Facebook Twitter youtube Tiktok

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Chuyên gia Đào Thế Sơn, Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu (Vital Strategies) đã đưa ra góc nhìn về tác động của chính sách tăng thuế TTĐB với thuốc lá đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia.
Điều chỉnh thuế TTĐB đối với thuốc lá góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)
Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia
Chuyên gia Đào Thế Sơn. Ảnh: TL.

Tại một hội thảo gần đây, ông cho rằng thuế TTĐB đối với thuốc lá nên được coi là một chính sách tài khoá hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hơn là ngược lại. Điều này nên được hiểu như thế nào?

Thứ nhất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế không phải là thực hiện một chính sách tài khoá mở rộng đồng đều cho tất cả các ngành mà cần có sự ưu tiên và phân loại.

Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên cũng nêu rõ việc "bảo đảm an sinh xã hội, công bằng tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường; cân đối, hài hòa giữa thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn với phát triển trong trung và dài hạn; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần."

Sản xuất thuốc lá là một ngành kinh doanh có điều kiện, vì các tác hại liên quan tới sức khoẻ, môi trường. Không nằm trong lĩnh vực ưu tiên phát triển.

Thứ hai, theo nghiên cứu của Hội Khoa học Kinh tế Y tế, tổn thất kinh tế do bệnh tật và tử vong sớm gây ra bởi thuốc lá lên tới 108 nghìn tỷ đồng/năm, tương đương với 1,14% GDP. Chi phí về môi trường cũng được ước tính lên tới 99 nghìn tỷ đồng/năm (Global Center for Good Governance in Tobacco Control). Như vậy, việc tăng thuế TTĐB thuốc lá sẽ thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế nhờ tiết kiệm các chi phí do bệnh tật và tử vong, chi phí môi trường.

Thứ ba, việc tăng thuế TTĐB thuốc lá là một chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động. Theo nghiên cứu của Hội Khoa học Kinh tế Y tế, bệnh tật, tử vong gây ra từ việc sử dụng thuốc lá tại Việt Nam làm mất đi tổng cộng 21,7 triệu giờ lao động, bao gồm thời gian khám chữa bệnh của người bệnh và người chăm sóc. Đấy là chưa tính đến thời gian hút thuốc trong giờ làm việc.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ở Anh chi phí giảm năng suất lao động do phải đi hút thuốc lá trong giờ làm việc là £1.815 mỗi năm cho mỗi người lao động hút thuốc 2. Con số này ở Hàn Quốc là $3.077 đến $4.102 cho mỗi người lao động.

Ở Việt Nam, một ước tính sơ bộ của UNDP cho thấy chi phí giảm năng suất lao động do người hút thuốc phải dừng việc trong giờ làm để đi hút thuốc hay bị mệt là 3,3 nghìn tỷ đồng cho năm 2024.

Thứ tư, tăng thuế TTĐB giúp các hộ gia đình phân bổ tiêu dùng tốt hơn, không làm giảm tổng cầu mà dẫn đến tăng kinh tế hộ và chi tiêu trong dài hạn, tạo cơ sở cho tăng trưởng bền vững.

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN), việc tiêu dùng thuốc lá làm lấn át chi tiêu cho giáo dục, nhất là ở các hộ có thu nhập thấp, vừa ảnh hưởng tới tình trạng đói nghèo hiện tại lẫn khả năng phát triển kinh tế cũng như sức mua trong tương lai của các hộ gia đình.

Như vậy, nếu tăng thuế giúp các hộ gia đình điều tiết chi tiêu thì phần tiêu dùng giảm đi từ thuốc lá sẽ được điều chuyển sang các khoản chi khác, giúp tăng tính bền vững của cho sự phát triển. Các hộ gia đình có thể tăng chi tiêu cho giáo dục – đào tạo, tăng tiết kiệm để phục vụ hoạt động đầu tư - kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ năm, mặc dù mục tiêu chính của thuế TTĐB không phải là tăng thu ngân sách, nhưng với đặc điểm hiện tại của thị trường tại Việt Nam thì ảnh hưởng gián tiếp của tăng thuế là tăng thu ngân sách.

Ngân sách tăng lên này không chỉ giúp tạo cơ sở cho việc chi cho các mục tiêu y tế mà còn tạo cơ sở chung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững có tính bao trùm (trong đó có việc giảm tỷ lệ hộ nghèo và bất bình đẳng thu nhập).

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (tháng 2/2025) với mô hình VNMOD, các phương án tăng thuế của Bộ Tài chính với sản phẩm thuốc lá giúp đảm bảo chi trả cho các chương trình phục vụ các m ục tiêu phát triển bền vững (SDG) mới. Ví dụ, nguồn thu có thể hỗ trợ chi trợ cấp giáo dục (đồ dùng học tập) hoặc trợ cấp y tế cho hộ nghèo. Các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đều có mức tăng đáng kể đáp ứng nhu cầu chi cho một số chương trình SDGs.

Cần mạnh dạn tăng thuế TTĐB để có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, cũng có đề nghị cần có lộ trình áp dụng để tránh “sốc” cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Theo tôi, các phương án đề xuất của Bộ Tài chính đã tính tới các tác động tổng thể. Để đạt được đầy đủ các mục tiêu về sức khoẻ, thuế thuốc lá cần bổ sung ở mức 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và tăng dần lên tới 15.000 đồng/bao vào năm 2030.

Hiện nay mức đề xuất mức thấp hơn, nên tác động tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không ở mức sốc. Xét tới thực tế kết quả kinh doanh của ngành thuốc lá nói chung trong giai đoạn vừa qua vẫn rất tốt, thể hiện ở các chỉ tiêu như chỉ số sản xuất và tiêu thụ.

Điều cần hơn là doanh nghiệp cần chia sẻ trách nhiệm đối với những vấn đề gây sốc khác, đó là con số về bệnh tật, tử vong mỗi năm gây ra bởi thuốc lá, hiện đã lên tới hơn 100.000 người/năm.

Xung quanh đề xuất tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, cũng có ý kiến lo ngại sẽ làm gia tăng thuốc lá lậu. Trên cơ sở các nghiên cứu trong nhiều năm, theo ông điều lo ngại này là có cơ sở?

Thực tế, các số liệu về buôn lậu thuốc lá trên thế giới thường bị phóng đại hơn thực tế. Theo các nghiên cứu tổng hợp của Tổ chức Y tế thế giới so sánh giữa các quốc gia, không có mối liên hệ chặt giữa tăng thuế và tăng buôn lậu.

Các nghiên cứu của Trường Đại học Thương mại (2012), Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (2017) đều cho thấy, người tiêu dùng thuốc lá lậu không phải vấn đề giá. Thực tế giá trung bình thuốc lá lậu còn đắt hơn thuốc lá hợp pháp.

Số liệu cũng cho thấy, tỷ lệ thị phần thuốc lá lậu đã giảm đi từ mức 20% trong giai đoạn 2010-2015 xuống mức 14-15% giai đoạn 2017-2020, mặc dù Việt Nam có tăng thuế và năm 2016-2019.

Khảo sát giá mới nhất năm 2025 của DEPOCEN cũng cho thấy, khi giá thuốc lá hợp pháp tăng, lên thì giá thuốc lá lậu cũng tăng theo. Do vậy, không tạo ra sự chuyển dịch tiêu dùng từ thuốc lá hợp pháp sang thuốc lá lậu.

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vậy ngoài giải pháp tăng thuế, Nhà nước cần thêm các giải pháp gì để đạt được mục tiêu đề ra, thưa ông?

Ngoài biện pháp tăng thuế, Việt Nam vẫn cần tiếp tục các biện pháp khác đã thể hiện trong gói chính sách MPOWER của Tổ chức Y tế thế giới, trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá tới năm 2030.

Trong đó có các biện pháp như tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, cấm quảng cáo khuyến mại tài trợ, quản lý tốt hơn các quy định về môi trường không khói thuốc, quy định liên quan tới các điểm bán lẻ ...

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng chính sách thuế vẫn là quan trọng nhất vì có tác động trực tiếp. Kinh nghiệm thế giới cho thấy chính sách thuế cần đóng góp 50% - 60% đóng góp trong việc giảm tỷ lệ tiêu dùng thuốc lá.

Có thể nói, tăng thuế thuốc lá không chỉ là chính sách thuế mà đó là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thúy Nga

Tin liên quan

Bài 2: Lật tẩy 2 vụ buôn lậu hơn 1 triệu bao thuốc lá giả nhãn hiệu

Bài 2: Lật tẩy 2 vụ buôn lậu hơn 1 triệu bao thuốc lá giả nhãn hiệu

Như đã thông tin trong bài 1, tình hình buôn lậu thuốc lá ở trong nước và khu vực vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Mới đây, cơ quan Hải quan đã phối hợp với lực lượng Công an triệt phá 2 vụ buôn lậu “khủng” lên đến hơn 1 triệu bao thuốc lá giả nhãn hiệu.
Bài 1: Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu thuốc lá, trị giá hơn 65 tỷ đồng

Bài 1: Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu thuốc lá, trị giá hơn 65 tỷ đồng

Thực hiện cao điểm chống buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan Hải quan đã chủ trì, phối hợp bắt giữ hàng loạt vụ việc buôn lậu, buôn bán hàng giả, vi phạm về sở hữu trí tuệ liên quan đến thuốc lá với tổng lượng tang vật lên đến 1,3 triệu bao, trị giá hơn 65 tỷ đồng.
Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Từ ngày 23–25/6/2025, Hội nghị Thế giới về kiểm soát thuốc lá được tổ chức tại Dublin (Ireland) với sự tham dự của đại diện chính phủ, các tổ chức quốc tế, nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ nhiều quốc gia. Tại sự kiện, đại diện Việt Nam đã chia sẻ những bước tiến nổi bật trong thiết lập và vận hành cơ chế tài chính bền vững phục vụ công tác phòng, chống tác hại thuốc lá.
Khô dầu hạt cải là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện

Khô dầu hạt cải là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện

Theo quy định hiện hành, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường).
Quy định giao dịch điện tử đối với hàng XNK và phương tiện XNC, quá cảnh

Quy định giao dịch điện tử đối với hàng XNK và phương tiện XNC, quá cảnh

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 51/2025/TT-BTC quy định thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với hàng hóa XNK, quá cảnh và phương tiện vận tải XNC, quá cảnh (gọi tắt là Thông tư 51).
Mở rộng diện ưu đãi thuế nhập khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

Mở rộng diện ưu đãi thuế nhập khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

Nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN NK hàng hóa, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế XK, thuế NK đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Bình luận

Những điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện quy định về xử lý vi phạm hành chính

Những điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện quy định về xử lý vi phạm hành chính

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) (sau đây gọi tắt là Luật số 88/2025/QH15) vừa được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2025 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025. Để đảm bảo các quy định được thực thi hiệu quả, theo đại diện Ban Pháp chế (Cục Hải quan), Luật số 88/2025/QH15 có 11 điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện.
Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 5 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế GTGT. Đây là một trong những nội dung quan trọng được cộng đồng kế toán và doanh nghiệp chờ đợi suốt thời gian vừa qua.
Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Theo quy định, máy móc, thiết bị của DN chế xuất không thuộc trường hợp được lưu trữ tại các kho thuê bên ngoài.
Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Cục Hải quan vừa có công văn đề nghị các chi cục hải quan khu vực, Chi cục Điều tra chống buôn lậu, Chi cục Kiểm tra sau thông quan triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.
Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Theo quy định, người khai hải quan được khai bố sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong trường hợp chưa khai thông tin hoặc khai chưa đúng C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
Hướng dẫn thực hiện phân loại mặt hàng bảng giá điện tử ESL

Hướng dẫn thực hiện phân loại mặt hàng bảng giá điện tử ESL

Trước vướng mắc của Công ty TNHH Opticon Việt Nam về việc phân loại mặt hàng bảng giá điện tử ESL, Cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể.
Phải đạt ngưỡng kim ngạch tối thiểu, doanh nghiệp mới được hưởng chế độ ưu tiên

Phải đạt ngưỡng kim ngạch tối thiểu, doanh nghiệp mới được hưởng chế độ ưu tiên

Một trong những điểm nổi bật trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Hải quan là phải đạt ngưỡng kim ngạch XNK tối thiểu mới được hưởng chế độ ưu tiên khi làm thủ tục hải quan...
Từ 1/7/2025, thống nhất lệ phí trước bạ 2% với xe máy trên toàn quốc

Từ 1/7/2025, thống nhất lệ phí trước bạ 2% với xe máy trên toàn quốc

Từ ngày 1/7/2025, mức thu lệ phí trước bạ đối với xe máy chính thức được áp dụng thống nhất trên toàn quốc là 2%. Trường hợp xe máy nộp lệ phí trước bạ từ lần thứ hai trở đi, mức thu sẽ là 1%.
Đề xuất khấu trừ thuế TNCN ngay thời điểm nhận cổ tức bằng chứng khoán

Đề xuất khấu trừ thuế TNCN ngay thời điểm nhận cổ tức bằng chứng khoán

Theo Bộ Tài chính, để hạn chế lợi dụng chính sách, kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ khai và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), cần phải quy định rõ thời điểm khấu trừ, thời điểm khai thuế đối với thu nhập từ cổ tức, từ trả thưởng bằng chứng khoán.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

(INFOGRAPHICS) Địa bàn quản lý của 29 thuế cơ sở thuộc Thuế TP. Hồ Chí Minh

(INFOGRAPHICS) Địa bàn quản lý của 29 thuế cơ sở thuộc Thuế TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 1/7, Chi cục Thuế khu vực II chính thức được đổi tên thành Thuế TP. Hồ Chí Minh với 29 Thuế cơ sở trực thuộc trên địa bàn, gồm TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước đây.
Khô dầu hạt cải là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện

Khô dầu hạt cải là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện

Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi NK thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ khoa học, công nghệ, chuyển đổi số đến đổi mới sáng
Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Cục Quản lý Dược cho biết lý do thu hồi 7 sản phẩm dưỡng da này có công thức không đúng so với hồ sơ đã công bố.
Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Nửa đầu 2025, ngành sản xuất Việt đối mặt đơn hàng giảm, chi phí tăng nhưng niềm tin kinh doanh đã le lói hồi phục, đặt câu hỏi lớn: giữ đà hay gãy đà trong nửa cuối năm?
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động