Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR |
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. Ảnh: T.Bình. |
Lào Cai nằm ở vị trí trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Đây là cửa ngõ quan trọng kết nối các nước trong khu vực ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc.
Do đó, Lào Cai có vai trò đặc biệt trong “cầu nối” các dòng hàng hóa hai chiều từ Trung Quốc sang ASEAN và khu vực châu Á khác.
Theo ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Lào Cai, để hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại của cả nước, đa cấp độ (5 cấp độ), Lào Cai tập trung đầu tư phát triển đồng bộ dịch vụ logistics gắn với phát triển khu kinh tế cửa khẩu và xuất nhập khẩu, thương mại biên giới.
Năm cấp độ logistics do Hội đồng Logistics châu Âu (European Logistics Association - ELA) đề xuất. Đây là tổ chức uy tín trong ngành logistics, tập hợp các chuyên gia và doanh nghiệp ở châu Âu nhằm thúc đẩy tiêu chuẩn hóa và phát triển logistics.
Các cấp độ logistics này cũng được công nhận bởi các tổ chức khác trên thế giới, đặc biệt trong các hệ thống quản lý logistics và chuỗi cung ứng quốc tế, nhằm mục đích chuẩn hóa và nâng cao hiệu quả vận hành logistics toàn cầu.
Các cấp độ logistics này còn có thể được tích hợp vào các chứng nhận và tiêu chuẩn quốc tế như ISO trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn, tỉnh Lào Cai đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, cung ứng các dịch vụ logistics.
Nhờ đó, quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra khá thuận lợi, thông suốt và hiệu quả.
Hiện, trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có 240 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 16 nghìn tỷ đồng, trong đó có trên 50 doanh nghiệp kinh doanh kho bãi.
Riêng tại khu vực cửa khẩu Kim Thành có 4 doanh nghiệp logistics với diện tích trên 20 ha.
Ngoài ra, tại cửa khẩu phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh vận tải, dịch vụ thủ tục hải quan và ủy thác xuất nhập khẩu tại cửa khẩu...
Trong giai đoạn 2001 - 2019, thời điểm trước dịch Covid-19, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai tăng bình quân 43,61%/năm, năm 2019 đạt kim ngạch 3,8 tỷ USD (trong khi năm 2001 chỉ là 210 triệu USD).
Ông Vương Trinh Quốc cho hay, để tạo lực đẩy cho dịch vụ logistics phát triển, thời gian tới, Lào Cai sẽ tập trung ưu tiên một số nội dung, như:
Đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, thu hút tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín, năng lực, kinh nghiệm vào đầu tư, phát triển hạ tầng logistics.
Trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các trung tâm logistics đạt cấp độ 3PL trở lên và chế biến nông sản thế hệ mới, áp dụng công nghệ 4.0, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của dịch vụ và giảm chi phí phù hợp.
Cùng với đó, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết, nhất là các hiệp định thế hệ mới.
Quyết tâm mà địa phương này đặt ra là xây dựng Lào Cai tiếp tục là “điểm đến hấp dẫn” thu hút doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics, dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu nói riêng và các nhà đầu tư trong và ngoài nước nói chung.
5 cấp độ chính của dịch vụ logistics được đề xuất bởi Hội đồng Logistics châu Âu, gồm: 1PL (First Party Logistics) - tự phục vụ logistics, doanh nghiệp tự quản lý toàn bộ hoạt động logistics từ kho bãi, vận chuyển đến phân phối hàng hóa mà không thuê ngoài. 2PL (Second Party Logistics) - Logistics bên thứ hai, doanh nghiệp thuê các dịch vụ vận tải hoặc lưu kho của một công ty chuyên nghiệp, công ty logistics chỉ cung cấp một dịch vụ nhất định như vận chuyển, không có trách nhiệm quản lý chuỗi cung ứng. 3PL (Third Party Logistics) - Logistics bên thứ ba, cung cấp dịch vụ quản lý logistics trọn gói, bao gồm vận chuyển, lưu kho, đóng gói và phân phối, doanh nghiệp thuê các nhà cung cấp dịch vụ để quản lý toàn bộ hoặc một phần chuỗi cung ứng của mình. 4PL (Fourth Party Logistics) - Logistics bên thứ tư, cung cấp giải pháp quản lý chuỗi cung ứng toàn diện, bao gồm quản lý các nhà cung cấp 3PL khác… 5PL (Fifth Party Logistics) - Logistics bên thứ năm, tích hợp công nghệ vào chuỗi cung ứng, hướng đến dịch vụ logistics trên các nền tảng thương mại điện tử… Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Lào Cai |
Tin liên quan
Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài
14:26 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
21:52 | 26/12/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
20:20 | 26/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan TPHCM hoàn thành toàn diện 5 nhiệm vụ trọng tâm
16:15 | 26/12/2024 Hải quan
Những thách thức đặt ra cho công tác thu của ngành Hải quan năm 2025
15:52 | 26/12/2024 Hải quan
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
23:32 | 25/12/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 12/2024
15:27 | 25/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ngãi phấn đấu thu NSNN vượt chỉ tiêu năm 2025
08:58 | 25/12/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam – Hàn Quốc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên
08:58 | 25/12/2024 Hải quan
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
15:50 | 24/12/2024 Hải quan
Báo chí luôn sát cánh cùng các hoạt động của ngành Hải quan trong năm 2024
15:47 | 24/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Nam hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
11:13 | 24/12/2024 Hải quan
Cục Hải quan Hà Nội có nhiều dấu ấn trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024
11:08 | 24/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
10:18 | 24/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics