Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng thuỷ sản
Giảm “gánh nặng” chi phí logistics, nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Doanh nghiệp thủy sản thay đổi chiến lược giữ đơn hàng xuất khẩu Ngành hàng thuỷ sản đối mặt nhiều thách thức |
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. |
Thưa bà, bà đánh giá thế nào về tín hiệu khởi sắc này của ngành Thủy sản?
Năm 2023 đã trôi qua với kết quả xuất khẩu (XK) thủy sản đạt 9 tỷ USD, thấp hơn 18% so với năm 2022. Lạm phát cao, nhu cầu giảm, tồn kho lớn, giá XK giảm và những khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh trong nước, như: chi phí đầu vào cho cả chuỗi cung ứng đều tăng, “thẻ vàng” IUU ảnh hưởng đến XK hải sản sang EU… là những nguyên nhân cơ bản tác động đến XK thủy sản Việt Nam trong năm qua.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 1/2024, XK thủy sản đã có tín hiệu tích cực hơn, với mức tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 750 triệu USD. Trong đó, các mặt hàng chủ lực đều có bứt phá đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Về thị trường, tăng đột phá nhất là Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) với mức tăng gấp hơn 300%, XK sang Mỹ tăng 63%, sang Nhật Bản tăng 43%, sang EU tăng 34%... Mặc dù nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết thị trường còn nhiều khó khăn, nhưng những con số tăng trưởng cao của tháng đầu năm 2024 đã mang lại cho các doanh nghiệp trong ngành hy vọng vào sự hồi phục mạnh mẽ hơn trong năm nay.
DN thủy sản cho rằng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bà nhận định thế nào về những thách thức này?
Đúng thế, vẫn còn những vấn đề mà các doanh nghiệp XK thủy sản phải đối mặt, như: tình trạng dư cung, tồn kho nhiều, giá mua thấp, áp lực cạnh tranh lớn… Song chúng ta có thể hy vọng nửa cuối năm giá bán sẽ tốt hơn khi lượng tồn kho giảm, nhu cầu của các thị trường hồi phục.
Những thách thức mới như căng thẳng Biển Đỏ làm cước vận tải tăng, “thẻ vàng” IUU và thuế chống trợ cấp sẽ làm khó cho DN, nhưng tôi vẫn tin rằng với bản lĩnh vượt khó, kinh nghiệm thương trường và sự linh hoạt, nhạy bén, DN thủy sản Việt Nam sẽ “biến nguy thành cơ”, khai thác và phát triển được các sản phẩm và thị trường phù hợp bối cảnh mới hậu Covid-19, lạm phát và chiến tranh. Và tất nhiên, tôi vẫn hy vọng rằng ngành tôm Việt Nam không bị áp thuế chống trợ cấp, ngành hải sản sẽ được tháo gỡ “thẻ vàng” IUU trong thời gian nhanh nhất.
VASEP cùng cộng đồng DN cam kết sẽ nỗ lực hết mình, chủ động và năng động để đảm bảo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ngành thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, hướng tới mục tiêu là nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng thủy sản.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, ngành Thủy sản và các DN cần tập trung vào những giải pháp nào, thưa bà?
Về chất lượng sản phẩm, DN và toàn ngành thuỷ sản cần tiếp tục quan tâm, đầu tư và giữ vững thương hiệu chất lượng an toàn của thuỷ sản Việt Nam. Về thị trường, cộng đồng DN thuỷ sản đã có hàng chục năm nỗ lực từ nguyên liệu, tài chính, sản xuất, chứng nhận và chất lượng để thâm nhập các thị trường khó tính nhất như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tôi hy vọng với sự chung tay của cộng đồng DN và các cơ quan nhà nước, chúng ta sẽ tiếp tục gia tăng ở các thị trường truyền thống và thâm nhập nhiều hơn nữa ở các thị trường đầy tiềm năng như Ấn Độ, Trung Đông, ASEAN....
Về nguồn nguyên liệu, cộng đồng DN và Ban chấp hành Hiệp hội VASEP gần đây đã tiếp tục nhận định và khẳng định rằng, nguyên liệu là vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản toàn cầu. Chúng ta không chỉ cần có số lượng hàng hoá lớn mà quan trọng là chất lượng nguyên liệu, nguyên liệu hợp pháp với giá thành hợp lý nhất.
Với Chính phủ và các bộ, ngành, VASEP và cộng đồng DN tin tưởng và trông đợi vào sự tiếp tục đồng hành và hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính và các hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN cũng như cho ngành thủy sản.
Hy vọng sự đồng hành, chung vai của Chính phủ và các bộ, ngành sẽ giúp ngành Thủy sản Việt Nam giải quyết được bài toán của từng lĩnh vực ngành hàng như: chất lượng giống tôm, giống cá tra, thức ăn nuôi thủy sản, cải thiện năng suất và giảm giá thành sản xuất…
Với sự nỗ lực, linh hoạt và thích ứng của DN thủy sản và sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, tôi tin rằng năm 2024, XK thủy sản sẽ cao hơn năm 2023.
Đợt thanh tra về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Việt Nam lần thứ 5 của EC dự kiến vào tháng 4/2024. Theo bà, các DN thủy sản cần phối hợp thực hiện thế nào để được gỡ “thẻ vàng”, đẩy mạnh XK?
Là khâu cuối trong chuỗi giá trị ngành hải sản, trước hết, DN kiên định với cam kết chống khai thác IUU, nghĩa là: không thu mua, chế biến, XK thủy sản có xuất xứ khai thác IUU, khi đã có những thông tin, bằng chứng xác định nguồn gốc của nguyên liệu khai thác. Để thực hiện được việc này, DN rất mong các công cụ thông tin của Cục Thủy sản, cảng cá, chi cục thủy sản địa phương trao đổi, thông báo, chia sẻ thông tin liên quan đến các tàu cá vi phạm IUU, triển khai công tác xác nhận, chứng nhận nguyên liệu thủy sản khai thác một cách thiết thực, hiệu quả tại các địa phương để DN yên tâm thu mua, chế biến XK sản phẩm.
DN cũng sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chuyên môn để thực hiện và tuân thủ các thủ tục trong việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác, kịp thời phản ánh, chia sẻ thực trạng và những bất cập trong quá trình thực hiện quy trình xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác cũng như những vướng mắc khác.
Ví dụ, một số vấn đề liên quan mà VASEP đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan. Trong đó, VASEP và DN thủy sản xem xét thay đổi quy định trong quy trình xác nhận truy xuất nguồn gốc IUU hiện nay. Đó là, cấp giấy xác nhận khai thác S/C ngay cho chủ hàng khi chủ hàng đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng... tại cảng cá.
Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo xem xét rà soát các quy định kiểm soát an toàn thực phẩm hiện hành của Việt Nam và châu Âu. Theo đó, điều chỉnh, sửa đổi phù hợp quy định kiểm soát an toàn thực phẩm nguyên liệu hải sản khai thác nhập khẩu để chế biến XK vào EU.
Các DN chế biến thủy sản khai thác, đặc biệt là các DN cá ngừ Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn về cả nguyên liệu và thị trường, nên rất trông chờ tính hợp lý, khả thi của các quy định để vừa khắc phục bất cập của “thẻ vàng” IUU, vừa có được dư địa nâng cao năng lực và tận dụng những lợi thế thị trường EU như hiệp định EVFTA mở rộng thị phần...
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics