Nhà nước sẽ cân đối kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công
Nhà nước sẽ cân đối kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan được nhà nước giao quản lý. Ảnh: Internet. |
Đối tượng áo dụng tại dự thảo Thông tư này là các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công.
Dự thảoThông tư hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí chi thường xuyên được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định pháp luật để thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo các nội dung nêu ở Điều 2 của dự thảo Thông tư này.
Ngoài ra, dự thảo không điều chỉnh đối với kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng như: giao thông, đê điều, công trình thủy lợi, văn hóa, thông tin truyền thông.... do đã có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quản lý kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa quy định riêng và sẽ thực hiện theo quy định riêng đối với từng lĩnh vực. Đồng thời không điều chỉnh đối với kinh phí để thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội vì được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý của từng lĩnh vực.
Dự thảo quy định cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo đúng chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan, người có thẩm quyền quy định.
Nhà nước sẽ cân đối kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan được nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản công theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
Bộ Tài chính cũng quy định về thẩm quyền ban hành chế độ tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại Dự thảo. Theo đó, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.
Đối với tài sản công chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thì căn cứ vào hướng dẫn của nhà sản xuất và thực tế sử dụng tài sản, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định hoặc phân cấp thẩm quyền quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa áp dụng đối với tài sản công tại các cơ quan thuộc phạm vi quản lý.
Dự thảo nêu rõ, kinh phí để thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công được bố trí từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước thì được cân đối tương ứng với từng lĩnh vực sử dụng tài sản công, được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, nguồn kinh phí còn được trích từ phí được để lại để chi thường xuyên theo quy định của pháp luật; nguồn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị; nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Kinh phí thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo và được tổng hợp vào dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics