Phụ huynh than trời vì kèm con học lớp 1
Áp lực lớn
Dù mới vào đầu năm học nhưng với nhiều gia đình có con học lớp 1, sử dụng bộ sách mới cải tiến năm nay đã phải lên mạng kêu than vì chương trình quá nặng. Đặc biệt, với chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1, phần đông các ý kiến đều cho rằng, lượng kiến thức quá lớn khiến cả học sinh và phụ huynh mệt nhoài.
Nhiều bậc phụ huynh cho biết con họ cảm thấy sợ hãi mỗi khi về nhà với lượng bài tập quá nhiều. Ảnh: Báo TT |
Trên Hội nhóm các bà mẹ có con sinh năm 2014 Giáp Ngọ thường xuyên đăng tải những chia sẻ của phụ huynh về áp lực mỗi buổi tối của cha mẹ và con cái khi phải thực hiện hết những yêu cầu bài tập mà giáo viên giao cho mỗi học sinh.
Chủ tài khoản facebook có tên D.T.T than thở, mỗi ngày list việc mà cô giáo giao cho học sinh lớp 1 thực sự là quá tải. Chẳng hạn theo chia sẻ của phụ huynh này, có ngày cô nhắn: "Con đọc lại bài 4C: r,s trong SGK, hoàn thành vở bài tập tiếng Việt, bài 4C; Hoàn thành vở bài tập Toán trang 29, hoàn thành vở ô ly mẫu chữ trang 6; con chưa nhớ mặt chữ."
Một phụ huynh khác thì chia sẻ, trong sách tiếng Việt lớp 1, trang số 16 bài 21, luyện tập chữ cái p-ph-nh yêu cầu học sinh luyện đọc cả một đoạn văn dài mà ngay cả người lớn khi đọc còn thấy khó. Cá biệt, có phụ huynh khác còn than thở, do con chưa thuộc hết 11 chữ ghép nên cô phạt không cho ra chơi.
Sau nhiều tối vật vã dạy con học, chị Nguyễn Việt Hưng, Nghĩa Tân, Hà Nội rút ra thực tế, một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 lồng ghép quá nhiều nội dung, từ tập đọc, viết và trẻ chưa kịp làm quen đã học thẳng đến bài tập đọc.
Chẳng hạn bài 12, sách giáo khoa Tiếng Việt 1 thuộc bộ sách “Cánh diều” học về âm "g", “h” có tới 4 phần gồm làm quen, tìm từ, tập đọc và tập viết. Trong một buổi, học sinh lớp 1 bắt đầu tiếp cận âm, sau đó ghép vần, tìm tiếng có âm.
Không chỉ có áp lực lớn ở môn tiếng Việt mà theo anh Nguyễn Mạnh Hùng, Đông Anh, Hà Nội, dù mới chỉ học vài tuần nhưng các bài toán lớp 1 đã yêu cầu học sinh phải có sự phân tích, so sánh lớn nhỏ.
Về bộ sách mới năm nay, cụ thể là sách Tiếng Việt 1, ý kiến một số giáo viên cho biết, ở chương trình cũ, mỗi ngày học Tiếng Việt, tức hai tiết, các em chỉ cần nắm hai âm mới cùng với 4 từ đơn giản và một câu ngắn gọn.
Trong khi đó, với sách mới, bài đọc dài, khoảng 3 câu. Chưa kể đến, việc học các âm ghép như “nh”, “ng” hay “ngh” được đẩy lên đầu. Điều quan trọng là chương trình mới xây dựng dựa trên nền tảng là các em đã nắm được bảng chữ cái, cách ghép vần, âm tiết nên đẩy nhanh hơn, trong khi đó, nhiều trường mẫu giáo lại yêu cầu không dạy trước cho các em, dẫn đến việc có những học sinh bước vào lớp 1 bị hoảng loạn trước khối kiến thức của năm học đầu tiên.
Ý kiến của một giáo viên trường Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội cho rằng, cách thiết kế bài học như hiện nay chính là thay đổi phương pháp dạy học. Ví dụ, trước đây, học sinh học hết bảng chữ cái “a, b, c” rồi mới ghép vần… thì nay khi học “a” sẽ ghép luôn “bà”, “cá”, “ca”… Cách dạy như vậy vất vả cho giáo viên và học sinh trong thời gian đầu.
Bộ Giáo dục nói gì?
Về những phản ứng của phụ huynh nói trên ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho rằng, nhận định của phụ huynh về chương trình Tiếng Việt 1 nặng là chưa có cơ sở khoa học. Hiện tại, Bộ GD&ĐT chưa nhận được ý kiến chính thức bằng văn bản nào từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này.
Lý giải rõ hơn về điều này, theo ông Thái Văn Tài, chương trình tiếng Việt lớp 1 chỉ tăng thời lượng học chứ không tăng lượng kiến thức (tăng thời gian học từ 350 tiết lên 420 tiết).
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học cũng khẳng định, chương trình giáo dục phổ thông mới có ưu điểm đó là được điều chỉnh chương trình trong quá trình thực tế, như vậy nếu cần thiết có thể đánh giá, tổng kết để điều chỉnh kịp thời.
“Vì chương trình có độ mở, linh hoạt trong quá trình điều chỉnh nên nhận định chương trình nặng là chưa đủ căn cứ và chưa đủ bằng chứng. Có thể phụ huynh nhìn vào số lượng tiết học mà cho rằng nặng, phụ huynh đang tiếp cận từ hướng khác”, ông Tài nêu.
Về ý kiến chương trình sách giáo khoa lớp 1 “nặng”, theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều cho rằng, với sách giáo khoa mới, trong quá trình tập huấn giáo viên, ông đã yêu cầu không ra bài tập về nhà. Ở trường, học sinh lớp 1 học hai buổi/ ngày, mỗi ngày 7 tiết, nghĩa là học 35 tiết/tuần. Trong khi đó, chương trình lớp 1 là 25 tiết/tuần.
Như vậy, học sinh có đến 10 tiết để vui chơi, tự học. Giáo viên có thể cho học trò làm bài tập vào thời gian này nếu chưa làm xong. Do đó, học sinh không cần bài tập về nhà.
“Về phía phụ huynh có thể kiểm tra, giúp đỡ con trong quá trình học tập nhưng không nên yêu cầu tập đọc, viết nhiều. Thay vào đó, họ nên hướng dẫn con giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống hợp lý, ngoan ngoãn, chăm học và hỗ trợ một số nội dung nhất định, kiểm tra xem con học thế nào”, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều chia sẻ.
Với giáo viên, GS Thuyết nêu, phải đánh giá theo đúng yêu cầu của chương trình. Học sinh mới bắt đầu học sẽ phải đánh vần khi đọc, đọc chậm, viết chưa đẹp. Các thầy cô cần hướng dẫn để phụ huynh hỗ trợ con phù hợp yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa và không nóng vội.
Niên học 2020-2021 là năm học đầu tiên cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 1. Thay vì chỉ có một bộ sách, chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép các trường lựa chọn các bộ sách bao gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Cánh diều. |
Tin liên quan
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai chính thức Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
08:10 | 11/12/2024 Hải quan
Chính thức triển khai Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ
15:33 | 05/12/2024 Hải quan
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics