Quy định về chẩn đoán chết não bó hẹp "cơ hội vàng" trong ghép tạng
Bộ trưởng Bộ Y tế khen ngợi thành tích ca ghép tạng xuyên Việt | |
Công bố ca ghép ruột từ người cho sống đầu tiên ở Việt Nam | |
Ca ghép thận thứ 1.000 tại Bệnh viện Việt Đức |
Các bác sỹ BV Hữu nghị Việt Đức thực hiện ca ghép tạng |
3 lần xác định chết não mất tối thiểu 12 giờ
Theo GS. Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, qua khảo sát trong một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ 3 tháng từ tháng 6/2020 tới tháng 9/2020 đã có tới 175 bệnh nhân được chỉ định ghép gan tại 3 bệnh viện (BV) là BV Việt Đức (Khoa Ung bướu, Trung tâm ghép tạng), BV Bạch Mai (Khoa Ngoại) và BV Nhi Trung ương (chỉ ở Khoa Gan mật).
Trên quy mô cả nước, số bệnh nhân có nhu cầu ghép tạng lên tới hàng chục nghìn, song số ca được ghép tạng còn rất khiêm tốn vì nguồn tạng khan hiếm. Thực tế cho thấy, trong khi ở các nước phát triển, có tới hơn 90% nguồn cung cấp mô, tạng là từ các bệnh nhân chết não, thì ở Việt Nam nguồn mô tạng chủ yếu vẫn từ người cho sống, chúng ta đang lãng phí rất lớn nguồn tạng từ người cho chết não.
Theo GS. Trịnh Hồng Sơn, việc người cho chết não hiến tạng quá ít có nhiều nguyên nhân, trong đó quan niệm về “chết toàn thây” còn khá nặng nề ở nhiều người, song nguyên nhân đến từ rào cản pháp luật cũng không ít. Đơn cử như Luật quy định người cho chết não vừa phải có thẻ hiến tạng vừa phải có sự đồng ý của gia đình. Rất nhiều trường hợp dù người chết não có thẻ hiến tạng nhưng gia đình không đồng ý, các bác sỹ đành bất lực.
Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, Việt Nam ghép được hơn 5.220 ca, trong đó 318 ca là từ người cho chết não. Một con số quá khiêm tốn so với hơn 1.500 ca chấn thương sọ não, chết não mỗi năm. “Mỗi năm chúng ta chỉ vận động được khoảng 10 ca chết não hiến tạng. Năm 2019 cao nhất cũng chỉ có 20 người cho chết não. Con số này so với các nước châu Âu là quá nhỏ", GS. Sơn dẫn chứng.
Một vướng mắc khác theo GS. Trịnh Hồng Sơn là đến từ các quy định chẩn đoán chết não. Theo đó, để xác định được chết não phải có đủ 3 chuyên gia (hồi sức cấp cứu; thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh và giám định pháp y) và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lâm sàng, tiêu chuẩn cận lâm sàng và tiêu chuẩn thời gian. Quy định nêu trên là hết sức chặt chẽ, bảo đảm tối đa việc đưa ra kết luận một người đã chết não hay chưa.
“Tuy nhiên, trên thực tế, quy định bắt buộc phải có 3 lần xác định chết não và mất tối thiểu 12 giờ tính từ lần xác định chết não đầu tiên là quá dài, vừa gây tốn kém kinh phí xác định chết não, kinh phí hồi sức tích cực người chết não, đồng thời kéo dài thời gian đánh giá xác định chết não sẽ làm mất cơ hội vàng để lấy được mô, tạng của người người hiến chết não”, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người nêu.
Ở một khía cạnh khác, theo GS. Sơn, hiện nay Bộ Y tế đã có quy định các bệnh viện phải thành lập hội đồng chẩn đoán chết não, từ đó có thể tận dụng được nguồn tạng từ người cho chết não, song hiện không nhiều cơ sở y tế thực hiện việc này khiến một số nguồn tạng từ người cho chết não bị lãng phí.
Ngoài ra, có một thực tế đang tồn tại là một số cơ sở y tế không cập nhật danh sách bệnh nhân chờ ghép tạng quốc gia, không báo cáo các ca ghép và kết quả ghép tới hệ thống của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, do vậy cơ quan này không nắm được thông tin bệnh nhân chờ ghép để có sự điều phối hợp lý.
Nhiều kiến nghị gỡ vướng
Kiến nghị các giải pháp gỡ khó cho ngành Ghép tạng, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho hay nên bỏ độ tuổi tối đa được phép hiến tạng mà thay vào đó là quy định nếu bênh nhân có mong muốn và người nhà đồng ý thì chúng ta được phép tiến hành ghép tạng. Bên cạnh đó, Hội đồng chẩn đoán chết não của các bệnh viện cần hoạt động sát sao, tích cực hơn.
Cũng theo ông Phúc, nên quy định độ tuổi được phép hiến từ người cho sống với người có cùng huyết thống là từ đủ 18 tuổi trở lên, và không cùng huyết thống là từ 30 tuổi trở lên để hạn chế vấn đề thương mại hoá trong công tác ghép tạng. Về hình thức đăng ký hiến tạng, theo ông Phúc, không nên bó hẹp mà nên bổ sung thêm các hình thức đăng ký hiến tạng khi cấp bằng lái xe, căn cước, thẻ BHYT.
Lãnh đạo Trung tâm tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người kiến nghị cần ký kết các thoả thuận hợp tác với các cơ quan hàng không, hải quan, cảnh sát, giao thông để hỗ trợ vận chuyển tạng kịp thời, nhanh chóng, an toàn. Đặc biệt, cần có quy định rõ ràng về chi phí vận chuyển nội tạng cũng như ê- kíp lấy, vận chuyển mô tạng; trang bị các thùng chuyên dụng và phương tiện vận chuyển cấp cứu đồng bộ, bảo đảm việc bảo quản, vận chuyển tạng.
Đề xuất giải pháp thanh toán chi phí khi ghép tạng, ông Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc BV Bạch Mai nêu quan điểm, chúng ta đã xác định ghép tạng là một phương pháp điều trị bệnh hiểm nghèo cuối cùng thì tại sao BHYT lại không chi trả.
Thực tế cho thấy, chi phí cho 1 ca ghép tạng khoảng 1 tỷ đồng, rẻ hơn nhiều so với chi phí mà BHYT chi trả cho 1 ca chạy thận nhân tạo nhiều năm, 1 ca suy tim luôn có nguy cơ phải hồi sức cấp cứu. “Do đó, trong quy định chi phí ghép tạng cần chia rõ phần nào do BHYT chi trả, phần nào do người dân tự bỏ tiền... hoặc người dân không trả thì cần lấy từ nguồn nào", Phó Giám đốc BV Bạch Mai đặt vấn đề.
Về phía Bộ Y tế, theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, thời gian tới Bộ Y tế sẽ xem xét đưa việc thành lập hội đồng chẩn đoán chết não vào bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, nếu cơ sở nào không thực hiện sẽ bị nhắc nhở và đánh giá. “Chúng tôi sẽ thực hiện việc này một cách thường xuyên, liên tục, kỳ vọng khắc phục được sự khan hiếm nguồn tạng đang tồn tại hiện nay”, ông Khoa nêu.
Với khó khăn về chi phí ghép tạng, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết hiện chi phí cho 1 ca ghép tạng tại Việt Nam khá thấp so với các nước trên thế giới. Một ca ghép tim chi phí khoảng 1 tỷ đồng, 1 ca ghép gan khoảng 1,5 tỷ đồng, ghép thận từ 300- 500 triệu đồng/ca. Nhưng hiện nay, BHYT mới chỉ chi trả gần 100 triệu đồng cho mỗi ca ghép tạng, không thanh toán chi phí phát sinh từ người hiến như xét nghiệm, phẫu thuật lấy tạng, bồi dưỡng, chăm sóc người hiến, chi phí bảo quản tạng...
Tin liên quan
Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
19:02 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Gỡ vướng cơ chế mua sắm, đấu thầu, chỉ còn gần 39% cơ sở thiếu thuốc cục bộ
19:47 | 01/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Cách phân biệt triệu chứng mắc bệnh sốt xuất huyết và Covid-19
15:51 | 01/07/2021 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics