Kinh tế số mở cơ hội cho Việt Nam phát triển
Ngân hàng áp dụng công nghệ để thực hiện giao dịch trực tuyến 24/7. Ảnh: H.Dịu. |
Mở ra cơ hội lớn
Nhiều kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế đã dự báo việc tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế đất nước trong tương lai. Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, kinh tế số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Vì thế, trong năm nay, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, để tiến tới một nền kinh tế số, xã hội số. Các yếu tố nền tảng sẽ được nhấn mạnh, sẽ được đầu tư trước, sẽ đi trước, sẽ phải có thứ hạng cao trên thế giới, phải nằm trong top 50 vào năm 2025 và top 30 vào năm 2030.
Thực tế cho thấy, các bộ, ngành trong nước đã và đang nỗ lực để cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp Việt Nam chuyển đổi số một cách tích cực và thành công. Hiện cơ sở hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin của Việt Nam được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước. Trong đó, vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020. Đặc biệt, công nghệ số đã được áp dụng trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh doanh dịch vụ mới xuyên quốc gia dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet. Việc xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số cũng được triển khai bước đầu đạt kết quả tích cực.
Mới đây, Hà Nội đã động thổ dự án thành phố thông minh với tổng mức đầu tư gần 4,2 tỷ USD. Dự án sẽ áp dụng nhiều công nghệ thông minh với 6 yếu tố như năng lượng thông minh, giao thông thông minh, quản trị thông minh, học tập thông minh, đời sống thông minh và kinh tế thông minh. Dự án cũng sẽ ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như công nghệ 5G, nhận diện khuôn mặt và công nghệ blockchain, góp phần cải thiện các dịch vụ của TP Hà Nội. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trong nước như FPT, Vingroup, VNPT… đã có những bước khởi đầu trong việc tiến hành nghiên cứu và ứng dụng AI, blockchain để nhanh chóng hòa nhập vào xu thế phát triển công nghệ của thế giới và đã có một số kết quả đáng ghi nhận. Trong truy xuất nguồn gốc nông sản, cách đây hơn 1 năm, một số sản phẩm nông sản như xoài, thanh long... xuất khẩu của Việt Nam đã được ứng dụng công nghệ blockchain, đem lại giá trị cao và thương hiệu đặc trưng của nông sản Việt.
Chủ động chưa cao
Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, mặc dù có những bước phát triển nhất định song mức độ chủ động tham gia Cách mạng 4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế chính sách còn nhiều bất cập, xếp hạng chung về đổi mới thể chế của Việt Nam còn ở mức trung bình. Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Việt Nam đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia. Hơn nữa, thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ; chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh dịch vụ mới của Cách mạng 4.0; chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho ứng dụng và phát triển các công nghệ nền tảng của Cách mạng 4.0 trong sản xuất và đời sống; còn thiếu các quy định về bảo vệ cơ sở dữ liệu, thông tin dữ liệu cá nhân…
Không những thế, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế xã hội, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả; quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, chưa chủ động, nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ số còn thấp; kinh tế số có quy mô còn nhỏ; việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức phức tạp.
Để cải thiện những hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẽ triển khai ba nhóm chính sách quan trọng, thứ nhất là áp dụng công nghệ, chuyển đổi quản trị khu vực công. Thứ hai là hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp để tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực; phát triển sản xuất, kinh doanh nhanh hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn; cắt giảm chi phí; mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; nâng cao chất lượng quản trị chuỗi cung ứng… Thứ ba là cơ cấu lại và tập trung nguồn lực đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ và nghiên cứu phát triển, hướng tới làm chủ một số công nghệ đặc trưng của Cách mạng 4.0 và công nghệ thế hệ tiếp theo.
Tin liên quan
Từ những thương vụ hợp tác lớn, hiện thực hoá giấc mơ doanh nghiệp Việt Nam hùng cường
20:47 | 30/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
15:06 | 31/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Niềm tin vào sự vươn lên của Việt Nam
08:11 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
10:31 | 01/02/2025 Kinh tế
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
15:07 | 31/01/2025 Kinh tế
Diện mạo mới của nông nghiệp Việt Nam
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Tấp nập tàu chở hàng hóa cập cảng những ngày đầu năm mới
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Logistics xanh: Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
17:32 | 28/01/2025 Kinh tế
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
Chuyển đổi số “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics