Tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công
Ước đến hết tháng 8, vẫn có tới 35 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%. Ảnh: Thuỳ Linh. |
Tìm cách để không xảy ra tình trạng vốn “chờ” công trình
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước tỷ lệ giải ngân 8 tháng năm 2022 đạt 35,49% kế hoạch.
Nếu so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân của cả nước đạt 39,15%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (40,6%).
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm bởi nếu không đẩy nhanh giải ngân vốn sẽ hạn chế tăng trưởng, không thể hiện được vai trò dòng vốn mồi dẫn dắt nền kinh tế. Hơn nữa, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
Lo lắng với tốc độ như hiện nay thì khó “về đích” công tác giải ngân vốn đầu tư công của năm 2022, mới đây, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc- Tổ trưởng Tổ công tác số 6 đã đi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại tỉnh Khánh Hòa và làm việc với các địa phương Nghệ An, Phú Yên, Sóc Trăng.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, 4 địa phương triển khai thực hiện giải ngân ước 8 tháng cụ thể như sau: Nghệ An đạt 50,6%, Khánh Hòa đạt 40,1%, Sóc Trăng đạt 40,2%, Phú Yên đạt 28,6%.
Kiểm tra chi tiết giải ngân các dự án trong 7 tháng đầu năm (đến 31/7/2022) cho thấy các địa phương đều còn tình trạng các dự án chưa giải ngân hoặc số giải ngân thấp so với kế hoạch vốn năm được giao (dưới mức bình quân chung cả nước 30% kế hoạch). Cụ thể: tỉnh Khánh Hòa 18 dự án, Phú Yên 26 dự án, tỉnh Nghệ An 55 dự án, tỉnh Sóc Trăng 26 dự án.
Qua báo cáo của 4 địa phương, nguyên nhân giải ngân chậm chủ yếu là do vướng về thể chế, chính sách, như: trong lĩnh vực đất đai, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa; về quy định đầu tư xây dựng đường quốc lộ và dự án liên vùng... đối với việc triển khai các dự án, thời gian qua, giá của các loại vật liệu xây dựng tăng đột biến, đặc biệt, giá xăng dầu, sắt, thép, đất, cát... tăng mạnh dẫn đến dự toán vượt so với tổng mức đầu tư được duyệt.
Nhiều dự án phải thực hiện điều chỉnh theo hướng tăng tổng mức đầu tư hoặc thay đổi giải pháp thiết kế hoặc giảm quy mô đầu tư để đảm bảo nguồn lực triển khai.
Một số gói thầu áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định nên không thể điều chỉnh, các nhà thầu sẽ giãn tiến độ hoặc thi công cầm chừng, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Hơn nữa, năm 2022 là năm bắt đầu khởi công mới nhiều dự án, những tháng đầu năm hoàn tất thủ tục đầu tư, nên tiến độ giải ngân vốn của những dự án này chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm.
Trước thực tiễn này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lưu ý các địa phương cần đi trước một bước trong công tác giải phóng mặt bằng, bởi đây chính là nguyên nhân khiến giải ngân chậm. Đồng thời đề nghị lãnh đạo các tỉnh hết sức quan tâm đến tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục, chuẩn bị kỹ lưỡng các dự án, trên cơ sở đó đẩy nhanh giải ngân vốn để không xảy ra tình trạng vốn “chờ” công trình.
Quyết liệt triển khai giải ngân vốn đầu tư công
Thực tế, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công không chỉ gặp khó khăn ở những địa phương trên mà nó là tình trạng chung của rất nhiều bộ, ngành, tỉnh thành trên cả nước. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến hết tháng 8 vẫn có tới 35 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%, trong đó có 27 bộ và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%. Đây là điều đáng lo khi chỉ còn 4 tháng nữa là kết thúc năm 2022.
Hơn nữa, Bộ Tài chính cũng cho biết, dù đã đi qua 8 tháng đầu năm nhưng hiện vẫn còn trên 50.326,9 tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết, chiếm 9,28% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó, có trên 49.915,3 tỷ đồng là vốn trong nước và trên 411,5 tỷ đồng là vốn ODA. Cụ thể, số vốn chưa được các bộ, cơ quan trung ương phân bổ chi tiết là trên 7.124,3 tỷ đồng; chiếm 6,44% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân là các bộ, cơ quan trung ương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025. Số vốn do các địa phương chưa phân bổ là trên 43.202,5 tỷ đồng; chiếm trên 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân là một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư và nguồn bội chi sẽ được phân bổ sau.
Đến giai đoạn những tháng cuối năm, việc chưa thực hiện phân bổ vốn của một số bộ, ngành địa phương sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải ngân vốn đầu tư công, sẽ dẫn đến tình trạng “có tiền mà không tiêu được”, gây lãng phí nguồn lực tài chính ngân sách của Nhà nước.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, công điện số 126/CĐ-TTg ngày 12/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 9/7/2022 của Chính phủ về Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương.
Theo đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần xử lý ngay những tồn tại, hạn chế, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; rà soát đề xuất kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt (bao gồm việc điều chuyển kế hoạch vốn của các dự án trọng điểm, có tính chất liên vùng, đường ven biển).
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK