Lấy phát triển đột phá để ổn định và lấy ổn định để thúc đẩy quá trình đổi mới
Chiều 23/8, kết luận Phiên họp lần thứ 3 của Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban), Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban yêu cầu xây dựng Báo cáo kinh tế-xã hội trình Bộ Chính trị, Trung ương xem xét cần nêu bật thời gian tới “lấy phát triển đột phá để ổn định và lấy ổn định để thúc đẩy quá trình đổi mới.”
Thủ tướng: Phát triển hạ tầng giao thông làm nền tảng để phát triển bền vững |
Tại Phiên họp, các thành viên Tiểu ban đã rà soát các công việc, kết quả hoạt động của Tiểu ban; đồng thời tập trung góp ý đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030, trước khi báo cáo Bộ Chính trị và trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII.
Trong đó, các thành viên Tiểu ban phân tích bối cảnh tình hình; đánh giá kết quả đạt được, nhất là các điểm nhấn của nhiệm kỳ; những khó khăn, hạn chế; nguyên nhân của cả kết quả và hạn chế; các bài học kinh nghiệm.
Đặc biệt, các đại biểu đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với bối cảnh tình hình mới, nhất là giải pháp mang tính đột phá để nước ta đạt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tạo nền tảng để đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao…
Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban hoan nghênh, đánh giá cao Tổ Biên tập đã chủ động, nỗ lực để xây dựng dự thảo Báo cáo, cơ bản đảm chất lượng, tiến độ; ghi nhận các kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sắc, toàn diện của các thành viên Tiểu ban; yêu cầu Thường trực Tổ Biên tập khẩn trương tiếp thu ý kiến đóng góp của Tiểu ban và tập trung hoàn thiện dự thảo Tờ trình, Báo cáo để gửi Văn phòng Trung ương.
Đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030, Thủ tướng Chính phủ đánh giá, dự thảo Báo cáo đã bám sát Đề cương được Trung ương thông qua, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, các văn kiện của Đảng, đặc biệt là nhất quán với Báo cáo Chính trị về những tư tưởng, quan điểm lớn, nội dung trọng tâm.
Dự thảo Báo cáo mang tầm tư tưởng chỉ đạo lớn, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra; có cái nhìn toàn diện, khách quan, thẳng thắn, cầu thị, đổi mới sáng tạo, có đột phá, giải pháp mới đúng, trúng, khả thi, phù hợp với xu thế, dòng chảy của thời đại, phát huy tối đa nguồn lực đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước trong giai đoạn sắp tới.
Đặc biệt, Báo cáo đã phải bám sát và nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đây và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện ngày 14/8/2024.
Theo Thủ tướng, dự thảo Báo cáo đã đánh giá được tình hình trong tổng thể, xu thế chung phát triển của đất nước cũng như dòng chảy thế giới; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu được những nét mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai và kết quả 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức mới vượt dự báo; xác định nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm; dự báo tình hình thời gian tới. Trên cơ sở đó đề ra các định hướng, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn tới.
Trong đó, dự thảo Báo cáo nêu được trong bối cảnh khó khăn phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nước ta đã đạt được cơ bản những mục đề ra: ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; thúc đẩy tăng trưởng; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát…
Để hoàn thiện thêm dự thảo Báo cáo trình Bộ Chính trị và Trung ương, Thủ tướng Chính phủ lưu ý việc xây dựng Báo cáo cần phải phân tích kỹ hơn về bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực, với những biến đổi nhanh, phức tạp, khó lường; ở trong nước nền kinh tế tiếp tục chịu “tác động kép” của những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài…
Nội dung đánh giá kết quả đạt được cần bổ sung các thông tin, số liệu để minh chứng rõ nét một số kết quả nổi bật, nhất là trong kiểm soát thành công COVID-19; nhanh chóng chuyển trạng thái, đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường; đảm an sinh xã hội; lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với tổng nguồn lực gần 350 nghìn tỷ đồng; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh...
Báo cáo phải nêu được kết quả xuất siêu liên tiếp, thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại hàng đầu thế giới; bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt trong giới hạn cho phép; tiết kiệm được 680 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách cải cách tiền lương; môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện; thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng.
Nội dung cần nêu kết quả nổi bật trong việc lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi như AI, chip bán dẫn...; kết quả thực hiện 3 đột phá chiến lược; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, triển khai Đề án 06… Đặc biệt, tập trung xử lý, tháo gỡ nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài; hoàn thành và đưa vào vận hành nhiều dự án điện lớn, quan trọng…
Cùng với đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, lao động, môi trường đạt nhiều thành tựu. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Công tác dân tộc, tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc được chú trọng.
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Đối ngoại, hội nhập quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ, toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, ổn định, bền vững trên tất cả lĩnh vực; vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam được nâng cao…
Báo cáo thể hiện những kết quả nêu trên, góp phần vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta trong gần bốn thập kỷ đổi mới; nước ta từ làm theo đến tiến cùng và vượt lên so với các nước đang phát triển có cùng điều kiện, tham gia tích cực vào các xu hướng lớn trên thế giới; khẳng định sự đúng đắn của đường lối đổi mới, hội nhập và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Báo cáo phải đánh giá đúng về tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức để xác định nguyên nhân chủ yếu, đúc rút các bài học kinh nghiệm để phát triển bứt phá trong giai đoạn tới; yêu cầu tiếp tục làm rõ hơn, bổ sung, phát triển nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phân tích kỹ, thuyết phục về mục tiêu, cơ sở để đạt mục tiêu, các kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, thể hiện mục tiêu vừa có tính khả thi vừa có tính phấn đấu để tất cả cùng nỗ lực đạt được.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Báo cáo phải thể hiện được nội dung: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ là then chốt của then chốt, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên; xây dựng Chính phủ liêm chính, vì nhân dân phục vụ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Quán triệt quan điểm “lấy phát triển đột phá để ổn định và lấy ổn định để thúc đẩy quá trình đổi mới,” Thủ tướng yêu cầu dự thảo Báo cáo cần nêu bật nhiệm vụ phải thực hiện đột phá mạnh mẽ hơn nữa về thể chế theo hướng thông thoáng, về hạ tầng theo hướng thông suốt, về quản trị quốc gia theo hướng thông minh.
Báo cáo cần đề xuất đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới; cơ chế phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí; xây dựng được các tập đoàn kinh tế dân tộc mạnh; phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội; thực hiện chính sách an sinh xã hội bao trùm, toàn diện, tổng thể, hội nhập, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau; đảm đảm quốc phòng-an ninh và thúc đẩy đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Giao Tổ Biên tập nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các thành viên Tiểu ban, khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Báo cáo để gửi Văn phòng Trung ương theo đúng tiến độ đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, thời gian đến khi diễn ra Hội nghị Trung ương 10 còn rất ngắn, Tổ Biên cần tập phát huy hơn nữa tinh thần tích cực, chủ động; khẩn trương triển khai công việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, xây dựng báo cáo đạt chất lượng tốt nhất./.
Tin liên quan
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
10:48 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ động dự báo, xây dựng kịch bản cho mục tiêu điều hành giá năm 2025
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt kỷ lục mới với hơn 70.000 tỷ đồng
Tặng Huân chương Chiến công cho 1 tập thể và 10 cá nhân thuộc ngành Hải quan
Tạm giữ xe ô tô chở đầy xe đạp điện vi phạm
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics