Mỹ-Trung Quốc và cuộc cạnh tranh định hình tiêu chuẩn công nghệ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc gặp nhau bên lề ADMM+ Trung Quốc tăng khai thác công nghệ AI và 5G để thúc đẩy phát triển Trung Quốc và Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết ổn định quan hệ song phương |
Mỹ-Trung Quốc cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ |
Các tiêu chuẩn công nghệ - xác định cách các thiết bị, hệ thống và mạng vận hành, tương tác với nhau - ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh kinh tế, an ninh quốc gia và sức mạnh quân sự của một quốc gia. Các tiêu chuẩn công nghệ cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ quyền con người và các giá trị.
Tháng 5/2023, Nhà Trắng đã công bố chiến lược tiêu chuẩn quốc gia của Chính phủ Mỹ đối với công nghệ quan trọng và mới nổi. Đây là một cách tiếp cận mới của Chính phủ Mỹ.
Trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng nhận thức rõ về cuộc cạnh tranh chiến lược đang diễn ra nhằm định hình lại các quy tắc và tiêu chuẩn quản lý sự phát triển và sử dụng công nghệ cũng như những rủi ro của chủ nghĩa độc đoán kỹ thuật số đang len lỏi trong các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn. Chiến lược cho thấy một bước tiến đáng kể trong nỗ lực của Mỹ nhằm điều hướng cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng.
Trong khi đó, Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược chương trình tiêu chuẩn công nghệ với các lợi ích địa chính trị và kinh tế. Sự tham gia chủ động của Trung Quốc trên quy mô lớn, bao gồm triển khai các phái đoàn lớn của Chính phủ và hàng loạt các cơ quan tiêu chuẩn cùng với nhiều các đề xuất đã đạt được một số thành công. Những nỗ lực này không chỉ nhằm củng cố vị thế kinh tế của Trung Quốc, mà còn tìm cách định hình lại các chuẩn mực công nghệ toàn cầu để phù hợp với các giá trị và ưu tiên của Trung Quốc.
Mục tiêu tổng thể trong chiến lược mới của Mỹ là duy trì vị thế dẫn đầu trong phát triển các tiêu chuẩn và đảm bảo các tiêu chuẩn công nghệ được phát triển theo cách bảo vệ người tiêu dùng Mỹ, bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ và thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế của Mỹ. Chiến lược tập trung vào bốn mục tiêu chính để đạt được những mục tiêu này: đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, khuyến khích khu vực tư nhân và sự tham gia của giới học thuật, tăng cường giáo dục và đào tạo, và tính toàn vẹn của các tiêu chuẩn dựa trên thành tích kỹ thuật được thúc đẩy thông qua các quy trình công bằng.
Tuy nhiên, thách thức chính đối với Mỹ sẽ là cân bằng việc tăng cường sự tham gia của Chính phủ vào các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn mà không sử dụng cách tiếp cận của Chính phủ Trung Quốc. Chiến lược cố gắng đạt được sự cân bằng này bằng cách ưu tiên phân bổ kinh phí cho nghiên cứu và khuyến khích tăng cường sự tham gia của lĩnh vực tư nhân và học thuật, đồng thời hạn chế sự tham gia tăng cường của Chính phủ Mỹ khi định hình các tiêu chuẩn liên quan đến an ninh quốc gia hoặc khi lợi ích quốc gia quan trọng bị đe dọa.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đối diện với một số thách thức khác phía trước. Một trong những rào cản chính là số lượng lớn các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn nằm rải rác trên toàn cầu. Bản chất riêng rẽ và tự nguyện của các cơ quan này khiến việc tham gia của tư nhân trở nên nặng nề và tốn kém. Chiến lược thừa nhận thách thức này và nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp lý hóa các quy trình, giảm bớt các rào cản đối với việc tham gia và cung cấp các khuyến khích ngành công nghiệp Mỹ tham gia để đảm bảo sự đại diện và ảnh hưởng toàn diện trong việc phát triển các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem chính xác Mỹ dự định làm điều này như thế nào.
Mỹ cũng phải giải quyết sự hỗ trợ thực sự và ngày càng tăng đối với các tiêu chuẩn của Trung Quốc. Nhiều quốc gia ủng hộ các đề xuất của Trung Quốc nhằm tăng cường sự kiểm soát của Chính phủ đối với các công nghệ kỹ thuật số, do những khó khăn trong việc điều tiết công nghệ và thiếu vắng trách nhiệm tham gia của ngành trong các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn.
Một thách thức khác là việc Trung Quốc sử dụng các tiêu chuẩn thực tế được thiết lập thông qua các biên bản ghi nhớ và xuất khẩu công nghệ. Trung Quốc tận dụng sự thống trị trong một số ngành nhất định, chẳng hạn như viễn thông, bằng cách quảng cáo các thông số kỹ thuật riêng.
Thông qua quan hệ đối tác chiến lược và xuất khẩu công nghệ, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng một cách hiệu quả vượt ra ngoài các cơ quan tiêu chuẩn chính thức, thiết lập các tiêu chuẩn thực tế phù hợp với lợi ích và tăng thị phần.
Chiến lược của Mỹ tập trung vào các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn chính thức mà Mỹ sẽ cần tập trung các nỗ lực ngoại giao song phương và đa phương để nâng cao nhận thức về cách xuất khẩu và các dự án khác đang áp dụng các tiêu chuẩn của Trung Quốc vào thực tế trong thời gian thực.
Việc thực hiện thành công chiến lược tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ sẽ đòi hỏi nỗ lực tập thể từ chính phủ, ngành công nghiệp, các đối tác quốc tế... Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ (QUAD) và Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gần đây tại Nhật Bản đưa ra các cam kết có cùng chí hướng về một hệ thống tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu dựa trên các quy tắc minh bạch và công bằng.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga áp đặt các hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics