Phối hợp kiểm soát xuất nhập khẩu chất làm suy giảm tầng ô-dôn
![]() | Tăng cường năng lực kiểm soát xuất nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ozon |
![]() | Phối hợp chống buôn lậu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn |
![]() |
Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: T.Bình. |
Gần 600 công chức hải quan được tập huấn
Sáng 26/4, tại Hà Nội, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) và Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp tổ chức Hội thảo phổ biến quy định pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Tham dự hội thảo có cán bộ, công chức các vụ, cục chức năng khối cơ quan Tổng cục Hải quan và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn nhấn mạnh: cơ quan Hải quan là mắt xích quan trọng trong công tác kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn tại biên giới và góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam trong loại trừ hoàn toàn việc tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Cục Biến đổi khí hậu đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan, cụ thể là với Cục Điều tra chống buôn lậu trên cơ sở thỏa thuận hợp tác đã ký từ năm 2013 trong việc quản lý các chất HCFC, đặc biệt là việc kiểm soát xuất - nhập khẩu, ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp các chất HCFC, đáp ứng nghĩa vụ của quốc gia thành viên thi hành Nghị định thư Montreal.
Trong khuôn khổ kế hoạch quản lý, loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn 1 đã có gần 600 công chức hải quan được tập huấn về kiểm soát xuất nhập khẩu các chất HCFC, nâng cao nhận thức về phòng chống buôn bán bất hợp pháp các chất HCFC và bảo vệ tầng ô-dôn.
Để tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam, ngày 20/2/2020, Cục Biến đổi khí hậu và Cục Điều tra chống buôn lậu tiếp tục ký kết Biên bản hợp tác về trao đổi thông tin, tăng cường năng lực cho cán bộ công chức hải quan trong việc thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn ở Việt Nam.
“Hội thảo về phổ biến quy định pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn hôm nay là một sự kiện khởi đầu cho chuỗi các hoạt động hợp tác giai đoạn mới này”, Phó Cục trưởng Vũ Quang Toàn nhấn mạnh.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: T.Bình. |
Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết về bảo vệ tầng ô-dôn
Theo Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khi hậu Mai Kim Liên, Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, từ tháng 1/1994.
Là thành viên tham gia Nghị định thư Montreal, Việt Nam có nghĩa vụ kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo lộ trình thực hiện Nghị định thư. Các chất được kiểm soát, loại trừ theo quy định của Nghị định thư Montreal bao gồm: CFC, Halon, CTC, HCFC, HFC và Methyl Bromide; các chất này được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp, dập cháy và kiểm dịch cho hàng xuất khẩu.
Thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 7/1/2022. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 7/1/2022 quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
“Thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối thực hiện Công ước Viên và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn ở Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin, hướng dẫn các quy định quản lý áp dụng đối với các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát”, Phó Cục trưởng Mai Kim Liên nói.
Tại hội thảo, đại diện Cục Biến đổi khí hậu giới thiệu các quy định pháp luật mới được ban hành về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) giới thiếu về thủ tục hải quan và chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và các chất được kiểm soát theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP; đại diện Chương trình Môi trường Liên hợp quốc giới thiệu việc áp dụng, thực hiện mã HS và kinh nghiệm thực hiện của các nước ASEAN…
Tin liên quan

Đưa công nghệ số vào truy xuất nguồn gốc tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa
16:30 | 15/04/2025 Tiêu dùng

Logistics xanh: Đích đến bền vững của doanh nghiệp
09:15 | 13/02/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Tặng Huân chương Chiến công cho 1 tập thể và 10 cá nhân thuộc ngành Hải quan
21:03 | 27/12/2024 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp
11:25 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp
10:40 | 09/05/2025 Hải quan

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty
10:26 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu
10:23 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VIII chống gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa
07:15 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực IV thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng
07:00 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan thực hiện soi chiếu 11.849 container
15:49 | 08/05/2025 Hải quan

Hải quan hướng dẫn khai báo chứng từ đính kèm khi làm thủ tục hải quan
08:52 | 08/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III tăng cường sử dụng camera, trang thiết bị để giám sát
20:41 | 07/05/2025 Hải quan

Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhẹ
14:24 | 07/05/2025 Hải quan

Sự cố hệ thống, Cục Hải quan hỏa tốc hướng dẫn khai hải quan
09:54 | 07/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

Khách nhập cảnh tăng cao, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông quan nhanh chóng
15:36 | 06/05/2025 Hải quan
Tin mới

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics