Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản
KBNN đảm bảo việc kiểm soát thanh toán được chặt chẽ, đúng quy định, các giao dịch thông suốt, liên tục. Ảnh: Thùy Linh. |
Kiểm soát chi chặt chẽ
Theo báo cáo mới nhất từ KBNN, trong công tác kiểm soát chi, tính đến ngày 15/12/2019, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát đạt 846.353 tỷ đồng, bằng 81,2% dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). Thông qua công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, các đơn vị KBNN đã phát hiện 21.985 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 79 tỷ đồng. Dự kiến, vốn thanh toán đến 31/1/2020 mà hệ thống KBNN kiểm soát ước đạt 990.675,2 tỷ đồng, bằng 95% dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).
Đáng chú ý, đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, tính đến ngày 15/12/2019, lũy kế vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2019 kiểm soát chi qua KBNN giải ngân là 257.455,8 tỷ đồng, đạt 61,8% kế hoạch Chính phủ giao; đạt 60% kế hoạch Quốc hội giao.
Theo KBNN, trong công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản, ngay từ đầu năm, KBNN đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm soát chi để kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện. Toàn hệ thống KBNN cũng đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, quán triệt công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi tuyệt đối không gây sách nhiễu, phiền hà cho đơn vị sử dụng ngân sách, không được để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào tại KBNN mà không rõ lý do. Với trường hợp phát hiện sai phạm của đơn vị (qua các kênh thông tin), KBNN các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng để thu hồi cho ngân sách nhà nước; thực hiện cung cấp thông tin, báo cáo tình hình thu, chi ngân sách nhà nước hàng ngày cho các cấp ủy, chính quyền và cơ quan quản lý tài chính ở Trung ương và địa phương, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành ngân sách của chính quyền các cấp.
Theo ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, KBNN, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1042/CĐ-TTg ngày 21/8/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và đặc biệt là từ thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 29/10/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai, thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nên tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư từ tháng 9/2019 đến 1/2020 đã có những chuyển biến khá tích cực. Cụ thể, tổng số vốn đầu tư giải ngân từ tháng 9/2019 đến tháng 1/2020 chiếm tới 47,4% kế hoạch vốn năm 2019 Chính phủ giao; chiếm 53,9% lũy kế vốn giải ngân từ đầu năm đến thời điểm báo cáo.
Không để ách tắc giao dịch
Từ số liệu báo cáo cho thấy, so với kế hoạch 2019 Chính phủ giao, công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chưa đạt được. Theo KBNN, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh nguyên nhân khách quan xuất phát từ các quy định của pháp luật hiện hành như vướng mắc về Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu; vướng mắc khách quan trong quá trình thực hiện dự án,… thì nguyên nhân chính hiện nay là do yếu tố chủ quan, nhất là những tồn tại trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện.
Vụ trưởng Vụ Kiếm soát chi cho biết, thực tế cho thấy, việc giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 còn chậm (đặc biệt đối với một số dự án phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020) và chia thành nhiều đợt. Đặc biệt, đối với các dự án ODA, việc giao vốn còn chậm, chưa kịp thời, chia thành nhiều đợt; việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công chậm, nhiều trường hợp dự án đến khi được điều chỉnh thì đã hết thời hạn giải ngân và lại phải xin gia hạn dự án; chủ đầu tư đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh chưa được phê duyệt, chậm làm thủ tục ghi thu ghi chi theo quy định…
Ông Trần Mạnh Hà cũng chia sẻ, vướng mắc lớn trong việc giải ngân vốn đầu tư chính là công tác giải phóng mặt bằng. Đây là nút thắt lớn đối với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, chưa kể đến là các dự án liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng có tính đặc thù.
Trong tháng cuối năm 2019, khối lượng công việc phát sinh nhiều, vì vậy, KBNN Trung ương đề nghị KBNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương của ngành, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ kiểm soát chi, nghiêm cấm công chức kiểm soát chi của KBNN lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư. Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra giám sát về nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư, xử lý nghiêm khắc các hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm soát thanh toán, kiên quyết xử lý nghiêm công chức và người đứng đầu đơn vị để xảy ra vi phạm quy chế, quy trình kiểm soát chi.
KBNN cũng đề nghị các đơn vị thường xuyên theo dõi, cập nhật các chủ trương, chính sách, các văn bản chế độ mới liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN để đảm bảo việc kiểm soát thanh toán được chặt chẽ, đúng quy định, các giao dịch thông suốt, liên tục, không bị ách tắc và đặc biệt không được để bỏ sót công việc trong những tháng cuối năm 2019 và những tháng đầu năm 2020. Đồng thời tích cực phối hợp với các đơn vị sử dụng ngân sách tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Theo KBNN, thời gian tới, toàn hệ thống sẽ tiếp tục nghiên cứu cải cách quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu đơn giản hoá quy trình, giảm bớt các bước trung gian, các đầu mối thực hiện, phù hợp với việc áp dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ công điện tử tiến tới hình thành quy trình kiểm soát chi điện tử.
KBNN cũng sẽ triển khai nâng cấp các chương trình ứng dụng tổng hợp báo cáo bổ sung chức năng quản lý tác nghiệp chi tiết các lần tạm ứng, thanh toán, quản lý hợp đồng, quản lý kế hoạch vốn trung hạn làm căn cứ kiểm soát chi và đáp ứng được kịp thời và đảm bảo tính chính xác cao của số liệu báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư công của các dự án thuộc các bộ, ngành, địa phương quản lý, góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành ngân sách của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Đặc biệt, KBNN Trung ương sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của KBNN nhằm kết nối, trao đổi thông tin và chia sẻ dữ liệu giữa KBNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương đạt hiệu quả.
Dự kiến lũy kế vốn đầu tư giải ngân đến ngày 31/1/2020 thuộc kế hoạch năm 2019 qua KBNN là 339.690,2 tỷ đồng đạt 88,3% kế hoạch. Cụ thể, nguồn Chính phủ giao giải ngân là 336.549,7 tỷ đồng, đạt 88,4% kế hoạch Chính phủ giao. Trong đó: vốn xây dựng cơ bản giải ngân là 274.902,6 tỷ đồng, đạt 90,3% kế hoạch Chính phủ giao; vốn trái phiếu chính phủ giải ngân là 25.700,2 tỷ đồng, đạt 71,9% kế hoạch Chính phủ giao; vốn chương trình mục tiêu giải ngân là 20.644,6 tỷ đồng, đạt 90,9% kế hoạch Chính phủ giao, chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân là 15.302,3 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch Chính phủ giao. Nguồn thu để lại giải ngân là 3.140,5 tỷ đồng, đạt 81,7% kế hoạch KBNN nhận được. |
Tin liên quan
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Vướng từ cơ chế, chính sách
13:24 | 25/08/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK