Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đảm bảo quản lý hải quan và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan. |
Xin ông cho biết sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP?
Sau hơn 6 năm thực hiện Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, trong đó một lần sửa đổi tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, đã góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, XNK của DN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan, đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan.
Qua thời gian thực hiện Nghị định cũng đã phát sinh vướng mắc, không phù hợp với hiện nay như: quy định về khai và nộp hồ sơ hải quan, quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan, chương trình DN ưu tiên, công tác kiểm tra, xác định trị giá hải quan, các quy định liên quan đến Cơ chế một cửa quốc gia, kiểm tra chuyên ngành…
Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành, như Luật Quản lý thuế, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016…. Ngoài ra, Việt Nam đã mở rộng tham gia ký kết một số Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới (như EVFTA, CPTPP…), điều đó đã khẳng định Việt Nam cam kết hội nhập sâu rộng vào các hoạt động thương mại với các nước. Qua đó đòi hỏi phải hoàn thiện cơ sở pháp lý để minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Liên quan đến công nghệ thông tin (CNTT), ngày 26/1/2021, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 97/QĐ-BTC về việc phê duyệt chủ trương thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số và hướng tới xây dựng mô hình Hải quan thông minh nhằm đưa Hải quan Việt Nam trở thành một trong những tổ chức hải quan hiện đại, đáp ứng được các xu hướng và theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo ứng dụng đầy đủ thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Phấn đấu đến năm 2025, đạt trình độ ngang bằng với các nước phát triển, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, quản lý DN, kết nối chia sẻ thông tin với các bộ, ngành; quản lý chặt chẽ các hoạt động XNK từ khâu đầu đến khâu cuối.
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN, đồng thời qua đó nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới là dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu và dưới 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-CP năm 2018.
Từ đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP để đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới.
Những điểm nổi bật tại dự thảo Nghị định lần này nhằm tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người khai hải quan, thưa ông?
Tại dự thảo Nghị định này ngoài việc đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ hải quan đảm bảo hiện đại hóa và tự động hóa các khâu nghiệp vụ của cơ quan Hải quan, Nghị định cũng quy định các nội dung theo hướng tao thuận lợi cho người khai hải quan và đáp ứng các yêu cầu quản lý. Ví dụ về hồ sơ hải quan, Nghị định đưa ra cơ sở pháp lý sử dụng các dữ liệu điện tử hoặc dữ liệu số hóa các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; không yêu cầu phải nộp các chứng từ đã cấp trên hệ thống một cửa quốc gia hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Trong hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, Nghị định cũng xây dựng cơ sở pháp lý để đảm bảo hoạt động quản lý hải quan đối với hoạt động gia công sản xuất xuất khẩu theo đúng định hướng của ngành là ứng dụng CNTT, thực hiện trên nền tảng hệ thống Hải quan thông minh. Theo đó toàn bộ thủ tục liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu sẽ được thực hiện trên môi trường điện tử. Các hoạt động liên quan đến theo dõi quá trình gia công, sản xuất xuất khẩu, tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc giữa DN và cơ quan Hải quan sẽ được kết nối, trao đổi thông tin qua hệ thống CNTT. Hệ thống của cơ quan Hải quan sẽ đảm bảo có các chức năng có thể tiếp nhận, tự động đánh giá, phân tích để lựa chọn và đưa ra các cảnh báo phục vụ công tác quản lý của cơ quan Hải quan, không yêu cầu người khai hải quan phải nộp các chứng từ này và cơ quan Hải quan cũng không cần thiết phải xuống cơ sở của DN để kiểm tra.
Trong công tác giải phóng hàng, trước đây quy định đối với hàng hóa phải lấy mẫu phân tích phân loại (PTPL) thì người khai hải quan sẽ được giải phóng hàng. Tuy nhiên, những lần NK tiếp theo có cùng tính năng, công dụng, xuất xứ, nhà sản xuất, tính chất lý hóa của các lô hàng đã được giải phóng trước đó thì khi chưa có kết qua PTPL thì vẫn phải lấy mẫu. Quy định này gây khó khăn cho DN, vì vậy, dự thảo Nghị đinh lần này sẽ sửa theo hướng các lô hàng trong thời gian chờ kết quả PTPL của các lô hàng NK trước đó, nếu có cùng tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, xuất xứ, nhà sản xuất, người nhập khẩu nếu người khai hải quan nộp đủ số tiền thuế theo khai báo hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế sẽ được giải phóng hàng mà không yêu cầu lấy mẫu. Quy định như vậy góp phần giảm chi phí lưu kho lưu bãi, đảm bảo thông quan nhanh hàng hóa cho DN.
Nghị định này cũng mở rộng các địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa TNTX để phục vụ các hoạt động thi đấu thể thao, tham gia các sự kiện văn hóa; tiếp tục ứng dụng hoạt động nghiệp vụ giám sát hải quan tự động tại các khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; đồng thời sửa đổi các quy định về chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các DN vừa và nhỏ có thể tham gia chương trình DN ưu tiên; kéo dài thời gian hiệu lực của quyết định công nhận DN ưu tiên; giảm bớt các hoạt động kiểm tra tuân thủ…Ngoài ra Nghị định cũng bổ sung một số điều nhằm đảm bảo minh bạch cụ thể hóa các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện.
Một trong những định hướng của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan là xây dựng mô hình Hải quan thông minh. Vậy tại dự thảo Nghị định những quy định để triển khai mục tiêu này như thế nào, thưa ông?
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại dự thảo Nghị định lần này định hướng tất cả các thủ tục hành chính đều hướng đến việc xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử theo hướng tự động, hướng tới ứng dụng Hải quan thông minh trong các khâu nghiệp vụ hải quan. Ví dụ hoạt động khai và nộp hồ sơ hải quan, toàn bộ sẽ được thực hiện trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử. Các dữ liệu do người khai hải quan gửi qua hệ thống sẽ được số hóa hoặc chuyển đổi sang dạng dữ liệu điện tử, các chứng từ đã được cấp trên hệ thống một cửa quốc gia sẽ không yêu cầu người khai phải nộp, hệ thống sẽ tự động kết nối lấy các thông tin từ hệ thống một cửa quốc gia để phục vụ việc khai của người khai hải quan cũng như việc kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Về vấn đề phân luồng, hệ thống tiếp tục duy trì việc tự động trả kết quả phân luồng như hệ thống VNACCS hiện nay; tự động kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với DN gia công, sản xuất xuất khẩu để phục vụ công tác quản lý và tạo thuận lợi cho DN trong quá trình theo dõi, báo cáo tình hình NK, tình hình sử dụng nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh sẽ được thực hiện toàn bộ trên hệ thống một cửa quốc gia.
Nghị định cũng tiếp tục sửa đổi theo hướng ứng dụng CNTT trong việc kết nối hình ảnh của các máy móc, trang thiết bị như: máy soi, camera giám sát, seal định vị, các thiết bị phục vụ kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ kết nối với hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử để có thể tự động phân tích thông tin, hình ảnh phục vụ công tác kiểm tra thực tế hàng hóa, công tác giám sát hải quan.
Ngoài ra các nội dung liên quan đến xây dựng mô hình Hải quan thông minh, các ứng dụng thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Nghị định này sẽ được làm rõ tại thông tư sau khi Tổng cục Hải quan hoàn thành mô hình Hải quan thông minh.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây đồng hành cùng doanh nghiệp tăng thu ngân sách nhà nước
16:48 | 08/01/2025 Hải quan
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán 42.175 xe
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hải quan Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics