Những điều cần biết về lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden
Lễ nhậm chức khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ
Trong những lễ nhậm chức thông thường, hàng nghìn người sẽ tập trung tại National Mall khi tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức ở phía Tây của Điện Capitol. Sau đó, tổng thống đắc cử sẽ diễu hành dọc đại lộ Pennsylvania ở thủ đô Washington cùng với hàng nghìn quân nhân đại diện cho các đơn vị của quân đội.
Tuy nhiên, đội ngũ của ông Biden đã phải cắt giảm đáng kể những truyền thống trong lễ nhậm chức năm nay do đại dịch Covid-19, theo lời khuyên của các chuyên gia y tế. Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden cho biết, chủ đề của Tổng thống đắc cử Joe Biden cho lễ nhậm chức sẽ là “America United” (Nước Mỹ thống nhất) – một trong những thông điệp chính trong chiến dịch tranh cử của ông.
Cuộc diễu hành trong lễ nhậm chức của ông Biden sẽ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình đồng thời có các buổi trình diễn ở các khu vực trên khắp nước Mỹ. Ảnh: Getty Images |
Theo CNN, ông Biden sẽ di chuyển bằng tàu từ quê nhà ở thành phố Wilmington, bang Delaware đến thủ đô Washington để tham dự lễ nhậm chức. Ông Biden đã di chuyển bằng tàu trong suốt thời gian ông là Thượng nghị sĩ và Phó Tổng thống Mỹ.
Ủy ban tổ chức lễ nhậm chức của Tổng thống (PIC) thông báo rằng, sau khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1, ông Joe Biden sẽ được một đội quân hộ tống đến Nhà Trắng thay vì diễu hành truyền thống từ Điện Capitol đến Nhà Trắng. Cuộc diễu hành trong lễ nhậm chức của ông Biden sẽ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình đồng thời có các buổi trình diễn ở các khu vực trên khắp nước Mỹ. PIC cũng khuyến cáo người dân không nên đến Washington để tham dự buổi lễ nhậm chức của ông Biden.
Vụ bạo loạn ở Điện Capitol hôm 6/1 khiến 5 người thiệt mạng và việc điều tra ra được ít nhất 25 vụ khủng bố trong nước, đã phủ bóng đen lên kế hoạch lễ nhậm chức của ông Biden. Theo Vox, vẫn còn lo ngại rằng đám đông những người ủng hộ Tổng thống Trump có thể tới thủ đô Washington trong những ngày tới, đặc biệt là khi ông Trump vẫn chưa chấp nhận thua cuộc.
Những thảo luận về cuộc biểu tình vũ trang trong những ngày tới, bao gồm một cuộc tấn công khác vào Điện Capitol và các tòa nhà ở các bang trên toàn quốc vào ngày 17/1, đã tràn lan trên Twitter. Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ của Jason Crow cho biết trong một tuyên bố hôm 10/1, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác định “nhiều mối đe dọa có thể xảy ra do những kẻ khủng bố gây ra trong những ngày tới và kể cả trong ngày nhậm chức”.
Bởi vậy, cơ quan thực thi pháp luật đang tăng cường các biện pháp an ninh, bao gồm việc dựng các hàng rào mới tại Điện Capitol và cân nhắc việc bổ sung Lực lượng Vệ binh quốc gia.
Tổng thống Trump sẽ không tham dự lễ nhậm chức của ông Biden
Kể từ cuộc bạo loạn, nhiều nhà lập pháp của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã kêu gọi ông Pence kích hoạt Tu chính án số 25 của Hiến pháp, vốn trao quyền cho phó tổng thống và nội các phế truất tổng thống nếu tổng thống không thể thực hiện nhiệm vụ chính thức của mình. Trong khi đó, Tổng thống Trump hôm 8/1 thông báo rằng, ông sẽ không tham dự lễ nhậm chức của ông Biden, trở thành tổng thống đầu tiên sau 152 năm, từ chối tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của người kế nhiệm.
Tổng thống Trump sẽ không tham dự lễ nhậm chức của ông Biden. Ảnh: Getty Images |
Thông thường, một tổng thống sắp mãn nhiệm sẽ mời tổng thống đắc cử đến Nhà Trắng trước lễ nhậm chức, nhưng điều đó đã không xảy ra với ông Trump và ông Biden.
Politico đưa tin rằng, Tổng thống Trump có thể rời Nhà Trắng đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida một ngày trước lễ nhậm chức và tổ chức một cuộc vận động tại đây. Ông Trump được cho là đã cân nhắc việc công bố việc tái tranh cử tổng thống năm 2024 vào ngày ông Biden nhậm chức, dù ông không còn được mong đợi làm như vậy sau cuộc bạo loạn hôm 6/1.
Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mike Pence, người bị Tổng thống Trump công khai chỉ trích vì đã từ chối việc “lật kèo” kết quả bầu cử, được cho là có kế hoạch tham dự lễ nhậm chức của ông Biden.
Các cựu Tổng thống Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton cũng sẽ cùng ông Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris đến đặt vòng hoa tại Lăng mộ Chiến sĩ Vô danh tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ngay sau lễ nhậm chức.
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter sẽ không có mặt tại Điện Capitol vào ngày 20/1 để dự lễ nhậm chức của ông Biden. Đây sẽ là lần đầu tiên ông Carter, cựu tổng thống Mỹ cao tuổi nhất, bỏ lỡ một buổi lễ nhậm chức kể từ khi ông tuyên thệ vào năm 1977.
Những lo ngại về an ninh trong lễ nhậm chức
Tổng thống đắc cử Biden đã phải đối mặt với việc liệu ông có nên thu hẹp quy mô lễ nhậm chức hơn nữa do lo ngại về an toàn hay không. Sau vụ bạo loạn hôm 6/1, những người ủng hộ ông Trump có thể đến thủ đô Washington một lần nữa vào ngày nhậm chức.
Nhưng ông Biden khẳng định rằng lễ nhậm chức vẫn phải diễn ra. “Tôi không lo lắng về sự an toàn, vấn đề an ninh hay lễ nhậm chức của mình. Tôi không quan tâm. Người dân Mỹ sẽ đứng lên, đứng lên ngay bây giờ. Vậy là đủ rồi”, ông Biden nói với các phóng viên.
Người ủng hộ ông Trump đụng độ với cảnh sát và các lực lượng an ninh khi họ đẩy các rào chắn chướng ngại vật để tràn vào tòa Quốc hội Mỹ ở Washington ngày 6/1. Ảnh: AFP |
Các quan chức địa phương và liên bang đã xem xét lại kế hoạch của họ cho lễ nhậm chức sau vụ bạo loạn.
Thị trưởng thủ đô Washington Muriel Bowser đã mở rộng tuyên bố khẩn cấp trên toàn thành phố sau lễ nhậm chức. Bà Muriel Bowser cho rằng, động lực của những người xâm nhập vào Điện Capitol vẫn đang tiếp diễn.
Bà Bowser đã yêu cầu Bộ An ninh Nội địa thực hiện các biện pháp an ninh bổ sung trước lễ nhậm chức, bao gồm việc hủy bỏ sự cho phép tụ tập ở nơi công cộng từ ngày 11-24/1, do lo ngại mối đe dọa mới từ các hành động nổi dậy của những kẻ khủng bố trong nước.
Thị trưởng thủ đô Washington cũng yêu cầu Bộ An ninh Nội địa kéo dài “sự kiện an ninh đặc biệt quốc gia”, một sự chỉ định tạo điều kiện hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật liên bang để ứng phó với các mối đe dọa khủng bố hoặc tội phạm khác từ ngày 11-24/1. Đồng thời, bà Bowser cũng yêu cầu triển khai lực lượng liên bang và tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Washington để giải phóng nguồn lực nhằm ứng phó với các mối đe dọa tiềm ẩn.
Khoảng 6.200 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia sẽ được triển khai tại Washington vào tuần tới và các nhà chức trách sẽ chuẩn bị để xử lý đám đông hơn 1 triệu người, dù số người xuất hiện sẽ ít hơn so với dự kiến do đại dịch. Hàng rào chống leo trèo cũng đã được lắp đặt xung quanh Điện Capitol.
Tuy nhiên, các quan chức Bộ Quốc phòng đang xem xét liệu có nên tăng lực lượng Vệ binh Quốc gia tại thủ đô Washington lên 13.000 người hay không.
Theo Politico, ủy ban nhậm chức của ông Biden đã thảo luận về các vấn đề an toàn trong cuộc họp trực tuyến hôm 7/1 và tiếp tục tham vấn với các đối tác an ninh.
“Cuộc tấn công dữ dội vào Điện Capitol sẽ không ngăn chúng tôi khẳng định với người dân Mỹ và thế giới rằng nền dân chủ của chúng tôi sẽ trường tồn. Ủy ban của chúng tôi vẫn cam kết làm việc với nhiều đối tác để tổ chức lễ nhậm chức một cách an toàn và thể hiện nền dân chủ kiên định”, Thượng nghị sĩ Roy Blunt và Amy Klobuchar cho biết trong một tuyên bố chung./.
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK