"Có thể chấp nhận tăng trưởng thấp hơn để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô"
Đạt 13/13 chỉ tiêu
Do đây không phải lần đầu UBTVQH cho ý kiến về nội dung này nên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển - chủ trì phiên thảo luận đề nghị chỉ trình bày các báo cáo thẩm tra để tiết kiệm thời gian.
Trong báo cáo của Chính phủ, một kết quả nổi bật của năm 2017 được Chính phủ nêu ra là tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 6,7%, hoàn thành mục tiêu đề ra, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước với khoảng cách lớn, trên 1 điểm phần trăm. Quy mô GDP (theo giá hiện hành) đạt khoảng 5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 225 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 2.400 USD. Kết quả này là sự đóng góp của tất cả các ngành, lĩnh vực, thể hiện ở mức tăng cao, đồng thời ở cả 3 khu vực.
Nhiều chỉ tiêu khác cũng tăng cao so với năm 2016 như xuất khẩu tăng mạnh (ước 202 tỷ USD), tăng 14,4%, phản ánh kết quả tăng trưởng năm 2017 là hợp lý.
Nêu ý kiến thẩm tra sơ bộ đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng cả 13 chỉ tiêu trong nghị quyết của Quốc hội đều dự kiến đạt và vượt so với kế hoạch là kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng việc thực hiện nội dung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế một cách thực chất còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra. Đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn như phấn đấu tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 21% (so với chỉ tiêu khoảng 18% từ đầu năm), đẩy mạnh thoái vốn nhà nước, thúc đẩy tăng tốc độ giải ngân đầu tư công, yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất trong bối cảnh nợ xấu còn cao... cần được quan tâm, đánh giá rõ hơn về chất lượng, tránh những rủi ro phát sinh tiêu cực như “bong bóng” trên thị trường chứng khoán, bất động sản và khả năng kiểm soát lạm phát trong các năm tiếp theo.
Về tốc độ tăng GDP năm 2017 ước thực hiện sẽ đạt 6,7% với điều kiện tăng trưởng quý 4 đạt 7,4-7,5%, nhiều ý kiến cho rằng đây vẫn là thách thức lớn vì những nhóm yếu tố tạo đà tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2017 gồm tiêu dùng của người dân, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo hiện không còn nhiều dư địa, bên cạnh đó là rủi ro tiềm ẩn đối với tăng trưởng của ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào thời tiết…
Cẩn trọng "bong bóng" tín dụng
Tham gia ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi: “Theo báo cáo của Chính phủ, ước cả năm tốc độ tăng trưởng tín dụng là 21%, cao hơn kế hoạch đặt ra. Cho đến nay, hết 8 tháng tỷ lệ này là 12%. Còn lại 9% nữa liệu trong hơn 2 tháng còn lại có thể đạt được hay không? Nếu được thì số vốn hấp thụ vào đâu sản xuất kinh doanh, bất động sản hay chứng khoán?”.
Trả lời câu hỏi này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được đề ra từ đầu năm là 18%. Căn cứ vào các mục tiêu vĩ mô, thực hiện các giải pháp tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh chỉ tiêu lên mức 21%.
Với điều chỉnh này tín dụng có mức tăng trưởng hơn và đã đạt 11,8% (cao hơn một chút so với cùng kỳ năm trước, 11,69% của 2015). Chỉ số này đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu tín dụng tập trung vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Đầu tư vào bất động sản là lĩnh vực có rủi ro cần kiểm soát chặt nên tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vào đây thấp hơn so với các lĩnh vực khác, đầu tư vào sản xuất, nông nghiêp sạch, làm hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao hơn.
Phó Thống đốc khẳng định, để khuyến khích tăng trưởng hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước vẫn xác định những tháng cuối năm điều hành một cách thận trọng, khuyến khích vào lĩnh vực ưu tiên và kiểm soát chặt tránh đổ vào lĩnh vực có rủi ro.
“Theo quy luật, quý 4, nhất là tháng 11, 12 sẽ có mức tăng trưởng cao hơn nên chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát vĩ mô để kiểm soát tín dụng phù hợp. Nếu kiểm soát lạm phát, cân đối vĩ mô và chất lượng tín dụng đảm bảo thì có thể điều hành trên mức 18%” - ông Tiến nói.
Nhất trí với lý giải của Phó Thống đốc, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn băn khoăn, có thể thấy con số 18% là hợp lý hơn.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tăng trưởng tín dụng sẽ có tác dụng tốt với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng sẽ là hệ quả lớn trong dài hạn nếu chất lượng tín dụng không tốt, rủi ro sẽ cao. Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu tín dụng hấp thụ vào sản xuất như Phó Thống đốc nêu thì tốt, song, cần kiểm soát, tránh vốn đổ vào bất động sản và chứng khoán tạo ra “bong bóng”. Có thể không nhất định phải đạt mức tăng trưởng đến 21% mà quan trọng là chất lượng phải hợp lý bên cạnh việc đánh giá, xem xét kỹ lưỡng những rủi ro đối với nền kinh tế trong tương lai.
Tương tự với tăng trưởng GDP, “có thể chấp nhận tăng trưởng thấp hơn một chút để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cũng bàn về tăng trưởng GDP, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, để đạt mục tiêu 6,7% năm 2017 là không hề đơn giản vì điều đó đồng nghĩa với tăng trưởng trong quý 4 phải đạt 7,4% - 7,5%. Đây là thách thức lớn. Tăng trưởng GDP là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước nên Chính phủ cần rà soát, đánh giá thêm để có phương pháp, cách đi phù hợp để đạt được mục tiêu một cách chắc chắn và bền vững.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu ví dụ: Khó khăn không đâu xa, như là bão lụt thiên tai vừa xảy ra mang lại thiệt hại khá nặng nề. Những thiệt hại này không chỉ dừng ở đây mà còn gây ra nhiều tác động sau này, do đó, Chính phủ cần rà soát, dự báo mọi khó khăn để có phương án khả thi nhất.
Góp ý thêm, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bày tỏ vui mừng khi Chính phủ báo cáo có thể hoàn thành 13/13 chỉ tiêu KT-XH đặt ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng, khó đạt như tăng trưởng GDP, CPI, tổng đầu tư toàn xã hội,... Tuy nhiên, trong báo cáo cần trình bày rõ những điều kiện, yếu tố tác động cũng như các giải pháp, lý giải việc đạt này để Quốc hội được rõ.
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics