Một năm trầm lắng của xuất khẩu gạo
XK gạo năm 2020 dự báo vẫn tiếp tục đối diện không ít khó khăn. Ảnh: ST |
Vui buồn đan xen
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): 11 tháng năm 2019, khối lượng XK gạo ước đạt 5,91 triệu tấn, đạt 2,6 tỷ USD, tăng 4,8% về khối lượng nhưng giảm 9,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Về thị trường XK, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường XK gạo của Việt Nam với khoảng hơn 30% thị phần. Ngoài ra, các thị trường có giá trị XK gạo tăng mạnh là: Senegal, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Đài Loan…
Xuyên suốt cả năm nay, XK gạo đối mặt nhiều khó khăn với giá trị XK liên tục ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Năm 2019, Bộ đã chỉ đạo tập trung kiểm soát, nâng tỷ lệ giống lúa chất lượng, giá trị cao chiếm trên 80% lượng gạo XK. Nhờ vậy, giá gạo XK được nâng cao, bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Về tổng quát, ngành lúa gạo Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng năng suất, sản lượng, giá trị “Thương hiệu hạt gạo Việt” từng bước khẳng định uy tín trên trường quốc tế như: Gạo hữu cơ Quảng Trị; gạo ST25 đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới”...
Đánh giá sâu hơn về câu chuyện phát hiện gạo hữu cơ Ong Biển Quảng Trị có 2 hợp chất Momilactone A và Momilactone B (MA và MB) có tác dụng chống tiểu đường, béo phì, cũng như bệnh gút và Gạo ST25 do nhóm nhà khoa học tỉnh Sóc Trăng lai tạo, phát triển được công nhận là "Gạo ngon nhất thế giới 2019" tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Philippines, vị “tư lệnh” ngành nông nghiệp cho rằng, điều này có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với ngành lúa gạo Việt Nam.
Trước hết điều đó đã giúp nâng cao uy tín về chất lượng và thương hiệu cho gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Người tiêu dùng khắp năm châu ngoài việc biết đến Việt Nam là nước XK gạo với sản lượng lớn còn biết đến Việt Nam có rất nhiều loại gạo đặc sản rất đặc biệt khác mà không nơi nào có. Bên cạnh đó, Việt Nam chứng minh khả năng nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất lúa gạo của các nhà khoa học và người nông dân Việt Nam có thể đạt đến đỉnh cao của thế giới. “Ngoài ra, kết quả đạt được chứng minh được tiềm năng rất lớn về các loại đặc sản nông sản của các địa phương, vùng miền trên khắp cả nước hết sức phong phú, đa dạng”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Chuyển đổi cây trồng, xuất khẩu phù hợp
Về XK lúa gạo năm 2020, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo XK gạo của Việt Nam sẽ còn gặp khó khăn. Lý do bắt nguồn từ tình hình Hồng Kông (Trung Quốc) khủng hoảng chính trị và Indonesia sẽ giảm NK gạo (Indonesia tập trung tiêu thụ lượng gạo đang dự trữ trong kho, hiện đang tồn lượng quá lớn). Tuy nhiên, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng phân tích thêm: Mới đây Thái Lan đã triển khai gói trợ cấp cho ngành lúa gạo giai đoạn 10/2019-10/2020, dự báo giá gạo Thái Lan sẽ cao làm giảm khả năng cạnh tranh. Đây sẽ là cơ hội cho các DN XK của Việt Nam trong mở rộng thị trường trong năm 2020.
Một số chuyên gia nhìn nhận: Thời gian tới, vấn đề quan trọng là phải tổ chức lại thị trường trong nước để đảm bảo gạo có chất lượng, bao bì, khả năng cung ứng tốt, đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn từ các thị trường, điển hình là thị trường Trung Quốc. Về thị trường XK cần thúc đẩy, mở rộng các thị trường khu vực châu Phi, Trung Đông cũng như những thị trường có khoảng cách địa lý gần như Indonesia, Philippines, tránh phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường chủ lực...
Nhắc tới câu chuyện phát triển dài lâu, ổn định cho ngành lúa gạo Việt Nam, Bộ NN&PTNT xác định sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất lúa, định hướng sản xuất lúa theo vùng. Theo đó, sản xuất lúa vùng đồng ĐBSCL hướng đến thị trường XK và thị trường nội địa ở phân khúc chất lượng cao; vùng Đồng bằng sông Hồng hướng đến thị trường nội địa; các đồng bằng ven biển miền Trung chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội tỉnh.
Vị “tư lệnh” ngành NN&PTNT phân tích thêm: Năm 2019, đối với sản xuất lúa, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương chuyển đổi khoảng 100 nghìn ha lúa có khả năng bị hạn, thiếu nước tưới sang cây trồng khác, cùng với chuyển đổi diện tích lúa hiệu quả thấp sang các cây trồng, nuôi trồng thủy sản có thu nhập cao hơn. “Chiến lược lâu dài, chúng ta chủ động đề xuất với Trung ương, Quốc hội, Chính phủ tới đây giảm diện tích trồng lúa, không thể giữ diện tích như hiện nay. Trong khi các đối tượng nuôi trồng, sản xuất khác rất hiệu quả. Hiện nay, các cơ quan nghiên cứu, quản lý đang tổng hợp để đề xuất. Chúng ta vẫn giữ vững an ninh lương thực và XK một phần phù hợp", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics