Facebook Twitter youtube Tiktok

Lựa chọn cổ phiếu giữa vòng xoáy rủi ro

(HQ Online) - Xung đột Nga - Ukraine cùng với định giá thị trường đang ở mức cao và những lo ngại về vấn đề thanh khoản là những yếu tố rủi ro của thị trường chứng khoán trong năm 2022, đòi hỏi nhà đầu tư phải hết sức cẩn trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư.
Định giá của VN-Index, khối phi tài chính và ngân hàng. Nguồn: FiinGroup
Định giá của VN-Index, khối phi tài chính và ngân hàng. Nguồn: FiinGroup

Rủi ro gia tăng

Xung đột Nga – Ukraine đang gây ra những tác động không nhỏ đến thị trường. Theo bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc điều hành khối Đầu tư chứng khoán và trái phiếu của VinaCapital, rủi ro dễ thấy nhất có thể ảnh hưởng danh mục đầu tư từ sự kiện này là rủi ro lạm phát. Ở phía nguồn cung, các lệnh trừng phạt và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản, qua đó trực tiếp làm giá đầu vào của các DN tăng cao. Ở phía nguồn cầu, lạm phát còn có thể làm cho tiêu dùng và tiến độ giải ngân đầu tư trong nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư công) chậm lại, do mặt bằng giá tăng cao và biến động khó lường.

Các công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp có thể bao gồm các DN lệ thuộc vào giá hàng hóa cơ bản làm nguyên liệu đầu vào nhưng không có khả năng tăng giá bán bù lại chi phí nguyên liệu, vận chuyển tăng cao. Rất nhiều các DN này là những DN thuần túy xuất khẩu. Đặc biệt, các DN lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào sẽ có rủi ro khan hiếm nguồn cung trực tiếp do căng thẳng Ukraine-Nga gây ra, ví dụ như than (một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Nga), có thể bị ảnh hưởng lớn về lợi nhuận.

Các hãng hàng không có thể chịu ảnh hưởng kép, khi chi phí giá dầu tăng cao và các đường bay bị gián đoạn. Ngoài các rủi ro cụ thể nói trên, rủi ro vĩ mô thế giới nhìn chung cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đà phục hồi chung của nền kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, định giá ở mức khá cao của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là yếu tố tiềm ẩn rủi ro. Cụ thể, định giá của VN-Index hiện đang ở mức 17,2 lần, tương đương mức trung bình của thị trường từ giai đoạn 2018 đến nay.

Tuy nhiên, theo bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng nhóm phân tích dữ liệu, khối dịch vụ thông tin tài chính của FiinGroup lưu ý rằng, định giá của VN-Index chịu ảnh hưởng lớn của khối ngân hàng, do khối này chiếm tới 1/3 tổng giá trị lợi nhuận cũng như giá trị vốn hóa của toàn thị trường. Do đặc thù ngành, P/B (hệ số giá trên giá trị sổ sách) là chỉ số hợp lý hơn để định giá cổ phiếu ngân hàng thay vì P/E (hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu) như khối phi tài chính. Do đó, để đánh giá chính xác bức tranh định giá toàn thị trường, nhà đầu tư cần tách riêng khối ngân hàng và khối phi tài chính.

Trong đó, P/B của khối ngân hàng hiện đang tiệm cận mức 2 lần so với độ lệch chuẩn trung bình 10 năm. “Trong lịch sử 10 năm trở lại đây, rất ít khi định giá khối ngân hàng chạm tới vùng cao này, mà đa phần nằm ở mức dưới. Điều này cho thấy nền định giá hiện đã không còn thấp như những năm trước nữa” – bà Vân cho biết. Với mức định giá cao như vậy, dựa theo quy luật giữa giá và định giá, để giá cổ phiếu tăng thì lợi nhuận DN cần phải đạt mức tăng trưởng tương ứng, thậm chí là cao hơn P/E. Do đó, những cổ phiếu có tăng trưởng lợi nhuận dự kiến năm 2022 thấp hơn P/E sẽ khá rủi ro và nhà đầu tư cần cẩn trọng với mỗi quyết định đầu tư của mình.

Trong khi đó, thanh khoản thị trường những phiên gần đây đang cho thấy sự kém tích cực hơn so với năm 2021. Ông Đào Phúc Tường, CFA – chuyên gia tài chính chỉ ra rằng, trong các quý 2, 3 và 4/2021, dù dư nợ vay margin của các công ty chứng khoán tăng mạnh, nhưng trị giá mua ròng của nhà đầu tư cá nhân lại đi ngang. Cụ thể trong quý 4/2021, tổng trị giá vay margin tăng lên 31.000 tỷ đồng nhưng trị giá mua ròng của nhà đầu tư cá nhân chỉ ở mức 400 tỷ đồng. Còn nếu tính tổng 2 quý 3 và 4/2021, tổng mức margin tăng thêm là 50.000 tỷ đồng trong khi nhà đầu tư cá nhân rút ròng 4.000 tỷ đồng.

Bên cạnh nghịch lý trên, chất lượng của nhà đầu tư mới tham gia thị trường cũng là điều cần lưu ý. Ông Tường cho biết, trong năm 2021, số lượng nhà đầu tư mới tăng rất mạnh, nhưng số dư tiền gửi của nhà đầu tư mới trên mỗi tài khoản chỉ tăng thêm vài triệu đồng. Điều này cho thấy dù số tài khoản tăng lên nhiều nhưng chất lượng tài khoản chưa thu hút được dòng tiền.

Đối với dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài, ông Tường đánh giá, việc FED tăng lãi suất sẽ khiến các quỹ, các nhà đầu tư nước ngoài phải cơ cấu lại danh mục đầu tư. Theo đó, phần bù rủi ro đối với những thị trường mới nổi, thị trường cận biên như Việt Nam được yêu cầu phải cao hơn, do đó dòng tiền chảy vào những thị trường này sẽ bị hạn chế. Trên thực tế, trong những năm gần đây, dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam đa phần đến tư châu Á. Trong khi đó, theo đánh giá của ông Tường, dòng tiền từ châu Á không có tính bền vững như dòng tiền từ khu vực Bắc Mỹ và châu Âu. Khi có những thay đổi về chính sách tiền tệ, dòng tiền từ châu Á sẽ rút ra rất nhanh.

Lựa chọn cổ phiếu nào?

Trước hàng loạt những yếu tố rủi ro như trên, câu hỏi đặt ra hiện nay là lựa chọn cổ phiếu nào để đảm bảo hiệu quả đầu tư?

Các chuyên gia dự báo, lạm phát sẽ nhích lên trong năm 2022 do độ trễ về hấp thụ tăng giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Do đó, bà Vân đưa ra khuyến nghị đối với 2 nhóm cổ phiếu mang tính chất phòng thủ là điện và dược phẩm. Hai nhóm ngành ngày cũng được dự báo có triển vọng lợi nhuận tích cực hậu Covid-19. Riêng ngành dược, một số DN đang chuẩn bị đưa thêm dây chuyền, nhà máy vào hoạt động sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của nhóm này trong năm 2022 và có thể kéo dài sang 2023.

Cũng theo bà Vân, nhóm ngành vật liệu xây dựng đã bị suy giảm lợi nhuận trong năm 2021 do giãn cách xã hội. Do đó, khi các yếu tố bất lợi đã qua đi thì lợi nhuận sẽ chuyển từ suy giảm sang tăng trưởng cao trong năm 2022.

Ngành ngân hàng cũng sẽ đạt tăng trưởng tốt trong năm 2022 nhờ tăng trưởng tín dụng cao do nỗ lực kích thích kinh tế của Chính phủ; tỷ lệ thu nhập lãi thuần tiếp tục cao do một số ngân hàng không phải hỗ trợ lãi suất như năm 2021; thu nhập từ phí tăng và một số ngân hàng không còn phải trích lập dự phòng theo Thông tư 01, 03 và 14 của Ngân hàng Nhà nước do đã trích lập đủ, hoặc thậm chí được hoàn nhập dự phòng trở lại trong năm nay.

Các nhóm ngành được đánh giá là sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi hậu Covid-19 gồm có bán lẻ, hàng cá nhân và thủy sản. Trong đó, ngành bán lẻ sẽ có sự phân hóa và cơ hội có thể đến với những DN có lợi nhuận trong năm 2021 tăng thấp hơn so với trung bình ngành.

Tương tự, tăng trưởng của ngành hàng cá nhân trong năm 2022 cũng xuất phát từ nền tăng trưởng thấp, thậm chí suy giảm trong năm 2021. Trong khi đó, ngành thủy sản dù đã tăng trưởng cao trong năm 2021 nhưng vẫn chưa về mức trước dịch Covid-19.

Khải Kỳ

Tin liên quan

Cổ phiếu bất động sản, dịch vụ tài chính và xây dựng có mức giảm mạnh nhất thị trường

Cổ phiếu bất động sản, dịch vụ tài chính và xây dựng có mức giảm mạnh nhất thị trường

(HQ Online) - Đánh giá tổng quan thị trường chứng khoán tháng 4/2024, Công ty CP Chứng Khoán Nhất Việt (VFS) ghi nhận sự sụt giảm mạnh do những rủi ro về vĩ mô như tỷ giá tăng mạnh, bất ổn chính trị.
Thương vụ bán 6,5% vốn của Vietcombank kỳ vọng hoàn thành từ nay đến 2025

Thương vụ bán 6,5% vốn của Vietcombank kỳ vọng hoàn thành từ nay đến 2025

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) dự kiến dùng toàn bộ lợi nhuận để chia cổ tức và đang xúc tiến thương vụ phát hành riêng lẻ 6,5% vốn.
BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng

BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng

(HQ Online) - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được tổ chức vào ngày 27/4 đã thông qua các phương án để tăng vốn điều lệ năm 2024 lên mức hơn 70.624 tỷ đồng, tăng gần 24% so với mức cuối năm 2023.
Giảm áp lực đáo hạn trái phiếu nhờ doanh nghiệp chủ động mua lại trái phiếu trước hạn

Giảm áp lực đáo hạn trái phiếu nhờ doanh nghiệp chủ động mua lại trái phiếu trước hạn

(HQ Online) - Trong năm 2023, tổng khối lượng mua lại trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là 248,2 nghìn tỷ đồng. Từ đầu năm đến 22/3/2024, các doanh nghiệp (DN) tiếp tục mua lại trước hạn 17,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu. Nhiều DN đã chủ động mua lại trái phiếu trước hạn, góp phần giảm áp lực trái phiếu đến hạn trong thời gian tới.
Vận hành, phát triển thị trường trái phiếu theo hướng bền vững, an toàn, lành mạnh

Vận hành, phát triển thị trường trái phiếu theo hướng bền vững, an toàn, lành mạnh

(HQ Online) - Theo Sở GDCK Hà Nội (HNX), năm 2024, nhu cầu huy động vốn ngân sách nhà nước là 655 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động qua kênh rái phiếu chính phủ là 400 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, khối lượng huy động TPDN phụ thuộc vào nhu cầu vốn trung và dài hạn của DN và nhu cầu đầu tư của thị trường.
Uỷ ban Chứng khoán làm việc với WB và ASIFMA về các tiêu chí nâng hạng thị trường

Uỷ ban Chứng khoán làm việc với WB và ASIFMA về các tiêu chí nâng hạng thị trường

(HQ Online) - Ngày 22/4/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (WB) và Hiệp hội thị trường tài chính và chứng khoán châu Á (ASIFMA) về các nội dung trong dự thảo Thông tư quy định các tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán.
Margin đạt đỉnh, công ty chứng khoán thu hàng trăm tỷ

Margin đạt đỉnh, công ty chứng khoán thu hàng trăm tỷ

(HQ Online) - Ghi nhận từ báo cáo tài chính quý 1/2024 của các công ty chứng khoán cho thấy mức tăng trưởng cao của hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ (margin) mang về khoản doanh thu ấn tượng cho doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều công ty chứng khoán “bùng nổ” lợi nhuận trong quý 1/2024

Nhiều công ty chứng khoán “bùng nổ” lợi nhuận trong quý 1/2024

(HQ Online) - Báo cáo tài chính của nhiều công ty chứng khoán ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý đầu tiên của năm 2024 khi lãi suất duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền chảy mạnh vào chứng khoán.
“Công ty chứng khoán cần nâng cao năng lực về vốn, quản trị rủi ro để thực hiện giao dịch không ký quỹ”

“Công ty chứng khoán cần nâng cao năng lực về vốn, quản trị rủi ro để thực hiện giao dịch không ký quỹ”

(HQ Online) - Ông Nguyễn Khắc Hải (ảnh), Giám đốc Khối Luật và Kiểm soát tuân thủ, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) trao đổi với báo chí về giải pháp đẩy nhanh tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK)
Nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ thu hút thêm hàng chục tỷ USD

Nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ thu hút thêm hàng chục tỷ USD

(HQ Online) - Việc nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là bước ngoặt quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần tăng quy mô, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Tuân thủ nguyên tắc quản trị công ty, quản lý rủi ro hiệu quả

Tuân thủ nguyên tắc quản trị công ty, quản lý rủi ro hiệu quả

(HQ Online) - Khi các tổ chức niêm yết và các nhà đầu tư đều tuân thủ các nguyên tắc quản trị tốt và các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán (TTCK).
Các khách hàng lớn đánh giá cao nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam

Các khách hàng lớn đánh giá cao nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam

(HQ Online) - Đây là thông tin đáng chú ý được đưa ra tại buổi làm việc và trao đổi thông tin của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) với đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra vào chiều 12/4.
Thị trường trái phiếu chính phủ sôi động trên cả sơ cấp và thứ cấp

Thị trường trái phiếu chính phủ sôi động trên cả sơ cấp và thứ cấp

(HQ Online) - Hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) tại Sở GDCK Hà Nội trong tháng 3/2024 tiếp tục diễn ra sôi động với tổng giá trị phát hành thành công đạt 32.550 tỷ đồng (tăng 15,55% so với tháng trước).
Thị trường chứng khoán vẫn theo xu hướng tăng

Thị trường chứng khoán vẫn theo xu hướng tăng

(HQ Online) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/2024/NQ-CP trong lĩnh vực tài chính - NSNN, liên quan công tác quản lý thị trường tài chính, Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 3, diễn biến thị trường chứng khoán có các phiên tăng, giảm đan xen nhưng vẫn theo xu hướng tăng.
Thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh tăng mạnh

Thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh tăng mạnh

(HQ Online) - Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, tháng 3/2024, cùng với diễn biến giao dịch sôi động trên thị trường cơ sở, thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh cũng tăng mạnh.
Vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Công ty Setfil bị xử phạt hơn 500 triệu đồng

Vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Công ty Setfil bị xử phạt hơn 500 triệu đồng

(HQ Online) - Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định xử phạt Công ty cổ phần Thiết bị xử lý nước Setfil (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) do công ty này vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước đang triển khai kết nối, trao đổi dữ liệu điện tử với Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội để phục vụ hoạt động kiểm toán.
Giá căn hộ chung cư rao bán tại Hà Nội liên tục tăng trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp

Giá căn hộ chung cư rao bán tại Hà Nội liên tục tăng trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2024 vừa được Bộ Xây dựng công bố, giá căn hộ chung cư rao bán tại Hà Nội ghi nhận liên tục tăng trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Hải quan Hữu Nghị: Tích cực tạo thuận lợi cho hàng hoá thông quan nhanh chóng

Hải quan Hữu Nghị: Tích cực tạo thuận lợi cho hàng hoá thông quan nhanh chóng

Để đảm bảo hàng hoá cho DN được thông quan nhanh chóng, Hải quan Hữu Nghị đã bố trí CBCC, chia ca kíp trực và xử lý thủ tục 24/24 nhằm tạo thuận lợi nhất cho DN.
Cổ phiếu bất động sản, dịch vụ tài chính và xây dựng có mức giảm mạnh nhất thị trường

Cổ phiếu bất động sản, dịch vụ tài chính và xây dựng có mức giảm mạnh nhất thị trường

Thanh khoản tháng 4/2024 đạt khoảng gần 16 tỷ cổ phiếu.
Những “cơn gió ngược” cản đường kinh tế thế giới

Những “cơn gió ngược” cản đường kinh tế thế giới

Thâm hụt ngân sách quy mô lớn của Mỹ sẽ làm gia tăng lạm phát và có thể tạo rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động