Nên tạm ngừng xuất khẩu để “hạ nhiệt” giá phân bón
Giá thép, phân bón “nhảy múa”, chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” | |
Giá phân bón tiếp tục ở mức cao do tác động chiến sự Nga-Ukraine |
Trị giá XK phân bón liên tục tăng mạnh trong suốt năm 2021 và đầu năm 2022. Ảnh: ST |
Giá tăng 3 lần trong 3 tháng
Ngay sau khi cuộc chiến Nga - Ukraine bùng nổ, giá phân đạm urê trên thị trường đã tăng 25%. Nửa đầu tháng 3/2022, giá phân bón trong nước đã tăng thêm 300 - 700 đồng/kg tùy loại và đây là đợt tăng giá lần thứ 3 từ đầu năm.
Trong 2 tháng đầu năm 2022, XK phân bón sang đa số thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Campuchia vẫn đứng đầu về tiêu thụ phân bón của Việt Nam với tổng lượng XK sang thị trường này đạt 53.133 tấn, tương đương trên 25,55 triệu USD, giảm 12,4% về lượng nhưng tăng 35,5% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2021; chiếm 15% trong tổng lượng và chiếm 10,6% trong tổng trị giá phân bón XK của cả nước. Tiếp sau thị trường Campuchia, thị trường XK phân bón lớn thứ hai và thứ ba của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay là Hàn Quốc, Myanmar với trị giá XK sang các thị trường này tăng trưởng lần lượt 435,9% và 1.071% so với cùng kỳ năm trước. |
Ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam đánh giá, giá phân bón trong nước tăng mạnh phần lớn do chịu tác động từ thị trường phân bón thế giới; trong đó có giá dầu tăng dẫn đến giá nguyên liệu sản xuất phân bón tăng.
Đáng chú ý, Nga và Trung Quốc- 2 quốc gia chiếm lượng lớn phân bón XK trên toàn cầu đã quyết định hạn chế XK phân bón hóa học để ngăn chặn sự thiếu hụt trên thị trường nội địa và dẫn đến tăng giá. Cụ thể, Trung Quốc đã kiểm soát XK 29 loại phân bón từ ngày 15/10/2021. Trong khi đó, ngày 17/11/2021, Nga hạn chế XK phân bón nitơ và phân bón tổng hợp chứa nitơ trong 6 tháng để cố gắng kiềm chế sự tăng giá trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao.
“Theo nhiều dự báo, giá phân bón sẽ còn tiếp tục tăng khi chiến sự Nga – Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại. Nga chiếm vai trò quan trọng trong tổng nguồn cung phân bón trên toàn thế giới và trên 70% nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tại châu Âu. Vì vậy, tác động từ chiến tranh giữa Nga - Ukraine đang khiến giá phân bón thế giới biến động mạnh”, ông Phùng Hà nhận định.
Vị này phân tích, hiện 100% phân kali (MOP) ở Việt Nam dựa vào nguồn hàng NK. Thời gian tới, mặt hàng kali từ Nga và Belarus sẽ tạm thời không có mặt tại Việt Nam, thay vào đó sẽ là kali từ Canada và Israel, trong khi đó Nga và Belarus chiếm hơn 40% lượng kali NK của Việt Nam. Dự báo, giá kali ở Việt Nam sẽ tăng do lo ngại nguồn cung kali bị thắt chặt trên thị trường thế giới do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga và Belarus cũng như căng thẳng Nga - Ukraine.
Trong khi giá phân bón trong nước ngày càng tăng cao, đáng chú ý là Việt Nam lại liên tục XK lượng lớn phân bón. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2021, Việt Nam XK trên 1,35 triệu tấn phân bón, thu về 559,35 triệu USD, tăng 16,4% về khối lượng và tăng 64,2% về trị giá so với năm 2020. Tiếp đó ngay 2 tháng đầu năm 2022, lượng phân bón XK của cả nước đạt 352.672 tấn, thu về gần 241,68 triệu USD, tăng mạnh 69,9% về lượng và tăng tới 280,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá XK trung bình đạt 685,3 USD/tấn, tăng 124% so với cùng kỳ năm trước.
Cần tạm ngừng xuất khẩu
Bên cạnh ảnh hưởng bởi chiến sự Nga-Ukraine, theo ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam, nguyên nhân khiến giá phân bón trong nước tăng cao còn xuất phát từ yếu tố chênh lệch cung-cầu trong nước. Vị này phân tích: “Trong bối cảnh giá thế giới tăng rất mạnh, đặc biệt là sau khi Trung Quốc và Nga hạn chế XK phân bón, hiện nhiều DN Việt đã tận dụng thời cơ để XK. Việc này dẫn đến nguồn cung trong nước thiếu. Khi đó, DN tiếp tục nâng giá bán “té nước theo mưa” để được lợi cả đôi đường”.
Để “hạ nhiệt” giá phân bón, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam cho rằng, Chính phủ cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngừng XK. Giải pháp này là khả thi khi hiện nay gần 100% thị phần phân bón XK nằm trong tay các DN Nhà nước.
Tương tự, ông Phùng Hà cũng bày tỏ quan điểm: Trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine còn căng thẳng, giá phân bón thế giới tăng cao, cần thiết phải có biện pháp tạm ngừng XK phân bón để ổn định tâm lý sản xuất trong nước. Ngoài ra, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam khuyến cáo các DN cần chủ động tìm kiếm nguồn cung thay thế nguồn cung từ thị trường Nga và Belarus, đặc biệt là phân kali. Cùng với đó, nông dân cần tăng cường ứng dụng các giải pháp sử dụng phân bón tiết kiệm, hợp lý hơn…
Theo ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý phân bón, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), hiện nông dân đang đối mặt nhiều khó khăn vì giá phân bón cùng hàng loạt chi phí tăng cao từ năm 2021 đến nay. Để tiết giảm chi phí, nông dân nên sử dụng phân bón hữu cơ thay thế một phần phân bón vô cơ, nên tự sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu sẵn có như phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố cần đẩy mạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả, tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD
08:04 | 16/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics