Tái cơ cấu nền kinh tế đang được tiến hành chậm hơn so với yêu cầu
Cần có những giải pháp để tạo động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân trong nước phát triển. Ảnh: H.Dịu |
Nhiều cải thiện nhưng vẫn kém năng động
TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, nền kinh tế vĩ mô đã duy trì ổn định và đạt được các mục tiêu đề ra, như lạm phát duy trì ở mức hợp lý, bội chi ngân sách giảm, duy trì khoảng 3,5% GDP, thu ngân sách đạt mức khá cao, cơ cấu nguồn thu được cải thiện, tỷ giá được điều hành hợp lý, nợ công giảm đáng kể… Điều này đã giúp sức chống chịu của nền kinh tế trước những tác động, biến đổi của kinh tế thế giới cải thiện hơn so với trước kia.
Tuy vậy nền kinh tế vẫn dễ bị tổn thương. Nguyên nhân do tốc độ tăng cung tiền và tín dụng còn cao, tăng đều qua các năm, như tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP tăng từ mức hơn 105% năm 2011 lên 133,9% năm 2018; nợ công vẫn ở mức cao… Ngoài ra, mức cải thiện về năng suất lao động, hiệu quả đầu tư còn thấp; đóng góp của kinh tế nhà nước vào tăng trưởng giảm sút đáng kể, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao…
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, đã có sự chuyển dịch tích cực cơ cấu lĩnh vực kinh tế, chuyển dịch vai trò của tư nhân trong cơ cấu thành phần kinh tế. Nhưng những chuyển dịch này còn chậm về tốc độ và nhỏ về quy mô. Đáng lưu ý, khu vực kinh tế nhà nước suy giảm do kém hiệu quả, trong khi khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) lại gia tăng với tốc độ nhanh chóng, làm mất cân bằng về cơ cấu thành phần kinh tế.
Kỳ vọng đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (HQ Online) - Cùng với việc hình thành Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam vào năm 2018, xây dựng Chiến lược quốc gia ... |
Đặc biệt, nhận xét về cơ cấu xuất nhập khẩu, qua các phân tích, Viện trưởng CIEM cho rằng, nền kinh tế nước ta có xu hướng hướng ngoại mạnh, chỉ số thương mại/GDP tăng nhanh, từ mức 162,9% năm 2011 lên mức 187,5% năm 2018, thậm chí năm 2017 còn là thời điểm đỉnh cao với mức 200,3%. Nhưng khu vực kinh tế trong nước vẫn hướng nội và thụ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu cho thấy trong gần 10 năm qua, các ngành, nghề, sản phẩm và dịch vụ mới không xuất hiện hoặc xuất hiện không đáng kể trong nền kinh tế. Điều này phần nào cho thấy nền kinh tế nước ta hiện nay kém năng động, kém năng lực nội sinh thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Về tái cơ cấu nền kinh tế, ông Cung cho rằng, các chương trình tái cơ cấu nhìn chung đang được tiến hành chậm hơn so với yêu cầu. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng có đạt được một số kết quả rõ nét trong xử lý nợ xấu, nhưng cơ cấu lại đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước chưa có tiến triển về chất, vẫn thực hiện một cách hình thức hơn là triển khai các biện pháp mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả.
Kinh tế Việt Nam cứ “đột” mãi không “phá” được
Cũng nhận xét về tình hình phát triển kinh tế ở nước ta, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, chúng ta phải làm rõ nhiều vấn đề thì mới có thể tìm ra vướng mắc và khó khăn cần giải quyết. Ví dụ như việc kinh tế tư nhân trong nước kém phát triển hơn so với FDI, nguyên nhân lớn cần phải xác định là việc chúng ta muốn tự do hóa đầu tư kinh doanh, nhưng tất cả những “tự do” này đều dành cho các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp trong nước vẫn bị trói buộc bằng nhiều điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính.
“Năm nào chúng ta cũng nói về tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, Nghị quyết 19 năm nào cũng ban hành. Nhưng thực tế là nhiều điều kiện kinh doanh gỡ cái này lại thêm vào cái kia, tập hợp 5 điều kiện thành 1 nhưng lại khác biệt so với quy định trước… “, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, theo TS. Nguyễn Đình Cung, kinh tế Việt Nam cứ “đột” mãi không “phá” được do còn thiếu công cụ và chúng ta đã chạm trần trong cải cách thể chế. Hiện trọng tâm của cải cách thể chế vẫn là cải cách hành chính, tháo gỡ điều kiện kinh doanh, nhưng ông Cung cho rằng, đây chỉ là phần ngọn, chưa phải phần gốc của vấn đề nên cần thay đổi trọng tâm cải cách để có được sự đột phá về thể chế như mục tiêu đề ra.
Tăng trưởng kinh tế đối diện nhiều lực cản (HQ Online) - Bên cạnh những hạn chế đến từ nội tại nền kinh tế, theo các chuyên gia, trong những tháng cuối năm, ảnh ... |
Bên cạnh vấn đề trên, bà Phạm Chi Lan còn chỉ ra, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam không kết nối và bổ sung cho nhau, khiến nguồn lực của nền kinh tế đã hạn hẹp còn bị phân tán. Về thương mại thì chưa thị trường hóa đúng nghĩa, nhiều trường hợp thương mại hóa chỉ nhằm phục vụ lợi ích riêng lẻ nào đó. Vì thế, Nhà nước cần xem xét lại các chính sách, hành động, cần xác định đích đến, định hình đường đi như thế nào cho bằng phẳng, hợp lý hơn.
Từ những vấn đề trên, để khắc phục những hạn chế của việc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng cần hệ thống đồng bộ các giải pháp từ tổng thể đối với toàn nền kinh tế cho đến giải pháp đối với từng ngành, lĩnh vực và vùng, địa phương. Bên cạnh đó, chúng ta cần những giải pháp khắc phục tình trạng mất cân bằng nền kinh tế, làm cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước phát triển với tốc độ nhanh hơn và đồng đều hơn, tiến tới là động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế đất nước.
Cùng với đó, các chuyên gia tham dự hội thảo cũng kiến nghị các giải pháp khắc phục cần đặt trong bối cảnh thay đổi toàn cầu về công nghệ và những biến động kinh tế thế giới. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho hay, việc cơ cấu lại nền kinh tế không chỉ đặt trong bối cảnh hội nhập mà còn phải đặt trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt, vì chúng ta tham gia nhiều FTA, các cam kết đều phải thực hiện một cách công khai, minh bạch.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics