Tăng động lực cho nền kinh tế, tránh FDI vào để “giữ chỗ”
Hội thảo "Động lực cho kinh tế Việt Nam: Góc nhìn và triển vọng". Ảnh: H.Dịu |
Trong khuôn khổ Chương trình "Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam" (Aus4Reform), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo "Động lực cho kinh tế Việt Nam: Góc nhìn và triển vọng" nhằm đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô 9 tháng năm 2019 và bàn về những động lực cho phát triển kinh tế những tháng còn lại của năm và năm 2020.
Tại hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng CIEM cho hay, nhờ những chính sách hợp lý, kinh tế Việt Nam những tháng qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ tương đối cao so với các nước trong khu vực. Động lực cho tăng trưởng này là nhờ ở khu vực công nghiệp, khai khoáng tăng trở lại sau khi sụt giảm trong cùng kỳ 2018, xuất nhập khẩu vẫn giữ đà phục hồi và sự phối hợp tốt hơn trong điều hành giá cả, điều hành chính sách tiền tệ nên chưa gây áp lực với lạm phát.
Tuy vậy, vị chuyên gia này vẫn chỉ ra một số thách thức cho nền kinh tế như: sự suy giảm trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, chất lượng nguồn nhân lực cũng như sự phức tạp trong các vấn đề liên quan tới môi trường. Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư công chậm đã kéo giảm hiệu quả và tăng chi phí vốn.
Đặc biệt, tại hội thảo, các chuyên gia đều nhấn mạnh tới việc tăng trưởng kinh tế sẽ giảm bớt phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho hay, FDI vẫn luôn được xem là động lực tăng trưởng liên tục của Việt Nam trong 30 năm qua và những năm tiếp theo. Hiện tỷ trọng đóng góp vào tổng đầu tư xã hội của khối FDI khoảng 22-23% (gần 20% GDP), 75-77% còn lại là của cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên hiện nay, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam vẫn luôn có sự trồi sụt, thể hiện sự thay đổi về chất lượng hơn là số lượng.
Đồng quan điểm, theo TS. Nguyễn Đình Cung, với bối cảnh mới như tham gia nhiều các FTA, chiến tranh thương mại thì Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu không có sự sàng lọc tốt và kịp thời, các dự án FDI khó mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng; thậm chí có thể gây ra hiện tượng các dự án “núp bóng” gây ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội, môi trường… Vì thế, các cơ quan quản lý phải quản lý dòng vốn FDI, không cho vào quá ngưỡng hấp thụ của Việt Nam, tránh để FDI vào chỉ để “giữ chỗ”.
“Nhưng việc bình tĩnh cân nhắc lựa chọn dự án FDI là không dễ, nhất là khi không ít quốc gia trong khu vực cũng đón dòng vốn từ Trung Quốc”, TS. Cung nêu rõ.
Vì thế, trong giai đoạn hiện nay, tăng trưởng kinh tế cần ít dựa vào FDI hơn và tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới. GS. Nguyễn Mại cho biết, trong FDI, hiện xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) đã bước vào giai đoạn nở rộ với nhiều cơ hội mới. Trong khi giai đoạn 2014-2017, quy mô thị trường M&A Việt Nam vào khoảng 5 tỷ USD, giai đoạn 2017-2019 đã lên khoảng 7 tỷ USD. Nguyên nhân bởi thị trường vốn Việt Nam hiện nay đang rất hấp dẫn, nếu không có thị trường mở, đặc biệt chủ trương nới room, sửa Luật Chứng khoán thì sẽ không có những thương vụ M&A lớn như vụ nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư 1 tỷ USD vào Vingroup.
Ngoài ra, các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, việc tận dụng lợi ích từ thương mại cho tăng trưởng kinh tế cũng khó hiệu quả nếu doanh nghiệp không tập trung chuẩn bị cho xuất xứ hàng hóa, tham gia vào chuỗi giá trị, cũng như xây dựng kịch bản linh hoạt trong việc xử lý quan hệ thương mại với các thị trường lớn.
Từ những nhận định này, CIEM nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ giảm hơn so với năm 2019. Cụ thể, tăng trưởng GDP trong cả năm 2019 của Việt Nam vào khoảng 7,02%, sang năm 2020 sẽ giảm còn 6,72%; lạm phát bình quân năm 2019 là 2,78%, năm 2020 tăng lên 3,17% - vẫn dưới mục tiêu 4% mà Quốc hội đề ra; tăng trưởng xuất khẩu năm 2019 là 8,13%, năm 2020 là 7,64%...
Tin liên quan
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics