bán sang châu Âu, thay vì 30% như năm 2021. Trên thị trường châu Âu, Mỹ là nguồn cung cấp đến gần một nửa nhu cầu tiêu thụ LNG. Mùa Xuân vừa qua, chính quyền Biden cam kết cung cấp đến 50 tỷ m3 LNG/năm cho các đồng minh châu Âu và có khả năng “bơm thêm” cho châu Âu 20 tỷ m3 nữa nếu như EU chịu “trả giá” theo luật cung cầu. Theo số liệu của Cơ quan thống kê EU tháng 6/2022, Qatar đứng thứ 2 nhưng bị bỏ xa phía sau với 15%, còn Nga vẫn đứng thứ 3 với 14%. Giáo sư Thierry Bros thuộc Học viện Khoa học Chính trị Paris phân tích: “Châu Âu trông cậy nhiều vào Qatar và Mỹ vì đây là 2 nhà sản xuất LNG tương đối rẻ. Giá thành của Australia đắt hơn. Để giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng của Nga, châu Âu đang hướng về các nhà cung cấp tương đối gần với mình về mặt địa lý hoặc là gần gũi về chí hướng. Trong bài toán này, đương nhiên EU hướng tới Qatar và Mỹ”.
EU đang tích cực tìm kiếm các nguồn LNG khác ở Trung Á, châu Phi và thậm chí là Đông Nam Á, nhưng để “cai” khí đốt của Nga thì “đường còn dài”. Michael Stoppard thuộc cơ quan thẩm định tài chính Standard&Poor’s đánh giá: “LNG là giải pháp duy nhất và sẽ làm đảo lộn trật tự trên thị trường năng lượng toàn cầu trong thập niên sắp tới, nhưng hiện tại sản lượng LNG của thế giới chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho thị trường châu Âu”.
Tin liên quan
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách thương mại vào Mỹ dự đoán "khắt khe" hơn, doanh nghiệp cần làm gì?
08:22 | 19/11/2024 Kinh tế
Nga áp đặt các hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics