Nhiều địa phương chậm phê duyệt phương án sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp
Mô hình quản trị của nhiều nông, lâm trường còn nhiều bất cập. Ảnh internet. |
Trên đây ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty nông, lâm nghiệp đưa ra tại Tọa đàm Quản lí sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 23/8.
Đại diện các tập đoàn, tổng công ty nông, lâm nghiệp đã nêu ra ý kiến về những bất cập trong quản lý sử dụng đất đai tại các doanh nghiệp. Nhiều địa phương chậm phê duyệt phương án sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất... ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các công ty. Việc xử lý đất đai giao khoán đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp nhiều nơi còn chưa tốt, tiềm ẩn tranh chấp đất đai, khiếu kiện đông người kéo dài; vướng mắc về tiền thuế tài nguyên do thay đổi chính sách về đất đai.
Theo đại diện Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, sau cổ phần hóa đơn vị này giữ lại sử dụng khoảng 43.700 ha đất lâm nghiệp. Tổng công ty đã chủ động xây dựng quy chế quản lý lâm nghiệp, đất đai; Kiểm kê, rà soát lại toàn bộ hiện trạng đất giữ lại để xây dựng phương án quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của đơn vị gặp một số vướng mắc khó khăn về đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Công tác thu hồi đất lấn chiếm…
Tương tự, Tổng công ty Cà phê Việt Nam có 32 đơn vị sản xuất nông nghiệp, quản lý 30.110,54 ha đất tự nhiên. Đất của các đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất sản xuất nông nghiệp được giao khoán đến từng người lao động theo Nghị định 168/2016/NĐCP của Chính phủ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tại một số ít đơn vị, tình trạng người lao động không ký hợp đồng giao nhận khoán, không nộp sản phẩm cho công ty. Người lao động tự ý chuyển đổi cây trồng, làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp diễn ra hết sức phức tạp.
Do đó, đại diện Tổng công ty cà phê Việt Nam đề nghị, Chính phủ và các bộ, ngành điều chỉnh bổ sung chính sách pháp luật hiện hành và ban hành với các chính sách về đất đai đặc biệt là chính sách về thuế đất đối với doanh nghiệp nông nghiệp, chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số để hạn chế khiếu kiện làm phức tạp thêm tình hình.
“Rộng cửa” phát triển bảo hiểm nông nghiệp (HQ Online) - Chính phủ khuyến khích phát triển bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để một mặt giảm gánh nặng cho nông dân khi có ... |
Bộ TN-MT dự thảo khung giá đất nông nghiệp và phi nông nghiệp (HQ Online)- Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định về quy định khung giá đất theo hai nhóm: Đất nông nghiệp và ... |
Đại diện Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cũng cho biết, hiện nay, tổng diện tích đất tập đoàn này đang quản lý sử dụng khoảng 370.000 ha trong nước và gần 150 ngàn ha ở nước Lào và Camphuchia, trong đó đất nông nghiệp chiếm 90% diện tích. Tập đoàn dự kiến bàn giao về địa phương quản lý khoảng 28.000 ha.
Tuy nhiên, đại diện Tập đoàn cao su Việt Nam cũng kiến nghị, tài sản đầu tư và tài sản trên đất của tập đoàn đề nghị địa phương đền bù, hoàn trả lại tập đoàn; Với hỗ trợ đền bù đất phải trả lại địa phương, theo quy định hiện hành luật đất đai tập đoàn chỉ được nhận tiền đền bù trên đất nếu tính theo quy định hiện hành rất thấp, với mức đền bù này các công ty mất đất không thể bảo đảm năng lực sản xuất như trước đó. Đề nghị các địa phương có chính sách đền bù để bảo đảm công ty khi mất đất vẫn bảo đảm được năng lực sản xuất.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi rà soát, sắp xếp lại 246 công ty nông, lâm nghệp diện tích đất giữa lại 1.868.538 ha; diện tích các nông, lâm trường bàn giao về địa phương là 463.088 ha, nâng tổng số diện tích bàn giao về địa phương đến nay đạt 1.084.653 ha. Qua rà soát, sắp xếp đã xác định được những khu vực diện tích giữ lại và khu vực có thể tạo ra quỹ đất phục vụ mục tiêu giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất.
Tại tọa đàm, ông Lê Thanh Khuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lí đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đánh giá, hiệu lực, hiệu quả quản lí, sử dụng đất của các nông lâm trường vẫn chưa được cải thiện rõ rệt. Ở một số nơi vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Nguồn lực đất đai chưa được thực sự phát huy, nguồn ngân sách hàng năm của Nhà nước, chưa được tính đúng, tính đủ; vẫn còn tình trạng một số công ty, nông lâm nghiệp sử dụng quỹ đất của nhà nước cho thuê, cho mượn, khoán trắng….
Do vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chính phủ bố trí kinh phí để hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho các địa phương bảo đảm việc đo đạc, cắm mốc giới đất đai, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng, do địa bàn này nằm hầu hết ở các tỉnh có khó khăn về ngân sách.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, cần phải rà soát hoàn thành căn bản cắm mốc, ranh giới, cấp bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận. Xác định diện tích đất rừng không có nhu cầu sử dụng thực tế và không có năng lực thì giao cho địa phương để sử dụng khai thác tối đa giá trị. Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao tính hiệu quả của đất. Tập trung sâu vào thuế sử dụng đất nông nghiệp trong đó loại giao cho hộ nông dân sử dụng và quản lý thì không phải đóng thuế, loại đất giao khoán cho nhân dân sử dụng đã lâu nhưng lại đưa về quản lý của nông, lâm trường thì lại phải nộp thuế. Cần đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả giá trị sử dụng đất, đổi mới mô hình quản lý quản trị doanh nghiệp. Đối với rừng sản xuất nghiên cứu tiếp tục cho phép trồng rừng cây có tán để đạt hiệu quả kinh tế cao; Xây dựng cơ chế, tự chủ, đặt hàng, đặc biệt trong đó có rừng trồng nghèo kiệt không có khả năng tái sinh. Nghiên cứu tín dụng trong trồng rừng, chính sách bảo hiểm với rừng trồng. Rà soát chính sách cổ phần hóa, vẫn nên giao cho địa phương đối với chủ sở hữu. Tập trung chỉ đạo các công ty nông lâm giải quyết dứt điểm, quản lý tốt đất giao khoán đặc biệt cần chú ý khắc phục những hạn chế, giải quyết dứt điểm đất tranh chấp hơn 6000ha. Hoàn thành hồ sơ thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. |
Tin liên quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK
Công nhận kho ngoại quan của Công ty TNHH Quản lý chuỗi cung ứng Sirline Hà Nam Việt Nam
08:59 | 12/10/2024 Hải quan
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics