Ngành Hải quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Hòa Lạc (Cục Hải quan Hà Nội). |
Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất
Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Đào Duy Tám cho biết, trên cơ sở đánh giá thực trạng của ngành Hải quan kết hợp với xu thế phát triển của Hải quan thế giới, Tổng cục Hải quan đã tổ chức triển khai xây dựng mô hình hải quan số, hải quan thông minh. Quan điểm chỉ đạo, định hướng, chủ trương thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh theo Quyết định 97/QĐ-BTC ngày 26/1/2021 đã được Tổng cục Hải quan quán triệt tới toàn thể công chức, xác định rõ việc thuê dịch vụ CNTT phải thực hiện công khai, minh bạch theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật; việc triển khai thành công thuê dịch vụ CNTT là một trong những động lực quan trọng để tiến đến xây dựng mô hình quản lý hải quan thông minh.
Hệ thống CNTT mới được xây dựng trên cơ sở ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhất về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh; có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, doanh nghiệp và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ông Đào Duy Tám cho biết, Tổng cục Hải quan đã tập trung xây dựng và hoàn thiện yêu cầu bài toán, quy trình nghiệp vụ hải quan đảm bảo Hệ thống CNTT mới xử lý toàn bộ công tác nghiệp vụ hải quan. Qua rà soát, Tổng cục đã xây dựng chi tiết 106 bài toán nghiệp vụ với 15.261 chức năng, tăng 2.608 chức năng so với thời điểm trình Bộ phê duyệt Quyết định 97/QĐ-BTC nhưng phạm vi, quy mô và dự toán không thay đổi. Thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục rà soát và có thể số lượng bài toán, chức năng sẽ có sự thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến dự toán kinh phí đã phê duyệt.
Về yêu cầu kỹ thuật phục vụ thuê dịch vụ CNTT, Tổng cục đã xây dựng và hoàn thiện danh mục các chức năng của 9 hệ thống hiện tại chuyển lên hệ thống mới; yêu cầu về chuyển đổi số liệu từ hệ thống hiện tại sang hệ thống mới; yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm, phần cứng, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin, dịch vụ hỗ trợ người sử dụng, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống; dịch vụ quản trị, vận hành hệ thống; đào tạo người sử dụng.
Hướng tới mức độ tự động hóa cao
Mô hình Hải quan số được xây dựng sẽ có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng dự báo, thích ứng với sự biến động của thương mại quốc tế và yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan, yêu cầu chia sẻ, kết nối với các bộ, ngành, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Mô hình Hải quan số sẽ bao gồm các đặc trưng về quản lý biên giới thông minh, quản lý theo chuỗi và hệ sinh thái số, kết nối và xử lý thông minh hướng tới cung cấp dịch vụ tối ưu cho cơ quan Hải quan và người khai hải quan hướng tới sự minh bạch, công bằng, nhất quán trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nhằm thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, tối ưu hoá việc ứng dụng công nghệ trong thực hiện thủ tục hải quan phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và định hướng xây dựng Chính phủ số của Chính phủ.
Bằng việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, mô hình hải quan số sẽ tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin tự động trên nguyên tắc hoạt động của hệ thống quản lý rủi ro nhằm tăng cường công tác quản lý hải quan đối với các đối tượng có dấu hiệu vi phạm và rút ngắn thời gian thông quan đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật.
Theo đó, nguyên lý hoạt động của mô hình Hải quan số về lĩnh vực quản lý rủi ro sẽ đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro có sự gắn kết chặt chẽ với các hoạt động nghiệp vụ trong quy trình tổng thể. Mọi yêu cầu nghiệp vụ có yêu cầu quản lý, kiểm tra, giám sát đều có sự hỗ trợ của quản lý rủi ro; đảm bảo vai trò và trách nhiệm tham gia trực tiếp của các đơn vị nghiệp vụ hải quan các cấp trong việc nhận diện, đánh giá, xử lý rủi ro và phản hồi kết quả thực hiện.
Thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý rủi ro hải quan sẽ được liên kết từ các hoạt động nghiệp vụ ở các khâu trước, trong và sau thông quan cũng như dữ liệu ngoài Ngành tạo thành chuỗi quản lý rủi ro liền mạch; được cập nhật, tích hợp tự động và chuẩn hóa cao nhằm phát huy khả năng của hệ thống trong việc phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ cho công tác quản lý rủi ro.
Mô hình phân luồng kiểm tra trong thông quan được Hải quan nhiều nước tiên tiến áp dụng gồm 3 lớp tiêu chí dựa trên tính điểm rủi ro có trọng số, can thiệp ngoại lệ đáp ứng các yêu cầu quản lý và lựa chọn ngẫu nhiên để thẩm định tính tuân thủ.
Trong thời gian tới, triển khai kết luận của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính tại cuộc họp ngày 14/12/2021 về chủ trương thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh, Tổng cục Hải quan sẽ tham mưu, trình lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện việc thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số; rà soát quyết định dự toán thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm chi phí, hiệu quả, phù hợp với chủ trương đã được Bộ Tài chính phê duyệt;
Đồng thời Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng phương án cụ thể đối với hệ thống phần cứng sau 6 tháng kể từ khi kết thúc thời gian thuê dịch vụ của nhà cung cấp, đảm bảo hệ thống công hoạt động liên tục, thông suốt, không gây ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ của Hải quan. Bên cạnh đó, Tổng cục cũng thành lập Tổ công tác độc lập để thực hiện rà soát quy trình, thủ tục thực hiện thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số đảm bảo đúng quy định phát luật; tiếp tục triển khai các công việc đấu thầu thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số; chuẩn bị hạ tầng CNTT; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các bài toán nghiệp vụ; xây dựng chuẩn giao tiếp thông tin; hoàn thiện cơ sở pháp lý trên cơ sở rà soát sửa đổi, bổ sung toàn diện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình thủ tục hải quan; rà soát, kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng hiện đại, tập trung, chuyên nghiệp, chuyên sâu, giảm sự can thiệp của con người và có khả năng thích ứng với sự thay đổi...
Cùng chủ đề: Hải quan số
Tin liên quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS
09:15 | 17/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh
10:28 | 12/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan
20:10 | 15/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản
13:25 | 07/02/2024 Hiện đại hóa hải quan
Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu
08:37 | 12/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics