Mô hình giúp kinh tế thế giới “hồi sức” sau đại dịch Covid-19
IMF ước tính kinh tế thế giới năm 2020 sẽ giảm khoảng 3% |
Có nhiều lý do để các nước phải thúc đẩy “Đại khôi phục”, song yếu tố cấp bách nhất chính là dịch Covid-19. Dịch bệnh này không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người mà còn để lại những hậu quả kéo dài đối với tăng trưởng kinh tế, nợ công, việc làm và cuộc sống của con người.
Theo Financial Times, nợ công toàn cầu hiện ở mức cao nhất trong thời bình. Tỷ lệ thất nghiệp đang tăng chóng mặt tại nhiều quốc gia. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính kinh tế thế giới sẽ sụt giảm khoảng 3% trong năm nay. Tất cả sẽ càng làm trầm trọng hơn các cuộc khủng hoảng khí hậu và xã hội vốn đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Một số quốc gia thậm chí còn tận dụng những rối ren về Covid-19 để làm cái cớ cho yếu kém trong các hoạt động bảo vệ môi trường và hành pháp. Thất vọng đối với những vấn đề xã hội như leo thang bất bình đẳng - với thực tế là khối tài sản của các tỷ phú tại Mỹ đã tăng đáng kể trong giai đoạn khủng hoảng - sẽ lớn dần thêm.
Cùng với Covid-19, những cuộc khủng hoảng chưa được giải quyết này sẽ ngày càng trầm trọng và đẩy thế giới đến chỗ bất ổn, bất bình đẳng và dễ tổn thương hơn. Thế giới cần xây dựng những nền tảng hoàn toàn mới cho hệ thống kinh tế và xã hội. Điều này đòi hỏi mức độ hợp tác và quyết tâm chưa từng có, song đây không phải là một “giấc mơ hão huyền”. Thực tế, dịch bệnh đã cho thấy loài người có thể thay đổi lối sống và thích ứng nhanh như thế nào. Quyết tâm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn đã có, điều mà người ta cần là đảm bảo lựa chọn “Đại khôi phục” mà cả thế giới đang rất cần. Điều đó đòi hỏi những Chính phủ mạnh mẽ và hiệu quả hơn cùng với sự tham gia ở mọi khía cạnh của lĩnh vực tư nhân.
Mục tiêu “Đại khôi phục” gồm 3 yếu tố chính. Trước hết là định hướng thị trường tới sự công bằng hơn. Để làm được điều đó, các chính phủ phải tăng cường phối hợp trong nhiều lĩnh vực như thuế, quy định và cả các chính sách tài chính, nâng cấp các thỏa thuận thương mại, và tạo điều kiện để xây dựng một “nền kinh tế cổ phần”. Hơn nữa, các Chính phủ cần triển khai các cải cách dài hạn để có thể đạt những kết quả khả quan hơn.
Yếu tố thứ hai là cần đảm bảo đầu tư đúng chỗ cho các mục đích chung như công bằng và ổn định. Các chương trình chi tiêu quy mô lớn mà nhiều chính phủ thực hiện đang tạo ra cơ hội rất lớn. Thay vì sử dụng các quỹ phụ hồi này, cũng như các khoản đầu tư từ doanh nghiệp tư nhân hay quỹ lương hưu, để “vá” các vết nứt của một hệ thống đã cũ, các nước cần dùng chúng để tạo dựng một hệ thống mới, bền bỉ hơn, hợp lý và vững chắc hơn trong dài hạn. Điều đó đồng nghĩa với những biện pháp như xây dựng hạ tầng đô thị “xanh”, khích lệ các ngành công nghiệp cải thiện trong những lĩnh vực như môi trường, xã hội và quản trị.
Ưu tiên cuối cùng của mục tiêu “Đại khôi phục” là tận dụng những cách tân trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phục vụ sự phát triển công cộng, nhất là để giải quyết các thách thức về y tế và xã hội. Khi dịch Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp, đại học và nhiều thể chế khác đã cùng bắt tay vào việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh và tìm kiếm vaccine; thiết lập các trung tâm thử nghiệm; xây dựng các cơ chế truy vết…
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tới mọi khía cạnh sinh hoạt của con người ở mọi nơi trên thế giới. Đây không chỉ là thách thức lớn mà trái lại, đây còn là cơ hội dù rất nhỏ để loài người nhìn nhận lại và tái khởi động thế giới nhằm tạo dựng một tương lai tốt hơn và thịnh vượng hơn.
Tin liên quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tiến tới trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030
08:51 | 07/08/2024 Nhìn ra thế giới
IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024
08:29 | 17/07/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK