Tái thiết kế CNTT để tăng khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin
Xin ông cho biết, vì sao việc tái thiết kế hệ thống CNTT được ngành Hải quan đặt ra trong thời điểm hiện nay?
Thực hiện chủ trương chung của Chính phủ, Bộ Tài chính và tạo thuận lợi cho người dân, DN trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
Đặc biệt, 5 năm trở lại đây, trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng CNTT của Chính phủ, việc ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan đã có bước tiến lớn. Đây là động lực để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu cải cách, hiện đại hóa hải quan và tạo thuận lợi thương mại, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử.
Đến nay, Tổng cục Hải quan đã xây dựng được một hệ thống CNTT lớn với trên 20 phân hệ hoạt động tương đối ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan như: Thực hiện thủ tục hải quan, nộp thuế, quản lý hàng hóa tại cảng biển, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, xử lý vi phạm, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, quản lý nội ngành…
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hệ thống CNTT của ngành Hải quan còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Ứng dụng CNTT vẫn chưa phủ tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; mức độ tích hợp giữa các hệ thống còn hạn chế; chưa đáp ứng kịp thời các yêu cầu thay đổi của quy định pháp luật; còn thiếu các phân hệ CNTT dự phòng; chưa ứng dụng các công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0…
Thời gian tới, xu thế hội nhập kinh tế, tăng cường giao lưu thương mại quốc tế tiếp tục được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cũng như mục tiêu hiện đại hóa của ngành Hải quan nói riêng phải được tiến hành mạnh mẽ, hiệu quả và sâu rộng hơn nữa…
Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến hoạt động của quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời mang đến cơ hội to lớn cho Tổng cục Hải quan trong việc cải cách, hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi thương mại.
Trước thực trạng, bối cảnh như đề cập ở trên, hệ thống CNTT hiện tại không còn đáp ứng đầy đủ, toàn diện và hiệu quả công tác cải cách và hiện đại hóa hải quan trong thời gian tới.
Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao đối với ngành Hải quan, tiếp tục đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, yêu cầu tái thiết kế hệ thống CNTT tổng thể của ngành Hải quan trở nên bức thiết hơn lúc nào hết nhằm xây dựng được hệ thống mới hiện đại, thông minh, tích hợp, phủ rộng rất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
Mục tiêu quan trọng đặt ra trong quá trình tái thiết hệ thống CNTT của ngành Hải quan là gì, thưa ông?
Mục tiêu tổng quát của Đề án là xây dựng hệ thống CNTT mới của ngành Hải quan trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hướng tới “Hải quan số”, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh; quản lý DN, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối.
Đồng thời, hệ thống mới sẽ có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, DN thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Các đầu ra quan trọng của Đề án là tạo cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất để đáp ứng yêu cầu thông quan và thực hiện thủ tục hải quan đối với tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; phục vụ mục tiêu yêu cầu quản lý hải quan chuyển từ phương thức quản lý theo giao dịch sang quản lý DN với các góc nhìn khác nhau (gia công, chế xuất, sản xuất, xuất khẩu….); chuẩn hóa dữ liệu toàn bộ hệ thống tương thích mô hình dữ liệu của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), liên thông dữ liệu một cửa ASEAN…
Đồng thời, xây dựng hệ thống CNTT mới (bao gồm cả hệ thống CNTT dự phòng) bền vững, có khả năng mở rộng và phát triển dễ dàng khi yêu cầu nghiệp vụ thay đổi và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0…
Hệ thống CNTT mới của ngành Hải quan sẽ có tác động thế nào và mang lại những lợi ích cụ thể gì cộng đồng doanh nghiệp, thưa ông?
Việc thực hiện tái thiết kế hệ thống CNTT của ngành Hải quan có tác động đến DN ở hai khía cạnh.
Thứ nhất, sự thay đổi lần này sẽ giúp cơ quan Hải quan tăng cường trao đổi thông tin với DN nhiều hơn. Việc trao đổi và có thêm nhiều thông tin về DN giúp cơ quan Hải quan tạo ra các kênh tạo thuận lợi nhiều hơn, giảm kênh kiểm tra trực tiếp DN.
Thứ hai, việc tăng cường trao đổi thông tin cũng giúp cộng đồng DN có nhiều khả năng tiếp cận thông tin từ phía cơ quan Hải quan, ví dụ thông tin về xuất nhập khẩu, thông tin về thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách… do đó, sẽ giúp DN tiết kiệm thời gian, chi phí khi làm thủ tục XNK.
Đặc biệt, việc tái thiết kế sẽ giúp tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ để phục vụ việc tự động hóa cao hơn, hiệu quả hơn, vì vậy, thời gian thực hiện thủ tục của cả DN và cơ quan Hải quan sẽ nhanh hơn.
Nhờ quy trình thủ tục tối ưu hơn, thời gian thực hiện nhanh hơn nên mục tiêu đặt ra trong Đề án là góp phần kéo giảm thời gian thông quan hàng hóa cho DN. Bởi ngoài kết nối, giảm thời gian trực tiếp giữa cơ quan Hải quan và DN xuất nhập khẩu, hệ thống còn giúp giảm thời gian trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan, đối tác liên quan như các bộ, ngành, DN kinh doanh kho, bãi, cảng, do đó, thời gian giải phóng hàng hóa ở kho, bãi, cảng biển… sẽ nhanh hơn, tạo điều kiện giảm thời gian thông quan, chi phí cho DN xuất nhập khẩu.
Để thích ứng với hệ thống CNTT mới của ngành Hải quan, cộng đồng DN cần chuẩn bị hệ thống CNTT có đủ khả năng trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan Hải quan một cách sâu, rộng, với tần suất, thời gian cao hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn: Kết nối và phát triển thương mại, du lịch Việt – Trung
08:44 | 03/12/2024 Kinh tế
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Giải bài toán quy hoạch và kết nối
13:16 | 26/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics