Sửa phương pháp xác định trị giá giao dịch hàng hóa nhập khẩu
Thực tế có nhiều trường hợp cố tình khai tách phần mềm của máy móc, thiết bị NK khỏi máy móc, thiết bị đó để không cộng vào trị giá giao dịch. Ảnh minh họa. |
Hàng hóa NK có chứa phần mềm
Hiện phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC. Cụ thể, tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định việc xác định trị giá của hàng hóa NK có liên quan đến việc NK phần mềm. Tuy nhiên, theo phân tích của ban soạn thảo thì quy định về hàng hóa NK có chứa phần mềm tại Khoản 4 Điều 6 mới chỉ quy định về hàng hóa NK có chứa phần mềm nhưng chưa làm rõ được 2 vấn đề: Phần mềm được xem xét để xác định trị giá cùng với máy móc, thiết bị NK phải là phần mềm được cài đặt trên máy móc thiết bị đó, hoặc cài đặt trên hệ thống máy tính kết nối để điều khiển hoạt động của thiết bị đó, mà nếu thiếu phần mềm thì thiết bị không thể hoạt động được; và chi phí về quyền sử dụng phần mềm phải được cộng vào trị giá của phần mềm nếu phần mềm đó được tính vào trị giá hải quan của hàng NK.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 6 và Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định, trị giá hải quan là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa NK bao gồm phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hóa NK. Nhưng quy định này chưa giải quyết được tình huống phần mềm NK không cùng chuyến với máy móc thiết bị, từ đó có khoảng hở dễ bị doanh nghiệp lợi dụng để chuyển giá vào phần mềm NK riêng nhằm giảm trị giá của máy móc thiết bị, giảm số tiền thuế phải nộp. Cụ thể, tại điểm a Khoản 4 Điều 6 có khoảng hở dễ bị doanh nghiệp lợi dụng để tạo lập chứng từ, bằng chứng để không cộng trị giá phần mềm vào trị giá thiết bị NK.
Cùng với đó, việc không giới hạn cụ thể phần mềm trong trường hợp này là phần mềm liên quan đến máy móc, thiết bị NK, dẫn đến nhầm lẫn với phần mềm ứng dụng thông thường trong hoạt động kinh doanh phần mềm, là điều kiện để người khai hải quan cố tình khai tách phần mềm của máy móc, thiết bị NK khỏi máy móc, thiết bị đó.
Thực tế đã có trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện người khai hải quan khai NK thiết bị (modem phát sóng) tại một cục hải quan và khai NK phần mềm cài đặt tại một cục hải quan khác. Cũng có trường hợp doanh nghiệp NK mã code sử dụng phần mềm điều khiển hệ thống (thực chất là mua quyền sử dụng phần mềm) nhưng không biết xác định trị giá hải quan như thế nào.
Về phía cơ quan Hải quan, việc quy định rõ các tình huống cộng hay không cộng trị giá của phần mềm vào trị giá thiết bị NK cũng giúp tạo lập ý thức của công chức hải quan trong việc kiểm tra để xác định phần mềm NK là phần mềm ứng dụng thông thường hay là phần mềm liên quan đến máy móc, thiết bị NK khác, phòng ngừa rủi ro khai thiếu trị giá hải quan, nhất là khi giá phần mềm rất cao.
Vì vậy, để khắc phục những bất cập trên, ban soạn thảo đề xuất sửa đổi quy định về xác định trị giá hải quan của máy móc, thiết bị có liên quan đến phần mềm NK theo hướng: Quy định rõ nội dung này áp dụng cho hàng hóa là máy móc, thiết bị có chứa phần mềm; các tình huống phải xác định trị giá của phần mềm để cộng bổ sung vào trị giá giao dịch của máy móc, thiết bị; hướng dẫn DN cách thức xác định, kê khai và cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra trị giá máy móc, thiết bị liên quan đến phần mềm NK để đáp ứng tình hình thực tế hiện nay. Chi tiết nội dung này được quy định tại khoản 5 Điều 1 dự thảo Thông tư.
Mối quan hệ đặc biệt trong giao dịch mua bán
Chứng minh mối quan hệ đặc biệt có hay không ảnh hưởng đến giá cả mua bán trong giao dịch mua bán hàng hóa NK, tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định: “Trên cơ sở những thông tin có sẵn, trường hợp nghi vấn mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch, cơ quan Hải quan thông báo và tổ chức đối thoại để người khai hải quan giải trình và cung cấp thêm thông tin có liên quan đến mối quan hệ đặc biệt đó, nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch của hàng hóa NK”.
Theo phân tích của ban soạn thảo, qua thực tế hoạt động quản lý công tác tính trị giá hải quan với những trường hợp này đã phát sinh vướng mắc, bất cập, bởi việc xác định giá cả mua bán có hay không bị ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt đòi hỏi cả sự nỗ lực của cơ quan Hải quan và người khai hải quan, trong đó việc rà soát, đối chiếu thông tin khai báo với dữ liệu của cơ quan Hải quan đóng vai trò rất quan trọng.
Theo hướng dẫn của WCO và các nước tiên tiến (Mỹ, EU, Úc, New Zealand) thì khi có nghi ngờ về giá cả mua bán có mối quan hệ đặc biệt, bằng dữ liệu sẵn có về các giao dịch mua bán đã từng xảy ra và được làm thủ tục hải quan, công chức hải quan có thể đối chiếu để nhận định ngay liệu giá cả của giao dịch này có bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đặc biệt không. Mặt khác, trong điều kiện thực tế thương mại quốc tế ngày càng phong phú, kiến thức của công chức hải quan là có giới hạn thì việc xem xét các bằng chứng do người khai hải quan xuất trình để chứng minh sẽ càng khó khăn hơn cho công chức hải quan.
Hơn nữa, với quy định như hiện hành, công chức hải quan có cơ hội yêu cầu xuất trình tài liệu, chứng từ nhưng vượt quá khả năng của người khai hải quan có thể có (ví dụ yêu cầu lấy toàn bộ chứng từ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa do doanh nghiệp khác đang giữ), lấy lý do đó để bác bỏ trị giá khai báo một cách áp đặt. Đây là kẽ hở dễ dẫn đến nhũng nhiễu trong công tác quản lý trị giá hải quan.
Vì vậy, để tăng cường tính minh bạch của quy định này, tạo điều kiện cho người khai hải quan và công chức hải quan dễ dàng áp dụng vào thực tế, và cũng hoàn toàn thống nhất với nguyên tắc chung của việc xác định trị giá hải quan cho hàng NK nêu tại Điều 5 của Thông tư, đề xuất sửa đổi khoản 4 Điều 7 theo hướng:
Quy định trách nhiệm của công chức hải quan tự rà soát cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan để tự tìm kiếm bằng chứng chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá cả giao dịch trước khi yêu cầu DN xuất trình bằng chứng chứng minh;
Quy định rõ các chứng từ, tài liệu yêu cầu DN xuất trình chứng minh phải liên quan đến mối quan hệ đặc biệt và việc hình thành giá của giao dịch;
Cùng với đó, bổ sung quy định chi tiết thông tin liên quan là thông tin nào, cơ sở để chấp nhận hoặc không chấp nhận giải trình của DN để đảm bảo việc đưa ra kết luận mối quan hệ đặc biệt có hay không ảnh hưởng đến trị giá hải quan. Nội dung này được chi tiết tại khoản 6 Điều 1 dự thảo Thông tư.
Trị giá hải quan với Tiền bản quyền, chi phí giấy phép Tại Điều 14 Thông tư 39/2015/TT-BTC giải thích các điều kiện cộng của tiền bản quyền, chi phí giấy phép (thế nào là liên quan đến hàng hóa NK, thế nào là như một điều kiện mua bán), thủ tục khai báo, kiểm tra tiền bản quyền, chi phí giấy phép. Tuy nhiên, theo phân tích của ban soạn thảo, quy định hiện hành chưa quy định về việc thế nào là “liên quan đến hàng hóa NK” và “như một điều kiện mua bán” chưa cập nhật theo Khuyến nghị của Ủy ban Kỹ thuật xác định trị giá hải quan của WCO (Khuyến nghị 24.1 ban hành năm 2016). Cũng chưa quy định rõ về thủ tục khai báo của DN khi tiền bản quyền trả sau và xử lý của cơ quan Hải quan đối với trường hợp người khai hải quan khai báo đúng về phí bản quyền. Vì vậy, quy định tại dự thảo Thông tư, ban soạn thảo sẽ sửa lại hướng dẫn về “liên quan đến hàng hóa NK” và “là điều kiện của giao dịch” theo khuyến nghị của WCO. Đồng thời bổ sung hướng dẫn về thủ tục khai báo của DN khi tiền bản quyền trả sau và xử lý của cơ quan Hải quan đối với trường hợp người khai hải quan khai báo đúng về phí bản quyền để phù hợp với thực tế và đảm bảo đầy đủ các trường hợp. Nội dung này được chi tiết tại khoản 8 Điều 1 Dự thảo Thông tư. |
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK