Facebook Twitter youtube Tiktok

Phát triển đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại

(HQ Online) - Phó Vụ trưởng, Phó trưởng ban phụ trách Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lương Khánh Thiết đã trả lời phỏng vấn Tạp chí Hải quan về xây dựng, phát triển đội ngũ công chức Hải quan các cấp.
Chính sách tạo nền tảng quản lý hải quan hiện đại
Hải quan chuẩn bị công nghệ đáp ứng cải cách kiểm tra chuyên ngành
Quản lý rủi ro là xu thế tất yếu của quản lý hải quan hiện đại
Phó Vụ trưởng, Phó trưởng ban phụ trách Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lương Khánh Thiết
Phó Vụ trưởng, Phó trưởng ban phụ trách Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lương Khánh Thiết

Thời gian qua, ngành Hải quan đã triển khai những giải pháp gì để nâng cao năng lực của cán bộ, công chức Hải quan, thưa ông?

Để nâng cao năng lực cán bộ công chức, Tổng cục Hải quan đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Thứ nhất, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và triển khai mô hình quản lý nguồn nhân lực (QLNNL) theo năng lực dựa trên vị trí việc làm (VTVL).

Trước bối cảnh khối lượng cũng như mức độ khó công việc ngành Hải quan ngày càng cao (ước tính khối lượng công việc năm 2021 tăng 80% so với khối lượng của ngành tại thời điểm năm 2015) trong khi vẫn phải tinh giản biên chế 10% theo yêu cầu của Đảng và Chính phủ, việc xây dựng mô hình QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL giúp xác định chính xác nhiệm vụ, năng lực cần có của mỗi VTVL. Đây là căn cứ xây dựng hệ thống đánh giá năng lực cán bộ công chức theo hướng “làm gì thi nấy”; triển khai đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển cán bộ công chức đảm bảo “đúng người đúng việc”. Qua đó nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, cũng như nâng cao hiệu quả đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ công chức trong ngành đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành Hải quan.

Đặc biệt là việc triển khai thành công hệ thống đánh giá năng lực cán bộ, công chức đối với gần 5.000 cán bộ, công chức tham mưu thực thi nghiệp vụ tại khối cơ quan Tổng cục Hải quan và các cục hải quan tỉnh, thành phố trong hai năm 2018, 2019.

Thứ hai, Tổng cục Hải quan đã sửa đổi, bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, quy định về quản lý cán bộ, như: tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đánh giá, phân loại, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm… theo phương thức quản lý nguồn nhân lực hiện đại dựa trên năng lực, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và đạt được những kết quả bước đầu: Phát huy hiệu quả quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm có thể xảy ra; khắc phục tình trạng cục bộ; kịp thời sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức theo yêu cầu nhiệm vụ; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu...

Thứ ba, công tác đào tạo cán bộ, công chức Hải quan được chú trọng, đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ, năng lực cán bộ công chức.

Ngoài ra, Tổng cục đã tích cực, chủ động tiến hành thanh tra, tự kiểm tra, giám sát nội bộ (nhất là đối với những đơn vị, những khâu nghiệp vụ trọng yếu, nhạy cảm dễ phát sinh vi phạm) để phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm. Xử lý kiên quyết, nghiêm khắc (đến mức buộc thôi việc) các trường hợp vi phạm và xử lý trách nhiệm cán bộ Lãnh đạo các cấp liên quan đến khi để xảy ra sai phạm trong đơn vị, lĩnh vực do mình quản lý, phụ trách.

Với các giải pháp nêu trên, thời gian qua năng lực cán bộ công chức ngành Hải quan đã có bước tiến đáng kể. Tổng cục Hải quan đã được Chính phủ cũng như người dân, doanh nghiệp ghi nhận, luôn là đơn vị đi đầu về công tác cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Thưa ông, thi đánh giá năng lực cán bộ, công chức; xây dựng bài toán quản lý nguồn nhân lực theo VTVL... có ý nghĩa như thế nào khi ngành Hải quan đang triển khai mô hình Hải quan thông minh?

Mô hình Hải quan thông minh là mô hình có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo tính minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả.

Để mô hình Hải quan thông minh hoạt động hiệu quả, bên cạnh việc đổi mới quy trình xử lý nghiệp vụ, Tổng cục Hải quan còn cần có công cụ QLNNL của mình một cách thông minh cũng như những con người “thông minh”, đủ khả năng xây dựng và vận hành được mô hình này.

Việc tổ chức thành công đánh giá năng lực đối với gần 5.000 cán bộ, công chức tham mưu thực thi nghiệp vụ tại khối cơ quan Tổng cục và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong hai năm qua là tiền đề quan trọng để Tổng cục nhìn nhận lại đội ngũ cán bộ công chức của mình. Từ đó các đơn vị có định hướng đào tạo, bồi dưỡng cũng như bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức đảm bảo “đúng người đúng việc”; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu của VTVL.

Tiếp nối những kết quả tích cực về cải cách hiện đại hóa nguồn nhân lực đã đạt được thời gian quan, Tổng cục Hải quan đã xây dựng bài toán nghiệp vụ phân hệ QLNNL theo VTVL thuộc mô hình Hải quan thông minh, gồm 04 module chính là quản lý kết quả công việc, đánh giá năng lực công chức (cả về năng lực lý thuyết lẫn năng lực thực tiễn), đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ và quản lý hồ sơ năng lực của từng công chức theo từng vị trí việc làm.

Được kết nối với tất cả các phân hệ nghiệp vụ khác trong ngành, phân hệ QLNNL điện tử sẽ ghi nhận và quản lý quá trình xử lý công việc của công chức/ đơn vị một cách điện tử; cung cấp dữ liệu định lượng để đánh giá năng lực, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ công chức; đảm bảo tự động hóa tối đa công tác QLNNL, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động QLNNL, sử dụng hiệu quả biên chế.

Đây là cơ sở quan trọng giúp đảm bảo bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, đào tạo “đúng người đúng việc”; tạo sự minh bạch, công bằng, công khai trong công tác QLNNL, qua đó, nâng cao hiệu quả, hiệu suất làm việc, nâng cao năng lực cán bộ công chức, giúp Tổng cục Hải quan đạt được các mục tiêu đề ra.

Vai trò của Tổng cục Hải quan, cũng như các cục hải quan địa phương trong việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực hướng đến quản lý hải quan hiện đại như thế nào, thưa ông?

Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực hướng đến quản lý hải quan hiện đại là trách nhiệm của toàn Ngành, trực tiếp là của các cấp uỷ, tổ chức Đảng mà trước hết là người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Bản thân từng cán bộ, công chức, viên chức tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, chủ động.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, Tổng cục Hải quan cần đóng vai trò đi đầu, định hướng mô hình phát triển nguồn nhân lực cũng như nghiên cứu, hướng dẫn các đơn vị trong ngành phương pháp, cách thức triển khai. Ví dụ: đối với hoạt động đánh giá năng lực, Tổng cục Hải quan cần chủ trì nghiên cứu phương pháp, cách thức và hướng dẫn các đơn vị trong Ngành xây dựng hệ thống đánh giá năng lực (bao gồm cả phương pháp, phần mềm và bộ đề ngành).

Các cục hải quan tỉnh, thành phố đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động triển khai các phương pháp, cách thức xây dựng, phát triển nguồn nhân lực theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại đơn vị. Ngoài ra, các cục hải quan tỉnh, thành phố cũng cần phối hợp với các vụ/cục thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, tạo điều kiện và cử cán bộ, công chức đúng theo yêu cầu của Tổng cục khi tham gia các nhóm làm việc cũng như tham gia góp ý, hoàn thiện các phương pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo phản ánh đúng thực tiễn, đáp ứng yêu cầu công việc thực tế của địa phương.

Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các vụ, cục thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan và các cục hải quan tỉnh, thành phố sẽ giúp ngành Hải quan tìm được các giải pháp và tổ chức triển khai các giải pháp phát triển nguồn nhân lực một cách khoa học, hiệu quả, phù hợp thực tiễn. Qua đó có thể xây dựng và phát triển được đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.

Xin cảm ơn ông!

Quang Hùng (thực hiện)

Tin liên quan

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện  trong lĩnh vực Hải quan

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan

(HQ Online) - Những tồn tại, bất cập liên quan đến Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) vệ tinh đã được Tổng cục Hải quan sớm nhận diện. Do đó, một mặt ngành Hải quan đã và đang tích cực tìm các giải pháp để xử lý, mặt khác tập trung nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực hải quan đáp ứng theo chủ trương của Chính phủ.
Phát huy vai trò hệ thống CNTT hải quan đối với sự phát triển thương mại ở Việt Nam

Phát huy vai trò hệ thống CNTT hải quan đối với sự phát triển thương mại ở Việt Nam

(HQ Online) - Với nhiều nỗ lực trong cả tiến trình cải cách, hiện đại hóa, ngành Hải quan đã được Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh giá là cơ quan đi đầu trong khối bộ, ngành Trung ương triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đáp ứng yêu cầu quản lý, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại ở Việt Nam. Tạp chí Hải quan đã có trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa, Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính về vấn đề này.
Khai mạc Diễn đàn Hải quan-Doanh nghiệp 2024: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp”

Khai mạc Diễn đàn Hải quan-Doanh nghiệp 2024: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp”

(HQ Online) - Nhân kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945-10/9/2024), sáng nay 10/9/2024, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Tạp chí Hải quan và Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan phối hợp tổ chức Diễn đàn thường niên Hải quan-Doanh nghiệp 2024, với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp”. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ tới dự và phát biểu chỉ đạo Diễn đàn.
Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 17/4, Chi cục Hải quan khu vực VIII tổ chức hội nghị đối thoại, tham vấn doanh nghiệp lần thứ nhất năm 2025.
Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Cục Hải quan năm 2025, định hướng 2026 – 2030.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%

Thống kê từ Chi cục Hải quan khu vực VI cho thấy, từ ngày 1/1 đến hết 31/3/2025, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa tại địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng 133% so với cùng kỳ năm 2024.
Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

Ngày 15/4, tại Cao Bằng, Chi cục Hải quan khu vực VI tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp quý I/2025.
Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế- Tài chính, đại diện Chi cục Hải quan khu vực VI cho biết, để nâng cao hiệu suất thông quan, Chi cục thường xuyên đề xuất cấp có thẩm quyền để trao đổi với phía Trung Quốc thúc đẩy thương mại biên giới, đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.
Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai

Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai

Quý I/2025, Chi cục Hải quan khu vực VII đã khẩn trương ổn định bộ máy, tổ chức theo mô hình mới, đảm bảo hoạt động diễn ra thông suốt, nhất là tạo thuận lợi thương mại và hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới

Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới

Hợp nhất từ Chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận và Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận đã nhanh chóng ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới, tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp.
Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố

Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố

Cục Hải quan nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp về việc không nhận được kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm

Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm

Chi cục Hải quan khu vực III vừa tổ chức “Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng xử lý vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan” cho 168 công chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Chi cục.
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD

Quý I/2025, Chi cục Hải quan khu vực III làm thủ tục cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có tổng kim ngạch hơn 29 tỷ USD.
Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp

Trong 3 tháng đầu năm 2025, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của Hải quan cửa khẩu Chi Ma đạt hơn 225 tỷ đồng, bằng 37% dự toán, tăng 202% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, để đạt con số này, Hải quan cửa khẩu Chi Ma đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng số thu ngay từ đầu năm.
Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Hải quan Hải Phòng (nay là Chi cục Hải quan khu vực III) có sự lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới, Chi cục trưởng Trần Mạnh Cường nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Kinh tế - Tài chính.
Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên

Ngày 31/3/2025, chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đồng Hới (Quảng Bình) đến Đài Bắc (Đài Loan- Trung Quốc) và ngược lại do hãng hàng không Vietjet Air khai thác đã diễn ra thành công tốt đẹp. Theo dự kiến, từ ngày 31/3 đến 13/10/2025, tuyến bay quốc tế Đồng Hới – Đài Bắc sẽ có tổng cộng 13 chuyến khứ hồi. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao khả năng kết nối quốc tế của tỉnh Quảng Bình, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

Đội thuế liên huyện Vĩnh Linh – Gio Linh đã công khai danh sách các tổ chức, cá nhân nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Người nộp thuế dễ dàng thực hiện thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân thông qua một số thao tác đơn giản trên eTax Mobile.
Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Liên quan đến việc áp dụng thuế suất ưu đãi đối với mặt hàng khai báo là khô dầu đậu tương, dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, Cục Hải quan đã có hướng dẫn doanh nghiệp.
Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chỉ một thời gian ngắn, Chi cục Thuế khu vực XII (CCT khu vực XII) đã kiện toàn, sắp xếp bộ máy, đảm bảo công tác quản lý thuế vận hành một cách thông suốt.
Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn vừa trao đổi kinh nghiệm về triển khai Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh.
(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

Podcast chuyên đề đề cập đến những bước đi chủ động và đầy trách nhiệm của Việt Nam, đặc biệt là ngành Tài chính, nhằm ứng phó với sức ép tăng thuế từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, hỗ trợ doanh nghiệp, giúp duy trì dòng chảy thương mại quốc tế.
(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

3 tháng đầu năm 2025, số thuế thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Cập nhật của Cục Hải quan, hết quý I/2025, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp

Từ ngày 1/3/2025, cơ quan thuế được tổ chức theo mô hình quản lý 3 cấp gồm: Cục Thuế thuộc Bộ Tài chính, 20 Chi cục Thuế khu vực và 350 Đội thuế liên huyện.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025

Quý I/2025, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51,17 tỷ USD.
Phiên bản di động