Ngành Hải quan siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ
Cán bộ, công chức Hải quan sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) thực hiện giám sát các hoạt động soi chiếu để kịp thời chỉ đạo để xử lý nghiêm hành vi vi phạm thông qua hế thống camera. Ảnh: Q.Hùng |
Cụ thể hóa gần 980 hành vi vi phạm
Thời gian qua, công tác kiểm tra công vụ và xử lý, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Hải quan đã phát huy hiệu quả tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đấu tranh chống tệ phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, phòng chống tham nhũng, từng bước loại bỏ hoàn toàn thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, phục vụ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
Năm 2018, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức trong ngành Hải quan, theo đó các hành vi vi phạm của công chức, viên chức trong hoạt động công vụ được quy định cụ thể và có chế tài tương xứng. Đây là văn bản hết sức quan trọng giúp điều chỉnh hành vi của công chức, viên chức khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để đáp ứng các nhiệm vụ của ngành Hải quan, đồng thời thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Lãnh đạo Tổng cục Hải quan về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng.
Trước các yêu cầu mới về công tác hiện đại hóa ngành Hải quan, nâng cao quy mô, chất lượng công tác cải cách hành chính phục vụ tốt hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, ngày 12/4/2023 Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 799/QĐ-TCHQ Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức trong ngành Hải quan, vừa kế thừa, vừa sửa đổi và bổ sung các nội dung thay thế Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26/9/2018 phù hợp với tình hình thực tiễn.
Quy chế mới này đã đưa ra 12 phụ lục chi tiết, bao gồm đầy đủ tất cả các lĩnh vực hoạt động của Hải quan Việt Nam trong đó cụ thể hóa hơn 980 hành vi vi phạm của công chức, viên chức trong ngành Hải quan khi thực thi công vụ, đạo đức tác phong lối sống, công tác phòng chống tham nhũng. Chi tiết các hành vi vi phạm được rà soát dựa trên các quy định, quy trình, quy chế của ngành và quy định pháp luật hiện hành.
Về hình thức xử lý vi phạm, quy chế mới bãi bỏ hình thức xử lý nhắc nhở, phê bình đối với các hành vi vi phạm; chỉ quy định 2 hình thức xử lý hành vi vi phạm. Cụ thể là người có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 7, Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Công chức, viên chức hải quan có hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử lý kỷ luật thì bị hạ xếp loại chất lượng công chức, viên chức tương ứng với mức độ vi phạm.
Trước đó, ngày 10/2/2023, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội nghị quán triệt thực hiện chương trình công tác trọng tâm năm 2023 và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ các cấp. Hội nghị đã nghiêm túc nhìn nhận, kiểm điểm và giao nhiệm vụ cụ thể cho thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc để khẩn trương khắc phục tồn tại, hạn chế.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ba cấp: Tổng cục Hải quan, cục hải quan và chi cục hải quan (theo Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 của Tổng cục Hải quan gắn với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các sai phạm trong lĩnh vực hải quan). Và, ngày 10/3/2023, Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 1036/CT-TCHQ về việc tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác; kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ, trách nhiệm nêu gương; chống chạy chức chạy quyền và phòng chống tham nhũng trong ngành Hải quan.
Quyết liệt triển khai ở các cấp
Bên cạnh việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, các vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan, các cục hải quan tỉnh, thành phố đã nghiêm túc triển khai sâu rộng các nội dung Chỉ thị, Quy chế về kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức trong ngành Hải quan.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, các đơn vị tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính; thành lập Tổ kiểm tra công vụ tại đơn vị để định kỳ và đột xuất tiến hành kiểm tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính trong khi thi hành công vụ đối với công chức và người lao động tại đơn vị.
Đồng thời, kịp thời xử lý nghiêm đối với các cá nhân có vi phạm; không để phát sinh các vấn đề gây phiền hà, tăng chi phí cho doanh nghiệp; kiên quyết xử lý và triệt tiêu hành vi tiêu cực trong đội ngũ công chức hải quan.
Ở cấp Tổng cục Hải quan, tháng 7/2023, Trường Hải quan Việt Nam phối hợp với Vụ Thanh tra - Kiểm tra (Tổng cục Hải quan) tổ chức lớp “Nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng, kiểm tra xác minh tài sản, thu nhập” cho 149 học viên là lãnh đạo cấp vụ, cục; lãnh đạo cấp phòng thuộc cục; công chức làm công tác thanh tra, tổ chức cán bộ, phụ trách kiểm tra nội bộ; phòng chống tham nhũng, kê khai tài sản của 53 đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Tại các cục hải quan tỉnh, thành phố, thông qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo, các hội nghị, các đơn vị thường xuyên lồng ghép các nội dung về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị.
Đơn cử tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh thông suốt, đơn vị luôn phải duy trì kỷ luật, kỷ cương công vụ ở mức độ cao và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản trị và trong quy trình nghiệp vụ.
Từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã tổ chức 15 hội nghị phổ biến, quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 17 ngày 2/2/2023 của Ban Thường vụ Đảng ủy Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh về tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2023; Chỉ thị số 01 ngày 3/2/2023 của Cục trưởng Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh về thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2023; Công văn số 991 ngày 18/4/2023 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh về việc triển khai Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức trong ngành Hải quan…
Tương tự, tại Cục Hải quan Hải Phòng đã tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức; có biện pháp tiếp xúc phù hợp với cán bộ, công chức có nhận thức không đúng đắn nhằm giáo dục, hướng dẫn, cảm hóa cán bộ, công chức, góp phần ổn định nội bộ trong toàn Cục. Đơn vị cũng thường xuyên thực hiện kiểm tra công vụ nhằm tăng cường trách nhiệm của từng công chức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cục Hải quan Hải Phòng đã triển khai có hiệu quả Hệ thống đánh giá mức độ hài lòng đối với chất lượng phục vụ của công chức tại các đơn vị thuộc Cục; kiểm soát hoạt động công vụ của công chức, kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn hành vi vi phạm. Tiến hành 20 cuộc kiểm tra công vụ đột xuất để kịp thời, phát hiện vi phạm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhắc nhở trực tiếp công chức về trang chế phục, về việc chấp hành nghiêm túc nội quy ra vào trụ sở Cục.
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
20:16 | 04/11/2024 Thông báo
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK