Môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản
Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp (HQ Online) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tạo lập môi trường kinh doanh ... |
500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam chỉ ra 5 rào cản và 3 ưu tiên phát triển trong giai đoạn mới Trong bảng xếp hạng Profit500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2019 do Vietnam Report phối hợp cùng Báo ... |
Đại diện DN trao đổi tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Huế |
Nhiều cải thiện
Theo ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng phòng Pháp chế VCCI, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19 và Nghị quyết 02 của Chính phủ, theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp (DN) môi trường kinh doanh đã có những cải thiện tích cực về các chỉ số như chi phí không chính thức giảm; Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn giữa DN dân doanh, DN FDI và DN nhà nước; Chính quyền cấp tỉnh năng động và sáng tạo hơn, có 46,2% DN cho biết thái độ của chính quyền đối với DN tư nhân là tích cực hơn, số liệu này liên tục tăng từ 35,1% vào năm 2015; Cải cách hành chính có bước tiến. Các các quy định của pháp luật đặc biệt các quy định trong lĩnh vực kinh doanh ngày càng hoàn thiện và dễ thực hiện hơn. Có 30,7% DN cho biết phải dành 10% thời gian để thực hiện các quy định của pháp luật giảm hơn so với năm 2015 là 35%...
Bà Nguyễn Phương Thảo, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cũng cho biết, xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong năm 2019 đã có nhiều cải thiện với mức tăng 3,5 điểm và 10 bậc, từ thứ hạng 77 trong năm 2018 lên thứ hạng 67. Có 8/12 chỉ số trụ côt tăng điểm và tăng điểm. Trong đó có nhiều chỉ số tăng ở mức cao. Điển hình như thị trường sản phẩm tăng 1,9 điểm và 23 bậc, ứng dụng công nghệ thông tin tăng 25,7 điểm và 54 bậc, mức độ năng động trong kinh doanh tăng 3,45 điểm và 6 bậc, thị trường lao động tăng 2,6 điểm và 7 bậc...
Theo nhận định của Viện Ngiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, điểm số và thứ hạng năng lực cạnh tranh đã thể hiện những nỗ lực liên tục của Chính phủ trong những năm gần đây. Trong đó về cải cách môi trường kinh doanh đã cắt giảm ngành nghề kinh doanh có điều kiện; cắt giảm và đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh; thay đổi phương thức quản lý chuyên ngành trong một số lĩnh vực; áp dụng giao dịch điện tử trong thực hiện các thủ tục hành chính và thanh toán không dùng tiền mặt; cải cách thanh tra, kiểm tra…
Về thúc đẩy đổi mới sáng tạo đã có đề án trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia với những đề xuất về thể chế chính sách vượt trội và chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ cũng đã điều chỉnh nhiều chính sách phù hợp với các cam kết của hiệp định thương mại tự do.
Vẫn còn những rào cản
Tuy đã có nhiều cải thiện nhưng theo đánh giá từ kết quả khảo sát của VCCI, môi trường kinh doanh vẫn có nhiều cải thiện nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề từ chính sách đến thực thi. Chỉ tính riêng trong quý 3/2019, VCCI đã tổng hợp được 333 kiến nghị của DN. Trong đó hầu hết liên quan đến giải thích luật, phần còn lại liên quan đến yêu cầu sửa đổi chính sách. Kết quả này cho thấy các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh còn mâu thuẫn, chồng chéo. Trong 333 kiến nghị nêu trên cho đến nay các bộ, ngành cũng mới chỉ giải quyết được 176 kiến nghị chiếm gần 53% cũng cho thấy sự chậm trễ của các bộ, ban ngành trong việc tháo gỡ vướng mắc cho DN.
“Tương tự, mặc dù Chính phủ đã rất quyết liệt trong việc yêu cầu các bộ, ngành cắt giảm điều kiện kinh doanh trong nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên kết quả khảo sát của VCCI vẫn cho thấy, điều kiện kinh doanh vẫn là trở ngại lớn với các DN, có tới 18% DN cho biết vẫn phải chờ mất hơn một tháng mới được giải quyết cả thủ tục liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tình trạng này đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây”, ông Nguyễn Văn Đức cho biết.
Cùng quan điểm như trên bà Nguyễn Minh Thảo cho rằng, tuy đã được cắt giảm đến 50% nhưng điều kiện kinh doanh vẫn còn là trở ngại. Trên thực tế đã có nhiều điều kiện kinhh doanh mù mờ, vô nghĩa đã được cắt bỏ bởi các bộ, ngành ( khoảng 2.900/gần 6.000 điều kiện kinh doanh đầu mục. Tuy nhiên, những điều kiện kinh danh chính yếu, tạo ra quyền cho cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa được cắt bỏ.
Thậm chí, theo bà Nguyễn Phương Thảo, hiện nay có xu hướng các văn bản phân chia quyền quản lý giữa các bộ ngành, gây khó khăn hơn cho DN. Đơn cử đối vói hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trước đây chỉ do Bộ Lao động Thương binh và xã hội quản lý thì từ năm 2016 đến nay lại phải chịu sự quản lý của 9 bộ ngành. Điển hình như việc kiểm định thiết an toàn lao động đối với thiết bị nâng. Cùng với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng nhưng đối với thiết bị nâng là cần trục tháp thì do Bộ Xây dựng quản lý; thiết bị nâng vận hành xếp dỡ tại cảng do Bộ Giao thông vận tải quản lý; thiết bị nâng cầu trục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Điều đáng chú ý là dù các quy chuẩn, quy trình, biểu mẫu về kiểm định an toàn lao động giống nhau nhưng các Bộ không thừa nhận kết quả của nhau mà vẫn yêu cầu DN phải tham gia đào tạo lại để được cấp chứng chỉ. Chi phí đào tại DN phải trả chính thức khoảng 10 triệu đồng/người
Các rà soát của Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh cũng cho thấy dù đã triển khai nhưng việc quản lý, kiểm tra chuyên ngành chậm cải cách, thậm chí có văn bản mới được ban hành đi ngược lại chỉ đạo của Chính phủ hoặc chỉ thể thiện cải cách hình thức, thiếu thực chất. Điển hình như trước đây Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không thực hiện quản lý kiểm tra chuyên ngành mặt hàng nào nhưng sau khi Chính phủ yêu cầu các Bộ rà soát, sửa đổi các quy định nhằm cắt giảm 50% danh mục hàng quản lý kiểm tra chuyên ngành và minh bạch hóa chế độ quản lý đối với danh mục các mặt hàng phải quản lý kiểm tra chuyên ngành thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành quy định danh mục hàng hóa của Bộ với rất nhiều mặt hàng nằm trong danh mục do Bộ này quản lý.
Một ví dụ khác, ngày 29/3/2019, Bộ Công Thương công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành với hàng trăm mặt hàng sắt thép và sản phẩm dệt may. Tuy vậy trên thực tế các mặt hàng này chỉ chuyển từ kiểm tra trong giai đoạn thông quan sang kiểm tra sau thông quan. Tương tự, trước đây Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ yêu cầu kiểm tra chất lượng đối với dây điện bọc nhựa PVC có điện áp định danh đến và bằng 450/750V thì hiện nay yêu cầu kiểm tra dây và cáp điện với phạm vi mặt hàng được mở rộng hơn rất nhiều.
Ngoài các vấn đề nêu trên, theo bà Nguyễn Phương Thảo, mặc dù tần suất thanh tra, kiểm tra có giảm xuống nhưng thanh tra, kiểm tra vẫn là nỗi lo của DN. Dù theo chỉ thị của Thủ tướng, mỗi năm các cơ quan chỉ thanh, kiểm tra DN một lần nhưng trên thực tế các cơ quan quản lý thường không kết hợp với nhau để thanh, kiểm tra dù các nội dung thanh, kiểm tra là tương tự nhau.
Bên cạnh đó, chi phí chính thức vẫn còn phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực, theo ông Nguyễn Văn Đức, kết quả khảo sát của VCCI cho thấy có khoảng gần 55% DN vẫn phải trả các chi phí chính thức. Số liệu này mặc dù có giảm hơn so với năm trước nhưng vẫn còn rất lớn.
Một rào cản lớn khác trong môi trường kinh doanh là cùng một quy định chính sách nhưng cách thực thi khác nhau. Theo luật sư Nguyễn Quốc Phong, Văn phòng Luật Aliat Legal, việc thực thi chính sách các cơ quan quản lý nhà nước còn tuỳ tiện. Hiện nay, vẫn có nhiều cơ quan đưa ra các yêu cầu không phù hợp với quy định pháp luật, không có hoặc vượt quá quy định. Bên cạnh đó, mặc dù có phân cấp nhưng cơ quan cấp trên vẫn ôm đồm trách nhiệm, dẫn đến kéo dài thời gian cấp phép của DN...
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics