Mỹ đối mặt với sức ép chính trị về tăng cường phòng thủ an ninh mạng sau vụ Colonial Pipeline
Tổng thống Iran kỳ vọng tăng cường hợp tác quốc phòng với Nga | |
Thủ tục hải quan và chính sách mặt hàng đối với bao bì nhập khẩu | |
Nhờ Trump, Biden có thêm nhiều “đòn bẩy” để gây sức ép với Trung Quốc? |
Công ty Colonial Pipeline đã trở thành nạn nhân của một vụ tấn công mạng, dẫn tới phải đóng cửa toàn bộ mạng lưới đường ống dẫn nhiên liệu. |
Theo hãng tin Bloomberg, trong vụ tấn công mạng Colonial Pipeline, các tin tặc đã đánh cắp được gần 100 gigabyte dữ liệu trong hệ thống của công ty trong 2 giờ đồng hồ vào ngày 6/5, khóa hệ thống các máy tính, các hồ sơ mã hóa và đòi tiền chuộc. Sau đó nhóm tin tặc DarkSide đe dọa sẽ tung công khai các dữ liệu vừa đánh cắp nếu công ty không chi tiền chuộc. Đây được gọi là chiêu tấn công mạng đòi tiền chuộc kép mà nhóm này được biết đến đã tiến hành thường xuyên từ lâu. Hiện chưa rõ Công ty Colonial Pipeline có đồng ý trả tiền cho nhóm tin tặc hay không nhưng FBI khuyến cáo các công ty không nên mắc vào cái bẫy đó để tránh khuyến khích thêm nhiều vụ tống tiền như vậy sẽ xảy ra.
Trong tháng 4 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ đã thành lập một đội đặc trách chuyên giải quyết các mối nguy cơ mới nổi về tấn công mạng đòi tiền chuộc. Cuối tháng 4, Cơ quan An ninh Hạ tầng và An ninh Mạng thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ (gọi tắt là CISA) đã ban hành hai văn bản theo đạo luật ra hồi tháng 1, cho phép CISA liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ internet để có danh sách các khách hàng dễ bị tấn công mạng. Đạo luật về Cơ quan An ninh mạng và An ninh Hạ tầng thông qua năm 2018 đã dẫn tới sự thành lập CISA với mục đích chính là tăng cường an ninh mạng trong các cơ quan của chính phủ Mỹ, cũng như giữa chính phủ với thành phần tư nhân.
Vụ tấn công vừa qua vào Colonial Pipeline là vụ mới nhất trong chuỗi nhiều vụ tấn công mạng nhằm vào nước Mỹ, sẽ buộc Chính phủ của Tổng thống Biden phải tiến hành cải tổ nhằm giảm bớt khả năng nước Mỹ bị tấn công. Chính quyền của ông hiện đang soạn thảo một sắc lệnh hành pháp và sẽ sớm ban bố nhằm tăng cường khả năng phòng thủ an ninh mạng của Mỹ. Theo đó, sắc lệnh hành pháp sẽ đặt ra các tiêu chuẩn về an ninh mạng đối với Chính phủ liên bang và các nhà thầu phát triển phần mềm, chẳng hạn như sử dụng mã xác thực đa yếu tố làm tiêu chuẩn mặc định. Sắc lệnh này cũng sẽ yêu cầu Chính phủ liên bang thực hiện chính sách “không tin tưởng ai” tức là tất cả những người sử dụng chung một hệ thống không được tự động tin tưởng các thông tin và các người dùng khác cùng trong hệ thống; đồng thời các nhà cung cấp mạng dịch vụ sẽ phải nhanh chóng báo cáo bất kỳ lỗ hổng nào phát hiện trong phần mềm của họ.
Chính phủ Mỹ hy vọng việc đặt ra tiêu chuẩn đối với các nhà thầu của chính phủ có thể giúp đưa ra các tiêu chuẩn và thông lệ phổ rộng hơn trong ngành phát triển phần mềm bởi ngành này phải phụ thuộc vào các hợp đồng với chính phủ cho nên họ cần phải tuân thủ những quy định đó nếu không sẽ mất các hợp đồng béo bở.
Hậu quả nhãn tiền của vụ Colonial Pipeline cũng khiến chính quyền Mỹ chịu thêm sức ép từ công chúng đòi hỏi phải có hành động hiệu quả hơn nữa để ứng phó với các vụ tấn công mạng ngày càng tinh vi hơn.
Tin liên quan
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK