Minh bạch thông tin để thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán
Quang cảnh Hội thảo. |
Còn chưa đến 1 năm để chạy đua với hàng loạt tiêu chí
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư khẳng định nâng hạng TTCK là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ đang hướng tới. Mục tiêu này đã được đưa vào đề án Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, đồng thời, cũng đã được đưa vào trong dự thảo Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030.
Theo đó, Việt Nam hướng đến nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025. Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 11/7/2022 của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững yêu cầu "khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài".
Ngày 22/9 vừa qua, trong buổi toạ đàm với các nhà đầu tư tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định, các thị trường của Việt Nam, bao gồm TTCK được xây dựng đều phải hội nhập, tiệm cận dần các chuẩn mực quốc tế và tham gia vào các hoạt động chung của quốc tế. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam đang cố gắng và nỗ lực hết mình để nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi.
“Việc nâng hạng TTCK được đánh giá sẽ tác động tích cực đối với TTCK nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, dù cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp, các tổ chức xếp hạng thị trường vẫn chưa chấp thuận nâng hạng đối với TTCK Việt Nam. Rõ ràng, nâng hạng TTCK trước năm 2025 là mục tiêu rất thách thức đối với Việt Nam”, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng, TTCK Việt Nam hiện đáp ứng được 8/17 tiêu chí nâng hạng của MSCI và 7/9 điều kiện của FTSE Russell. Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật thì chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết được đánh giá là gốc rễ của nâng hạng thị trường. Chỉ khi doanh nghiệp minh bạch, tuân thủ kỷ luật công bố thông tin; quen và thực thi chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS); phát triển bền vững thì việc nâng hạng TTCK mới trở nên bền vững và thực chất.
TS. Cấn Văn Lực cũng lưu ý kỳ "review" của MSCI được thực hiện định kỳ vào tháng 6 hàng năm, trong khi với FTSE là tháng 3 và tháng 9 hàng năm, điều đó có nghĩa để nâng hạng trước năm 2025 thì Việt Nam chỉ có chưa đến 1 năm để chạy đua với hàng loạt tiêu chí.
Do đó, mục tiêu nâng hạng TTCK trước năm 2025 là rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực quyết tâm rất lớn và sự phối hợp có trách nhiệm, hiệu quả giữa các cơ quan liên quan.
Ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết TTCK Việt Nam hiện đang được 2 tổ chức xây dựng các bộ chỉ số quốc tế là MSCI và FTSE Russell xếp vào nhóm Thị trường Cận biên, trong đó FTSE Russell đưa Việt Nam vào danh sách chờ nâng hạng lên Thị trường mới nổi từ tháng 9/2018.
Theo đại diện Uỷ ban Chứng khoán, TTCK Việt Nam được đánh giá là quá lớn nếu để ở mức Thị trường Cận biên. Từ năm 2019, Uỷ ban Chứng khoán đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với các bên có liên quan để trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ các vấn đề còn tồn tại để TTCK sớm được nâng hạng theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Đa phần DNNVV chưa dành nhiều sự quan tâm tới công bố thông tin
Tại Hội thảo, các đại biểu đã đề cập 2 nhóm vấn đề lớn cần tháo gỡ, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan, bao gồm: yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại).
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN phát biểu tại Hội thảo. |
Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) đánh giá, áp dụng mô hình Đối tác bù trừ trung tâm (CCP) với sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, trong đó ngân hàng lưu ký phải là thành viên bù trừ (bên cạnh các thành viên bù trừ là các công ty chứng khoán) là phương án tối ưu để xử lý vướng mắc prefunding.
Còn với vấn đề room ngoại, các đại biểu thống nhất cần đẩy nhanh áp dụng sản phẩm chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) trong bối cảnh các quy định pháp lý cho sự ra đời của sản phẩm này đã được ban hành đầy đủ.
Tại hội thảo, một chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của các thành viên thị trường là việc minh bạch công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết. PGS. TS Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (Học viện Ngân hàng) nhận định, thời gian qua, chất lượng công bố thông tin đã có sự cải thiện đáng kể. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động trong việc công bố thông tin bằng tiếng Anh, tuy nhiên chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, trong khi đa phần các DNVVN chưa dành nhiều sự quan tâm tới công tác công bố thông tin nói chung và công bố thông tin bằng tiếng Anh nói riêng.
Nghiên cứu thị trường của World Bank cho thấy, chỉ khoảng 10% trang chủ của các công ty niêm yết công bố thông tin và báo cáo tài chính bằng tiếng Anh và đa phần các công ty này là công ty vốn hóa lớn.
Về mức độ dễ hiểu của thông tin, 2021-2025 là giai đoạn các doanh nghiệp Việt Nam tự nguyện áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS trước khi bắt buộc áp dụng từ sau năm 2025. Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi còn chậm. Theo khảo sát của Deloitte, trong số các doanh nghiệp hiện đang áp dụng IFRS, chỉ có khoảng 30% áp dụng đầy đủ chuẩn mực của IFRS, 70% còn lại chỉ thực hiện các bút toán chuyển đổi khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
Đại diện lãnh đạo các tập đoàn niêm yết lớn đánh giá, mục đích sâu xa của nâng hạng là nâng cao chất lượng của TTCK Việt Nam, thể hiện ở quy mô và tính minh bạch của thị trường - hai yếu tố bền vững giữ chân nhà đầu tư nước ngoài lâu dài. Bởi vậy, không chỉ cơ quan quản lý nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cần ý thức và nâng cao công tác minh bạch công bố thông tin.
Cùng với đó, các đại biểu cũng đề cập nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và tính minh bạch trong công tác công bố thông tin của công ty niêm yết như phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm, nâng cao năng lực, đạo đức của người hành nghề chứng khoán...
Phát biểu chỉ đạo tại sự kiện, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán cho biết, vừa qua, khi làm việc với các nhà dầu tư nước ngoài thì cơ bản các nhà đầu tư rất tin tưởng, kỳ vọng vào TTCK Việt Nam là thị trường có nhiều điểm sáng để tham gia đầu tư.
Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Sơn cũng cho biết, quan điểm của Uỷ ban Chứng khoán là bản thân TTCK phải đảm bảo hoạt động tốt hơn, còn việc nâng hạng chỉ là một yếu tố kỹ thuật. Theo đó, thị trường phải đảm bảo khuôn khổ pháp lý, thông tin trên thị trường phải minh bạch, an toàn, bền vững hơn, hệ thống giao dịch phải thông suốt.
“Gốc của TTCK là sự minh bạch, chỉ khi minh bạch thì mới bảo vệ được chính DN và nhà đầu tư, bảo vệ cho chính cơ quan quản lý”, ông Phạm Hồng Sơn nhấn mạnh.
Tin liên quan
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024
10:20 | 31/12/2024 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Tin mới
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics