Facebook Twitter youtube Tiktok

Điều chỉnh thuế TTĐB đối với thuốc lá góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)

(TCT online) -Trước tình hình sử dụng thuốc lá ở mức báo động và nhận thức rõ hơn các tác động tiêu cực mà thuốc lá gây ra cho xã hội và nền kinh tế, ngày 7/11, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Vital Strategies đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng chiến lược điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”.
dieu chinh thue ttdb doi voi thuoc la gop phan quan trong thuc hien cac muc tieu phat trien ben vung sdgs

TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM trình bày, chia sẻ một số quan điểm về chính sách thuế TTĐB đối với thuốc lá tại Việt Nam

Hội thảo lần này hướng đến mục tiêu để các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia y tế, kinh tế và đại diện các tổ chức trong và ngoài nước cùng thảo luận, đánh giá tác động của chính sách thuế TTĐB đối với thuốc lá, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu hóa chính sách thuế TTĐB, hướng tới giảm thiểu tỷ lệ sử dụng thuốc lá, cũng như tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Việt Nam.

Báo cáo đánh giá tại Hội thảo nhận định, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Theo thống kê từ Bộ Y tế, Việt Nam xếp hạng thứ 15 về mức độ tiêu thụ thuốc lá với khoảng 15,3 triệu người hút thuốc trực tiếp. Đồng thời, hàng triệu người khác cũng phải chịu ảnh hưởng từ khói thuốc thụ động, trong đó trẻ em và phụ nữ là những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Tác động của việc sử dụng thuốc lá không chỉ dừng lại ở sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra gánh nặng lớn cho hệ thống y tế quốc gia. Theo tính toán, mỗi năm, có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá, và nếu không có các biện pháp kiểm soát hiệu quả, con số này dự kiến sẽ tăng lên 70.000 vào năm 2030. Do đó, vấn đề giảm thiểu tỷ lệ sử dụng thuốc lá tại Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

dieu chinh thue ttdb doi voi thuoc la gop phan quan trong thuc hien cac muc tieu phat trien ben vung sdgs

Đại diện CIEM trình bày báo cáo nghiên cứu rà soát chính sách thuế TTĐB đối với thuốc lá ở Việt Nam

Các ý kiến chuyên gia và đại diện các tổ chức trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo đều thống nhất cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối diện với các thách thức về sức khỏe do thuốc lá, thuế TTĐB đối với thuốc lá đã được xác định là một công cụ quan trọng nhằm kiểm soát tỷ lệ sử dụng các mặt hàng này một cách khoa học và phù hợp.

Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng mức thuế TTĐB đối với thuốc lá nhằm tăng giá sản phẩm, từ đó hạn chế nhu cầu sử dụng. “Thuế TTĐB không chỉ đóng vai trò trong việc kiềm chế tỷ lệ tiêu dùng mà còn tạo ra một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của chính sách này, cần có sự đánh giá và phân tích toàn diện về tác động vi mô của thuế đối với người tiêu dùng và các nhóm dân cư khác nhau” - báo cáo tại Hội thảo nêu rõ.

Chia sẻ thêm tại Hội thảo, TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM cho rằng, những hệ lụy về sức khỏe và chi phí xã hội từ việc hút thuốc lá là vô cùng nghiêm trọng, với ước tính mỗi năm có khoảng 40 nghìn người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, con số này có thể lên tới 70 nghìn người vào năm 2030, theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nhận thức được điều đó, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc lá. Bên cạnh việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống tác hại của thuốc lá, triển khai các chương trình tuyên truyền, cũng như áp dụng biện pháp cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt, công cụ thuế TTĐB đã được chú trọng hơn, nhằm gia tăng chi phí sử dụng thuốc lá, qua đó giảm thiểu tiêu dùng, cũng như góp phần tăng nguồn thu cho NSNN.

CIEM đã triển khai công cụ mô phỏng vi mô VNMOD để đánh giá tác động của thuế TTĐB lên các nhóm đối tượng cụ thể trong xã hội. VNMOD là một mô hình mô phỏng vi mô do Viện Nghiên cứu kinh tế học phát triển thế giới – Đại học Liên hợp Quốc (UNU-WIDER) và CIEM hợp tác xây dựng, cập nhật để đánh giá tác động vi mô của việc điều chỉnh các chính sách thuế và chuyển giao thu nhập.

VNMOD giúp phân tích sâu về các kịch bản điều chỉnh thuế TTĐB và dự đoán được các kết quả khác nhau dựa trên dữ liệu vi mô của từng nhóm dân cư. Đặc biệt, công cụ này giúp CIEM có thể đưa ra các đề xuất chính sách không chỉ dựa trên tác động tài chính mà còn hướng đến việc sử dụng nguồn thu từ thuế thuốc lá để tài trợ cho các chương trình phục vụ các SDGs của Việt Nam.

Hội thảo tập trung thảo luận về các giải pháp xây dựng và điều chỉnh chính sách thuế TTĐB đối với thuốc lá, nhằm tạo ra sự liên kết giữa nguồn thu thuế và các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Các nội dung chính bao gồm: (1) đánh giá tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam và các hệ lụy đối với xã hội và kinh tế; (2) so sánh chính sách thuế TTĐB của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam; (3) phân tích các kịch bản điều chỉnh thuế và khả năng sử dụng nguồn thu cho các chương trình phát triển bền vững; và (4) thảo luận về các phương án triển khai, giám sát và đánh giá hiệu quả chính sách thuế.

Tuy nhiên, theo TS Trần Thị Hồng Minh, các kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng. Không ít nghiên cứu đã đi vào giải thích nguyên nhân vì sao tình trạng sử dụng thuốc lá chưa giảm, dù đã có nhiều biện pháp, trong đó có điều chỉnh thuế TTĐB. Chẳng hạn, mặt bằng thu nhập của người dân được cải thiện, khiến chi phí sử dụng thuốc lá chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong thu nhập. Điều này đòi hỏi các bên phải tiến hành các nghiên cứu sâu rộng hơn, dựa trên bằng chứng khoa học chặt chẽ, cập nhật và có tính dự báo hơn để làm căn cứ đề xuất các giải pháp chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá.

TS Trần Thị Hồng Minh cũng khẳng định thêm rằng, đối với các đề xuất liên quan đến thuế nói chung và thuế TTĐB nói riêng, CIEM không chỉ quan tâm đến tác động trực tiếp đối với thu NSNN, mà thay vào đó, tập trung hơn vào việc sử dụng nguồn thu NSNN để phục vụ trở lại lợi ích tổng thể của nền kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Phương pháp tư duy này giúp hiện thực hóa chủ trương phát triển kinh tế gắn với lành mạnh hóa hoạt động kinh tế, không đánh đổi xã hội và môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Theo hướng tiếp cận này, CIEM đã dày công hợp tác với các đối tác để phát triển mô hình mô phỏng vi mô VNMOD để đánh giá tác động của thuế và các khoản chi chuyển giao từ NSNN, sử dụng số liệu chính thức về Điều tra mức sống dân cư. Hiện tại, CIEM cũng đang điều chỉnh mô hình kinh tế vĩ mô để có những đánh giá đầy đủ hơn về tác động kinh tế vĩ mô của chính sách thuế TTĐB đối với thuốc lá ở Việt Nam.

Theo đó, việc thiết lập được mối liên hệ giữa thu thuế từ thuốc lá đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các kênh tác động kinh tế vĩ mô nói riêng là một hướng đi quan trọng. Trong đó, riêng việc sử dụng khoản chi NSNN cho các chương trình SDGs từ gia tăng thu thuế TTĐB đối với thuốc lá có thể giúp đưa ra những cân nhắc đa chiều hơn đối với các đề xuất về thuế, đặc biệt là thuế TTĐB đối với thuốc lá.

Tiến Dũng

Tin liên quan

Chi cục Thuế khu vực II: Thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt trên 189.000 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực II: Thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt trên 189.000 tỷ đồng

4 tháng đầu năm nay, Chi cục Thuế khu vực II (TP. Hồ Chí Minh) thực hiện thu ngân sách được 163.863 tỷ đồng, bằng 43,5% dự toán; lũy kế 5 tháng đạt khoảng 189.793 tỷ đồng, bằng 50,38% dự toán năm.
Từ 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế trong nhiều giao dịch

Từ 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế trong nhiều giao dịch

Chi cục Thuế khu vực X (Thanh Hóa, Nghệ An) cho biết, theo quy định tại Thông tư số 86/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính, từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân (số CCCD) sẽ chính thức được sử dụng thay thế mã số thuế đối với mọi cá nhân có nghĩa vụ thuế.
Chi cục Thuế khu vực I đồng loạt ra quân hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh

Chi cục Thuế khu vực I đồng loạt ra quân hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh

Từ ngày 1/6/2025, nhiều quy định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành và điều tiết trực tiếp đến nhiều đối tượng người nộp thuế, đặc biệt là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Chính vì vậy, Chi cục Thuế khu vực I (Hà Nội, Hòa Bình) đã đồng loạt ra quân triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ. Đến nay đã đạt được những kết quả tích cực.
Bình luận

Thu vào ngân sách gần 13.000 tỷ đồng qua eTax Mobile

Thu vào ngân sách gần 13.000 tỷ đồng qua eTax Mobile

Triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và ứng dụng thuế điện tử cho thiết bị di động (eTax Mobile) đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ trong sự phát triển bền vững của hệ thống quản lý thuế. Tính đến nay, cơ quan thuế đã tiếp nhận, xử lý 13,6 tỷ HĐĐT, đã có gần 13.000 tỷ đồng nộp vào ngân sách nhà nước thành công qua eTax Mobile.
Chính sách thuế khi cung cấp điện cho các nhà thầu xây dựng tại khu công nghiệp

Chính sách thuế khi cung cấp điện cho các nhà thầu xây dựng tại khu công nghiệp

Chi cục Thuế khu vực X (Thanh Hóa, Nghệ An) vừa có văn bản trả lời Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn liên quan đến chính sách thuế khi cung cấp điện cho các nhà thầu xây dựng tại khu công nghiệp.
Chi cục Thuế khu vực III: cảnh báo các hành vi giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Chi cục Thuế khu vực III: cảnh báo các hành vi giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã xuất hiện các đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ thuế, giả mạo cơ quan thuế để tiếp cận tới người nộp thuế, Chi cục Thuế khu vực III (Hải Phòng, Quảng Ninh) khẳng định không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào ngoài ngành Thuế để thu thuế hộ.
Chi cục Thuế khu vực XIII: thu ngân sách 4 tháng đạt trên 20.000 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực XIII: thu ngân sách 4 tháng đạt trên 20.000 tỷ đồng

4 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách do Chi cục Thuế XIII (Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng) quản lý đạt 20.229 tỷ đồng, đạt 37,8% dự toán. Trong đó, thu nội địa không kể tiền sử dụng đất, xổ số và lợi nhuận còn lại thực hiện đạt 14.211,3 tỷ đồng, bằng 37,8% dự toán.
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Sửa đổi nhiều chính sách thuế, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Sửa đổi nhiều chính sách thuế, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 138/NQ-CP về Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, Nghị quyết số 138/NQ-CP yêu cầu rà soát, đề xuất sửa đổi nhiều quy định, chính sách thuế nhằm tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững của khối kinh tế tư nhân.
Rà soát, đưa thêm vào danh sách quản lý thuế hơn 100.000 hộ kinh doanh

Rà soát, đưa thêm vào danh sách quản lý thuế hơn 100.000 hộ kinh doanh

Thực hiện các giải pháp đã đề ra tại Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh (HKD), cơ quan thuế đã phối hợp với chính quyền địa phương rà soát địa chỉ, doanh thu, mức khoán, thực hiện công khai toàn bộ các thông tin về HKD nộp thuế khoán trên Bản đồ số HKD.
Chi cục Thuế khu vực XII: thu ngân sách 4 tháng đạt trên 27.600 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực XII: thu ngân sách 4 tháng đạt trên 27.600 tỷ đồng

Trong 4 tháng đầu năm, số thu ngân sách tại Chi cục Thuế khu vực XII (TP Huế, TP Đà Nẵng, Quang Nam và Quảng Ngãi) ước đạt 27.607,9 tỷ đồng, bằng 38,4% dự toán và tăng 5,2% so cùng kỳ năm 2024.
Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán

Đây là thông tin tại Hội thảo “Cuộc cách mạng về quản lý thuế” do Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Kinh tế tập thể khu vực phía Bắc (Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể-Bộ Tài chính) tổ chức ngày 17/5.
Từ 19/5/2025, thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp nhà cung cấp ở nước ngoài

Từ 19/5/2025, thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp nhà cung cấp ở nước ngoài

Kể từ ngày 19/5/2025, cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với nhà cung cấp ở nước ngoài là Chi cục Thuế thương mại điện tử thay cho Chi cục Thuế Doanh nghiệp lớn. Bộ phận phụ trách chính hiện nay là Phòng Quản lý thuế số 1 thay cho Phòng Kê khai - Kế toán thuế và Cơ sở dữ liệu.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Cao Bằng vừa phát hiện 179 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, 4.892 sản phẩm thực phẩm nhập lậu.
Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện về một số nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững.
Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống mức chỉ còn khoảng 1-2%.
Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành phải quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản và tăng nguồn cung để tăng khả năng tiếp cận bất động sản của người dân.
Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Chuyển đổi số đang trở thành chìa khóa giúp Long An nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo bước đột phá trong hỗ trợ doanh nghiệp.
(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 198/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân,đáng chú ý là yêu cầu cơ chế thuế đơn giản đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/6/2025.
(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh...
(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro, theo chỉ dẫn phân luồng kiểm tra của Cục Hải quan và tuân thủ quy định.
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
Phiên bản di động