Tăng trưởng kinh tế tiếp tục xu hướng tích cực
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, thông tin tới báo chí. |
Phấn đấu kết quả năm 2023 phải tốt hơn năm 2022
Thông tin về Phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định: trong điều kiện có rất nhiều khó khăn, thách thức từ cả bên trong và bên ngoài, nhất là tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, đầu tư, thương mại toàn cầu suy giảm, đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng… song dưới dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự đồng lòng, tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân; sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng tiếp tục xu hướng tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Cụ thể là kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất huy động, cho vay tiếp tục xu hướng giảm.
Thu ngân sách nhà nước 11 tháng đạt gần 95% dự toán trong khi đã miễn, giảm, gia hạn trên 172 nghìn tỷ đồng thuế, phí, tiền sử dụng đất (trong đó miễn, giảm khoảng 65 nghìn tỷ đồng), ước cả năm vượt mục tiêu đã đề ra (trong đó chủ yếu thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh).
Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trở lại. Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, tiếp tục xu hướng tháng sau tốt hơn tháng trước. Khu vực nông nghiệp phát triển ổn định và tăng trưởng, tiếp tục là bệ đỡ của nền kinh tế. Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn FDI đăng ký và thực hiện đều cao nhất kể từ năm 2020 đến nay…
Người phát ngôn Chính phủ cho hay, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tốt và khá tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như: Sức ép lạm phát trên thế giới còn cao, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu; thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc; tiếp cận vốn tín dụng, hấp thụ vốn của nền kinh tế còn khó khăn; một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn vướng mắc, chồng chéo…
Vì thế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nêu rõ, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực; phấn đấu, quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất để đạt được mục tiêu là kết quả năm 2023 phải tốt hơn năm 2022. Do đó, Chính phủ đã đề ra nhiều chỉ đạo và giải pháp để thực hiện.
Tháo gỡ khó khăn về vắc xin tiêm chủng mở rộng
Cũng tại buổi họp báo, nhiều thông tin, vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội đã được giải đáp. Trong đó, liên quan đến vấn đề bảo hiểm y tế (BHYT), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ Y tế đã và đang tăng cường chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho tuyến dưới; lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân và mở rộng mô hình bác sĩ y học gia đình; nâng cao chất lượng y tế cơ sở...
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, đến nay số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm cũng đã gia tăng với 150,5 triệu lượt trong năm 2022. Bên cạnh đó, quyền lợi của người tham gia BHYT cũng ngày càng được mở rộng. Mỗi năm quỹ BHYT chi trả khoảng 110 nghìn tỷ đồng cho khám chữa bệnh. Nguồn kinh phí do quỹ BHYT chi trả cho chi phí khám chữa bệnh đang chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của bệnh viện.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tại họp báo. Ảnh: VGP |
Liên quan đến giải pháp cho tình trạng thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho hay, để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục bố trí ngân sách trung ương để tiếp tục thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia quốc gia đảm bảo thống nhất, hiệu quả trong cả nước, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 10/7/2023, Quyết định số 931/QĐ-TTg ngày 05/8/2023 giao kinh phí để Bộ Y tế thực hiện mua tập trung các loại vắc xin.
Đến nay, Bộ Y tế đã gửi Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt phương án giá tối đa, trên cơ sở đó Bộ Y tế sẽ phê duyệt phương án giá cụ thể (dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2023) và giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất vắc xin để tiếp nhận vắc xin và thực hiện phân bổ ngay cho các địa phương.
Đối với vắc xin 5 trong 1 phải nhập khẩu, Bộ Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện mua sắm theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước theo quy định của Luật đấu thầu.
Trong quá trình chờ hoàn tất các thủ tục mua sắm, Thứ trưởng Bộ Y tến cho biết, Bộ đã chủ động tìm nguồn viện trợ, tài trợ vắc xin từ các tổ chức Quốc tế, trong nước cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Cũng tại họp báo, liên quan đến vụ việc đấu giá 3 mỏ cát tại Hà Nội với giá trúng cao bất thường, gấp hàng trăm lần giá khởi điểm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về kiểm tra, rà soát nhằm găn chặn nguy cơ lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, UBND TP. Hà Nội đã có chỉ đạo, giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì cùng các sở và đơn vị liên quan rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và đấu giá quyền khai mác 3 mỏ: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu. Ngày 17/11, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo thành phố về kết quả, nhưng theo ông Hà Minh Hải, do đây là nội dung lớn, quan trọng, liên quan nhiều lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, nên công tác kiểm tra cần có thời gian đánh giá, đặc biệt là nghiên cứu xem xét, cụ thể để đánh giá cụ thể nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho biết lãnh đạo thành phố đã giao Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp cùng các đơ vị tiếp tục kiểm tra, rà soát, đánh giá cụ thể để có báo cáo. Về việc quá hạn Thủ tướng giao nhưng công việc chưa hoàn thành, đại diện lãnh đạo Hà Nội giải thích do cần có thời gian để tổng hợp, nghiên cứu, xem xét chi tiết nên ngày 29/11, Hà Nội đã có văn bản, kiến nghị Thủ tướng cho phép UBND TP tiếp tục báo cáo trước ngày 15/12. |
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
08:12 | 16/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi đối tượng lao động đều cần những chính sách hỗ trợ phù hợp
14:34 | 15/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics